Nguyễn Thị Thu Thủy

Phần 2 những câu nói bất hủ về nhiếp ảnh

Đăng 8 năm trước

Tiếp theo phần 1 30 câu nói về nghề nhiếp ảnh luôn đúng trong mọi thời đại, sau đây mời các bạn cùng Ohay TV xem tiếp phần 2 của bài viết này

Tiếp theo phần 1 30 câu nói về nghề nhiếp ảnh luôn đúng trong mọi thời đại, sau đây mời các bạn cùng Ohay TV xem tiếp phần 2 của bài viết này

16. “Nếu một nhiếp ảnh gia quan tâm đến người đứng trước ống kính và thực sự có lòng, bức ảnh sẽ nói lên được nhiều điều. Nhiếp ảnh gia lúc đó sẽ trở thành công cụ chứ không phải là chiếc máy ảnh”.

Mô tả hình ảnh


Eve Arnold (1912 – 2012) - một phóng viên ảnh từng đoạt giải, là thành viên của Tổ chức Magnum Photos và đã xuất bản 12 quyển sách ảnh trong sự nghiệp của mình.

17. “Nghề nghiệp chụp ảnh chân dung của tôi là quyến rũ, giải trí và tiêu khiển”.

Mô tả hình ảnh


Helmut Newton (1920 – 2004): Những bức ảnh thời trang đầy quyến rũ của Newton vẫn còn có những ảnh hưởng lớn đến nhiếp ảnh hiện nay.

18. “Để chụp ảnh cần nín thở, tập trung tất cả bản năng vào việc nắm bắt khoảnh khắc của thực tế. Và chụp được một bức ảnh ở đúng thời điểm quyết định có thể đem lại sự thỏa mãn và vui thú cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Mô tả hình ảnh


Henri Cartier-Bresson (1908 – 2004) - một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông còn được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí.

19. “Nếu được hỏi ảnh nào là ảnh tôi thích nhất? Câu trả lời sẽ là đó là bức tôi sẽ chụp vào ngày mai”.

Mô tả hình ảnh


Imogen Cunningham (1883 – 1976) - Những tác phẩm của Cunningham thực sự là những suy nghĩ và trải nghiệm đi trước thời đại. Bên cạnh đó, cô cũng chụp các tác phẩm liên quan đến hoa, chân dung hay ảnh khỏa thân.

20. “Đừng gói ghém máy ảnh khi bạn chưa rời khỏi hiện trường”.

Mô tả hình ảnh


Joe McNally (1952) - nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm trên National Geographic và các bức ảnh chụp New York sau ngày 11/9.

21. “Tất nhiên là luôn có những người chỉ nhìn vào kỹ thuật, những người chỉ biết hỏi 'làm thế nào', trong khi những người khác, theo lý thông thường, sẽ hỏi 'tại sao'. Cá nhân tôi, tôi luôn muốn truyền cảm hứng vào những thông tin mình thể hiện”.

Mô tả hình ảnh

Tác phẩm "Giọt nước mắt thủy tinh" (1931)

Man Ray (1890 – 1976) - một nhiếp ảnh gia chân dung, thời trang và cũng là người ủng hộ cho trường phái nghệ thuật siêu thực. Ông được biết đến với những thể loại ảnh tiên phong, chẳng hạn như thể loại Photogram, vốn là thể loại không dùng máy ảnh mà dùng vật đặt trực tiếp lên giấy ảnh để phơi sáng, tạo ra ảnh.

22. “Với nhiếp ảnh, tôi muốn tạo nên sự hư cấu từ thực tế. Tôi cố gắng làm điều đó bằng việc ghi nhận những quan niệm tự nhiên vốn có của xã hội, rồi sau đó tìm cách bẻ vẹo đi”.

Mô tả hình ảnh


Martin Parr (1952) - các bức ảnh tư liệu của Parr thường kể về những khoảnh khắc hài hước đời sống thường nhật của người Anh. Ông xứng đáng được gọi là “nhà chép sử của thời đại”.

23. “Có hai thể loại chụp chân dung, thứ nhất là chụp một bức ảnh chỉ để xem trông họ thế nào, thứ hai chụp một bức chân dung thể hiện họ thực sự là ai”.

Mô tả hình ảnh


Paul Caponigro (1932) - một nhiếp ảnh gia phong cảnh hàng đầu của Mỹ.

24. “… Chúng tôi ở đó với máy ảnh nhằm ghi lại thực tế. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu chỉnh sửa thực tế, chúng tôi biết rằng đã cướp đi khỏi nhiếp ảnh giá trị quý giá nhất”.

Mô tả hình ảnh

 "Philip Jones Griffiths chụp được cảnh một phụ nữ bị thương trong cuộc giao tranh tại Sài Gòn năm 1968 mà bên cạnh là một người lính Biệt Động"

Philip Jones Griffiths (1936 – 2008) - phóng viên ảnh gia xứ Wale. Ông nổi tiếng với những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.

25. “Sẽ có lúc người ta ca ngợi tác phẩm của bạn là một cuộc cách mạng, nhưng vấn đề là bạn phải luôn làm những cuộc cách mạng như vậy. Tôi không thể chụp các ngôi sao cả đời. Bạn phải liên tục thay đổi, phải liên tục thúc ép mình tìm kiếm những điều mới mẻ, những thứ không bình thường”.

Mô tả hình ảnh


Rankin (1966) - nhiếp ảnh gia thời trang và chân dung người Anh, được biết đến với những tác phẩm được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

26. “Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, chứng tỏ bạn đứng chưa đủ gần”.

Mô tả hình ảnh


Robert Capa (1913 – 1954) - phóng viên ảnh gia người Hungary và được biết đến với những tác phẩm về chiến tranh. Ông được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm chụp các sự kiện quan trọng suốt Thế chiến II.

27. “Con mắt phải học cách lắng nghe trước khi nhìn”.

Mô tả hình ảnh


Robert Frank (1924) - được biết đến nhờ cuốn The American (Người Mỹ) vốn rất có ảnh hưởng nhờ đem lại một cách nhìn mới về xã hội Mỹ.

28. “Bạn càng được xem nhiều ảnh, bạn càng dễ trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi”.

Mô tả hình ảnh


Robert Mapplethorpe (1946 – 1989) - nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những bức ảnh khổ rộng. Các bức ảnh chân dung đồng tính của ông cũng là chủ đề cho nhiều cuộc tranh cãi tới tận ngày nay.

29. “Nhiếp ảnh mở những cánh cửa vào quá khứ, nhưng chúng cũng mở ra cách nhìn về tương lai”.

Mô tả hình ảnh


Sally Mann (1951) - nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến với thể loại ảnh đen trắng bao trùm nhiều đối tượng, gồm cả ảnh chân dung và phong cảnh.

30. “Nhiếp ảnh là những tiếng kêu dù nhỏ bé, nhưng đôi khi một bức ảnh hoặc một chùm ảnh có thể làm dấy lên sự quan tâm của cả công chúng”.

Mô tả hình ảnh

 Bức ảnh quý giá về "trận chiến Iwo Jima (từ 19/2 – 26/3/1945) giữa Mỹ với phát xít Nhật."

W Eugene Smith (1918 – 1978) - nổi tiếng nhất với những bức ảnh chụp thời Thế chiến II.

Nguồn: Vnexpress

Ảnh: Tổng hợp

Chủ đề chính: #nhiếp_ảnh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn