lethanhha

Những cái nhất trong lịch sử Việt Nam - Phần 1

Đăng 6 năm trước

Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều triều đại phong kiến. Hãy cũng nhau khám phá những cái nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam nhé!

1. Triều đại dài nhất

Triều Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam với 355 năm, được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789.  

Triều Hậu Lê được thành lập sau khi Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh, gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo và lên làm vua. Triều Hậu Lê kết thúc vào năm 1789 khi nhà Thanh phát binh đánh Đại Việt theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống. Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây cũng là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.

2. Triều đại ngắn nhất

Nhà Hồ là triều đại phong kiến tồn tại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam với thời gian tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400 dưới thời nhà Hồ.

Nhà Hồ  bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407.

3. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất

Trong thời kỳ cầm quyền của vua Lê Thánh Tông (1460 đến 1497), nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. 

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến thời kỳ phong kiến, quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao, hoàng kim nhất của nó, trước và sau không có thời kỳ phong kiến nào đạt được sự thịnh vượng như thời này. Thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị (Wikipedia).

4. Triều đại phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nhất

Nhà Trần đã tiến hành ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông qua 3 lần vào các năm 1258, 1285 và 1287.

Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

5. Vị vua tại vị lâu nhất

Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.  

6. Vị vua tại vị ngắn nhất

Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (nhà Nguyễn), mỗi vị chỉ ở ngôi được 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu. 

Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết. 

Vua Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của vua Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22/7/1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.

7. Vua lên ngôi nhiều nhất

Lê Thần Tông là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê trung hưng. Ông cũng là vị Vua Việt Nam duy nhất hai lần lên ngôi (1619-1643 và 1649-1662), có đến 4 người con đều làm vua và là vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ phương Tây cũng như là vua có nhiều vợ là người các dân tộc.

Xem tiếp

Chủ đề chính: #các_triều_đại_lịch_sử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn