Châu Adela Mình là người theo chủ nghĩa tự lập, thích bay bỏng, cực thích nhiếp ảnh và du lịch, thích đến những nơi gần gũi với thiên nhiên cùng bạn bè.

Những cách để bạn tự tin và thuyết trình thành công

Đăng 5 năm trước

Muốn thành công thì một khả năng bắt buộc bạn phải có chính là nói trước đám đông.Nhưng khi chuẩn bị thuyết trình thì nhiều bạn nghĩ mình không thể làm được điều này phải không? Không đâu, bất cứ ai cũng có thể làm được chỉ là bây giờ bạn chưa có phương pháp đúng đắn mà thôi. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ bật mí những cách đã giúp tôi cải thiện việc nói trước đám đông cho các bạn.

1) Chuẩn bị bài thật kĩ và luyện tập nói thật nhiều:

- Chìa khóa đầu tiên để bạn có thể tự tin khi thuyết trình đó chính là tài liệu mà bạn chuẩn bị nói phải hoàn hảo nhất. Một bài thuyết trình tốt phải chuẩn bị ít nhất 1 tuần. Chúng ta ngày nào cũng lướt facebook vì thế hãy tận dụng những thông tin trên mạng vào bài thuyết trình của bạn để bài nói gần gũi với người nghe hơn.

- Có rất nhiều bài thuyết trình gắn liền với định nghĩa, định lý ( đa số là với học sinh) thì bạn càng phải chuẩn bị thật nhiều hình ảnh và dẫn chứng để bài nói đơn giản và dễ hiểu nhất cho người nghe. Người nghe không cần bạn nói như các nhà chính trị gia mà cần bạn nói như thế nào để họ hiểu.

- Chuẩn bị là một chuyện còn việc nói là một chuyện. Để bài nói lưu loát nhất thì phải luyện nói kết hợp với các động tác trước gương nhiều lần( ít nhất 10 lần trở lên). Hãy nhớ chuẩn bị càng nhiều thì càng thấy tự tin.

2) Vị trí an toàn:

- Tại sao khi đứng trước nhiều người bạn lại cảm thấy run sợ ? Câu trả lời là bạn cảm thấy mình đang ở một "vị trí không an toàn".Để có thêm tự tin bạn hãy tự chọn cho mình một chỗ đứng an toàn như (sau bục phát biểu, bàn học...). Nhưng trong trường hợp không có những thứ đó thì bạn hãy cầm một cuốn tài liệu, điều này sẽ làm tay bạn không cón "trống" nữa và bạn có thể lấy nó che phần bụng để đánh lừa trí não, tăng cảm giác an toàn. Đặc biệt cuốn tài liệu này có thể " nhắc lời" nếu bạn đang nói mà quên phần tiếp theo.

3) Lời mở đầu và nụ cười:

- Điều đầu tiên để đánh giá bài nói đó có thành công hay không chính là lời mở đầu. Câu nói đầu tiên bạn phải làm cho nó độc đáo và lạ mắt nhất.

VD: Khi nói về Đảng thì bạn có thể cầm nguyên một lá cờ Đảng để nói, điều này sẽ gây ấn tượng mạnh đối với người nghe và họ sẽ chú ý hơn. Hay khi nói về nạn phá thai bạn có thể đem vài bức hình lên và đặt câu hỏi, đây là cách gây chú ý bằng câu hỏi sau đó bạn sẽ trực tiếp vô bài luôn.

- Nhưng để có một cách mở đầu tuyệt nhất thì phải kèm theo là một nụ cười. Vì khi ta cười sẽ tạo cảm giác thân thiện hơn và bài nói sẽ dễ dàng hơn.

4) Các động tác cơ thể:

- Khi thuyết trình bạn không thể nào đứng yên và cầm tờ giấy đọc như một khúc gỗ được vì nó sẽ gây ra cảm giác nhàm chán.

- Bởi thế các động tác tay và chân rất quan trọng. Nó là một loại giao tiếp ngôn ngữ mà dường như ngày nào ta cũng dùng. Khoa học chứng minh con người giao tiếp qua lời nói chỉ có 7% thôi còn 93% kia là qua cử chỉ mà ta hay nói là " ngôn ngữ cơ thể ". Thế thì tại sao ta lại không dùng nó trong thuyết trình chứ nhỉ.

5) Điều chỉnh âm lượng khi nói và bầu không khí:

- Bạn không nào kể một câu chuyện nhiều nhân vật mà chỉ với một âm giọng nhỉ, mà bạn phải thể hiện mỗi nhân vật với một loại giọng khác nhau. Thuyết trình cũng vậy, nó đòi hỏi bạn phải đảm nhận nhiều vai và nói làm sao để các " nhà phê bình " dưới kia thấy họ như là nhân vật chính trong câu chuyện đó , có đủ cảm xúc vui, buồn, đau khổ, tức giận... 

- Một sô trường hợp mà bạn có thể gặp đó chính là mọi người không tập trung và nói chuyện khác trong lúc bạn đang thuyết trình thì lúc này bạn có thể im lặng một lúc, và đám đông sẽ tự im lặng vì mỗi người cảm thấy có gì đó không đúng. Đây chính là hiệu ứng đám đông.

- Còn trong trường hợp bạn đang nói mà nghe thấy những lời không hay như( nó nói gì vậy, nghe không hiểu gì hết...) thì lúc này bạn hãy bình tĩnh đi đến chổ đang sì sầm và nói lại cái câu mà bạn đang nói một cách thật chậm. Đây chính là cách tự dập tắt những lời không hay và tăng thêm tự tin cho mình.

6) Phần kết thúc:

- Giống như phần mở đầu thì phần kết sẽ quyết định mức độ thành công còn lại của bài nói.

VD: Vẫn làm nói về Đảng nhưng khi kết thúc bạn có thể chào mọi người bằng cách chào đúng chuẩn quân đội luôn. Điều này sẽ để lại dấu ấn đặt biệt khó phai trong mắt người nghe.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông để sau này có thể tự tin trong công việc. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Chủ đề chính: #kỹ_năng_thuyết_trình

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn