NHQ

Những cách làm đẹp quái đản trên cơ thể phụ nữ

Đăng 8 năm trước

Theo một báo cáo của Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ của Mỹ, nâng ngực là hình thức thẩm mỹ được nhiều người ưu tiên ưa chuộng.

Mô tả hình ảnh

Những năm gần đây, phẫu thuật thẩm mỹ trở thành một phương pháp làm đẹp phổ biến nhất. Theo một báo cáo của Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ của Mỹ, nâng ngực là hình thức thẩm mỹ được nhiều người ưu tiên ưa chuộng. Qua nhiều thế kỷ và trên toàn cầu, phụ nữ dần làm chủ trong việc đưa ra quyết định sửa đổi cơ thể theo hướng mà họ cho là đẹp trong xu thế thẩm mỹ chung. Nhưng trong quá khứ và ở một số nơi xa xôi hẻo lánh trên trái đất, hình thái làm đẹp của phụ nữ cũng có nhiều kỳ lạ đến khó tin.

Miệng hình đĩa của bộ lạc Mursi

Mô tả hình ảnh

Một trong những tục cổ xưa nhất trên cơ thể phụ nữ Mursichiếc môi hình đĩa, tồn tại từ năm 8700 năm trước Công nguyên. Trong bộ lạc Mursi ở tây nam Ethiopia, người con gái khi chuẩn bị đi lấy chồng sẽ bị kéo dãn môi bởi một người phụ nữ họ hàng. Trong vòng từ 6 - 12 tháng, con gái từ 13 tuổi sẽ thực hiện một quy trình kéo dài môi, được thay thế dần bằng chiếc đĩa đất sét từ nhỏ đến lớn. Chiếc môi đĩa lại được xem là một gu thẩm mỹ mà ở đó mỗi người được trang trí theo cách của riêng mình. Khi môi đã tròn đầy, chiếc đĩa không nhất thiết lúc nào cũng được mang theo. Phụ nữ có chồng phải mang thường xuyên hơn khi phục vụ bữa ăn cho chồng và trong các sự kiện nghi lễ.

Mô tả hình ảnh

Người ta đo được đường kính môi ở thời điểm lớn nhất từ 7-20 cm. Hầu hết phụ nữ phải bỏ một số răng cửa dưới của họ để thích ứng với việc kéo dài môi. Trong thời kỳ trưởng thành, kích thước của môi biểu thị sự trưởng thành của gới tính. Khi đã kết hôn, môi hình đĩa là biểu hiện cho sự liên kết giữa người phụ nữ với bộ lạc và với người chồng. Nếu người chồng mất đi, tấm đất sét tròn bị ném đi. Ngày nay, nhiều cô gái đã cân nhắc việc bỏ tục này khi đến tuổi kết hôn.

Mô tả hình ảnh

Cổ duỗi dài của người Kayan

Mô tả hình ảnh

Chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh quen thuộc này ở đâu đó trên đất nước láng giềng Myanmar. Phụ nữ Kayanchiếc cổ kỳ lạ vì được đeo vòng xoắn ốc bằng đồng. Nhìn thì có vẻ cái cổ được kéo dài nhưng thực tế lại không phải như vậy, xương đòn bị biến dạng và bị đẩy xuống bởi cuộn dây nặng làm nén lồng ngực. Thiếu nữ Kayan bắt đầu phải “quàng” vòng từ khi lên năm. Mười năm sau, nhiều phụ nữ lại cảm thấy chiếc vòng như một phần cơ thể họ.

Mô tả hình ảnh

Lý do của tập tục kỳ quặc này đang được tranh cãi. Các nhà nhân chủng học cho rằng chiếc vòng bảo vệ người phụ nữ khỏi ách nô lệ khiến họ ít hấp dẫn trước các bộ lạc láng giềng. Một số khác thì tin chiếc vòng bị thổi phồng ý niệm nhận thức rằng phụ nữ có cái cổ dài hơn và thon thả hơn so với nam giới. Một số giả thuyết thì đoán phụ nữ trông giống như con rồng và điều này được văn hóa dân gian Kayan coi trọng. Nhiều người vẫn thực hiện đeo vòng ở cổ để giữ gìn bản sắc văn hóa của họ.

Mô tả hình ảnh

Tục bó chân ở Trung Quốc

Mô tả hình ảnh

Có lẽ một trong những hình thức đau đớn nhất mà phụ nữ phải chịu đựng trên cơ thể là tục bó chân của Trung Quốc. Tục này xuất hiện vào cuối triều đại đời Đường (618-960 sau Công nguyên) và trở nên phổ biến thời nhà Tống (960-1297). Bàn chân nhỏ xíu theo quan niệm bấy giờ là có sức hấp dẫn, lý tưởng nhất là có hình trăng lưỡi liềm và dài không quá 8 cm.

Mô tả hình ảnh

Trước nhà Tống, phụ nữ ở tầng lớp trên có giáo dục, có quyền riêng đối với tài sản, sự giàu có và thậm chí có thể tái hôn. Nhưng tục chân bó đã đảo ngược tình thế. Vợ, con gái, thê thiếp không thể khẳng định sự độc lập với bàn chân bị bó. Xương chân biến dạng, gấp lại, theo hình trăng lưỡi liềm, trở thành người phụ nữ bị tàn tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, tục bó chân cũng dần được xã hội đương thời chấp nhận. Người phụ nữ tầng lớp thượng lưu không thể tìm được người chồng nếu bàn chân của cô ấy không bị bó. Đồng thời trong thời gian này, quyền sở hữu và quyền được giáo dục của phụ nữ hoàn toàn bị biến mất.

Mô tả hình ảnh

Ở bề ngoài, đôi bàn chân trông rất thon gọn bởi được mang những đôi giày búp bê xinh xắn, thêu hoa, xức nước hoa. Phụ nữ gần như bị bắt buộc đi những đôi giày này khi đi ra khỏi nhà. Mãi đến năm 1928, chính phủ Trung Quốc tuyên bố tục bó chân rất hại đến sức khỏe và thể chất người phụ nữ. Nhưng tục này đã gần như trở thành thói quen với cả tầng lớp phụ nữ trung và hạ lưu. Điều đó cho thấy đến khi Cách mạng Trung Quốc 1949, không hẳn tục này đã biến mất hoàn toàn.

Thắt eo

Mô tả hình ảnh

Một trong những công cụ chỉnh sửa cơ thể phụ nữ được ưa chuộng là chiếc corset, có thể khiến hình dáng họ như đồng hồ cát. Tuy nhiên, phụ nữ mặc áo nịt ngực trong nhiều giờ rất nguy hại vì có thể khiến họ ngất xỉu. Gây bão mạnh mẽ nhất là chiếc áo nịt ngực thời đại Victorian (thế kỷ 19) ở Anh quốc và chỉ giảm nhiệt khi bác sĩ đưa ra nhận định corset ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như gan bị dịch chuyển, teo cơ, tim và phổi bị tổn thương.

Mô tả hình ảnh

Sau đó, những ai tiếp tục mặc áo nịt ngực được xem là nô lệ của thời trang trong khi nhiều phụ nữ dám cởi bỏ chiếc corset để được mặc váy áo vừa đúng dáng người với vòng eo tự nhiên. Mặc dù chiếc corset Victorian đã ra khỏi vòng mốt thời thượng nhưng vẫn được phát huy cho các thiết kế corset trong xã hội hiện đại nhờ ưu điểm chiết eo.

Mô tả hình ảnh

Tuy nhiên, các báo cáo thời đại Victorian tiến bộ hơn khi đề cập đến ảnh hưởng của corset thừa nhận rằng những liên quan đến y học không phải là lý do duy nhất cho sự phản đối bất ngờ của giới y học. Một số người chỉ ra rằng các bác sĩ đơn giản đưa ra những liên hệ sức khỏe để phụ nữ khi sử dụng corset lưu ý nhiều hơn để thể chất của mình. Chiếc corset Edwwadian S-Bed sau đó ra đời để khắc phục nhược điểm như giảm áp lực từ bụng với khung xương chậu khỏe mạnh.

Mô tả hình ảnh

Trớ trêu thay, chiếc corset đời mới S-Bend sau đó được phát hiện là không hề tốt cho cột sống so với corset đồng hồ cát truyền thống, đó là chưa kể làm trầm trọng thêm tư thế không tự nhiên và khó uốn cong cơ thể.

Tục buộc ngực của người Cameroon

Ở Cameroon, ngực phụ nữ được xem là đáng xấu hổ. Nữ thanh niên khi mới lớn đã phải trải qua sự đau đớn khi buộc phải ép chặt ngực để kiềm chế sự phát triển tự nhiên. Hành động này để làm cho người phụ nữ kém hấp dẫn trước đàn ông, với hi vọng rằng các cô gái trẻ sẽ tránh có thai và có cơ hội để hoàn tất việc học hành.

Mô tả hình ảnh

Các em gái 8, 9 tuổi bắt đầu đeo băng nóng quấn chặt quanh ngực để ngăn chặn sự phát triển. Cách này làm tan chảy mỡ của bầu ngực, nhưng trên thực tế lại không bao giờ thành công trong việc ngăn chặn sự tăng trưởng. Trái lại, phương pháp này có thể hủy hoại sức khỏe thể chất và tinh thần của các thiếu nữ với những căn bệnh đáng sợ như u nang, ung thư vú, các vấn đề liên quan đến cho con bú. Những vết sẹo tâm lý không thể tránh khỏi, nhiều cô gái trở nên xấu hổ khi để lộ cơ thể và không muốn bất kỳ ai chạm vào ngực họ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ với bạn trai hoặc người chồng.

Mô tả hình ảnh

Phần lớn nạn nhân đều tìm cách kiếm đủ tiền để thực hiện các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nhưng những vết sẹo thể chất không thể so sánh với những đau đớn tinh thần.

Đục răng ở Indonesia

Mô tả hình ảnh

làng Mentaiwaian, Indonesia, phụ nữ sẽ đẹp hơn nếu răng được đục nhọn mà không hề được gây tê.

Mô tả hình ảnh

Khi đến tuổi dậy thì, đục răng là một nghi thức quan trọng trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Trong bộ lạc này, răng đục là một biểu hiện cân bằng giữa cơ thể và tâm hồn. Sự cân bằng ấy đến từ nhận thức về vẻ đẹp người phụ nữ. Nếu tâm hồn người phụ nữ không tự tin với hình dáng cơ thể, người ta tin rằng cơ thể đó trở nên ốm yếu và chết.

Mặc dù không bắt buộc, nhiều cô gái đã phải trải qua nghi lễ đau đớn vì mê tín dị đoan và đáp ứng gu thẩm mỹ và ý thức hệ của bộ tộc mình.

Chủ đề chính: #làm_đep

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn