NHQ

Những con người tạo bước ngoặt của lịch sử

Đăng 8 năm trước

Nếu như không có những con người đặc biệt này, lịch sử sẽ xoay vần theo chiều hướng khác.

Mô tả hình ảnh

Nếu như không có những con người đặc biệt này, lịch sử sẽ xoay vần theo chiều hướng khác. Có những người dám châm ngòi khởi đầu một cuộc chiến nhưng cũng có những người kiên quyết để cứu cả nhân loại.

Thành Cát Tư Hãn cắt gọt khu vườn châu Á

Mô tả hình ảnh

Đáng lẽ lịch sử chưa bao giờ được nghe cái tên Thành Cát Tư Hãn. Khi cha ông - một thủ lĩnh bộ lạc bị đầu độc bởi Tartar, đáng lẽ cậu bé Tư Hãn 12 tuổi cũng bị xóa sổ cùng với đại gia đình, nhưng ông cùng mẹ và nhóm ủng hộ trung thành trốn thoát.

Đất nước Mông Cổ vốn dĩ không phải là chốn nương náu thực thụ cho những người tị nạn. Nhưng Tư Hãn cùng gia quyến của mình đã sống sót. Sau đó ông trở lại chính trường để đoàn kết và thống lĩnh tất cả các bộ lạc rải rác trên quê hương mình, vào cuối thế kỷ 12. Không chỉ dừng ở đó, Thành Cát Tư Hãn còn lãnh đạo đoàn quân vó ngựa Mông Cổ, càn quét châu Á tựa như nạn dịch châu chấu, đặc biệt là các thành phố, nơi mà họ nghĩ rằng có thể biến thành đồng cỏ cho đàn ngựa của họ.

Một cố vấn ẩn danh kêu gọi Tư Hãn vĩ đại để lại lãnh thổ Trung Hoa cho các mục đích thuế; đó là lý do vì sao người ta vẫn cư trú ở miền Bắc Trung Quốc ngày nay. Nhưng may mắn này không có ở Iran, nơi quân Mông Cổ đốt cháy thành phố, đập vỡ hệ thống thủy lợi và chém giết vô số người dân. Tương tự, vùng đất Baghdad đặc biệt - thiên đường của nghiên cứu học tập, khoa học, triết học và nghệ thuật vô cùng phát triển với sự duy trì của ổn định, thịnh vượng cũng đã bị móng guốc quân Mông Cổ trà đạp. Sự tàn phá khốc liệt tới mức Iran không thể có được trở lại tổng số dân trước khi quân Mông Cổ đến cho đến trước thế kỷ 20. Tất cả những gì gọi là lịch sử tiến bộ của thế giới Hồi Giáo của thế kỷ 13 đã không bao giờ có lại ở thế giới tương lai với những vật lộn để xây dựng lại nền văn minh bị phá hủy.

Vasili Arkhipov cứu thế giới thoát khỏi chiến tranh hạt nhân

Mô tả hình ảnh

Trong lịch sử nhân loại, không phải ai cũng được xem là người cứu thế giới, theo nghĩa đen. Vasili Arkhipov đã làm được điều này, một cách rất lặng lẽ, đến mức phương Tây không hề hay biết cho đến khi ông qua đời.

Năm 1962, Vasili Arkhipov là nhân viên điều hành trên tàu ngầm của Liên Xô Foxtrot B-59 một trong bốn tàu ngầm chiến được lệnh đến Cuba vào 1.10.1962. B-59 có 22 ngư lôi, một trong số đó là vũ khí hạt nhân với sức mạnh ngang ngửa quả bom bị thả xuống Hiroshima. Các thuyền trưởng của bốn tàu ngầm đều được cho phép có quyền quyết định phóng ngư lôi hạt nhân miễn là họ có sự ủng hộ của các chính trị viên trên tàu.

Không biết đến B-59, Hoa Kỳ bắt đầu phong tỏa hải quân của họ về Cu ba vào ngày 24.10 và thông báo cho Liên Xô rằng họ sẽ thực hành thả mìn sâu nhằm buộc tàu ngầm lộ diện. Moscow không thể thông báo tin này vì B-59 đang ở quá sâu và không thể nhận tín hiệu radio. Ngày 27 tháng 10, tàu khu trục Mỹ và tàu sân bay USS Randolph mắc kẹt, và bắt đầu thả mìn sâu.

Đội tàu ngầm của Liên Xô, sau gần bốn tháng du hành với rất ít giao tiếp từ Moscow, đã khá mệt mỏi và không nắm được tình hình thực tế. Thuyền trưởng Valentin Savitsky, tin rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra giữa Mỹ và Liên Xô và muốn bắt ngư lôi hạt nhân.

Mô tả hình ảnh

May mắn thay, đặc biệt cho mối căng thẳng vào thời điểm đó, một người khác có quyền phủ quyết bên cạnh thuyền trưởng và chính trị viên, là Vasili Arkhipov. Vasili, mặc dù là lệnh phó của B-59, lại là người lãnh đạo hạm đội tàu ngầm của Liên Xô. Nếu Vasili không có mặt ở thời điểm đó, chiến tranh hạt nhân thực sự rất có thể đã xảy ra. Ông kịch liệt phản đối, cho rằng khi không cứ bất cứ lệnh nào từ Moscow, hành động quyết liệt như vậy sẽ là thiếu khôn ngoan và tàu ngầm cần phải nổi để liên lạc với Moscow. Cuối cùng, ông đã thắng trong cuộc tranh luận huyền thoại và đã ngăn chặn được thảm họa đã có thể xảy ra. Tư liệu về ông được Liên Xô được công bố năm 2002, bốn năm sau khi ông mất.

Gavrilo Princip - kẻ gây họa cho thế kỷ 21

Mô tả hình ảnh

Gavrilo Princip không quyền lực, không có tầm ảnh hưởng, nhưng được biết đến là kẻ giật công tắc cho một thế kỷ đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

Năm 1914, Gavrilo Princip, một thanh niên 19 tuổi người Serbi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tham gia âm mưu ám sát Thái tử Áo-Hungary Archduke Franz Ferdinand ở Sarajevo. Toàn bộ kế hoạch ám sát có sáu âm mưu gối nhau thực hiện trên tuyến đường diễu hành của Thái tử. Sau hai lần ném bom vào đoàn diễu hành, mặc dù khiến nhiều người bị thương nhưng chưa trúng mục tiêu là Thái Tử, Princip nhanh chóng vượt cầu, nhảy xuống sông và bình tĩnh ghé vào một quán café bên đường. Tại đây, sát thủ ngồi nhìn đoàn diễu hành đi qua và chỉ việc bắn súng, làm người kế nhiệm của đế chế Áo-Hung cùng vợ là bá tước Sophie Chotek thiệt mạng.

Sau khi vụ ám sát xảy ra, người Áo-Hung quyết định gửi tối hậu thư cho Serbia. Serbia cầu cứu Nga. Áo kêu gọi đồng minh Đức. Anh và Pháp nhảy vào cuộc và Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ. Hậu quả của cuộc chiến này là 11 triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị thương, tàn phế cũng như một hiệp ước hòa bình (Versailles) mở cánh cửa cho Chiến tranh thế giới lần 2 và kéo theo 60 triệu người thiệt mạng.

Norman Borlaug - người cứu đói nhân loại

Mô tả hình ảnh

Norman Borlaug được ví như vị cứu đói của cả nhân loại. Ông là một nhà di truyền học từ Đại học Minnesota, Mỹ chuyên nghiên cứu và phát triển giống lúa mì kháng bệnh năng suất cao. Trong suốt sự nghiệp của mình, Borlaug đã dẫn đầu trong việc phát triển và thúc đẩy cây trồng biến đổi gen trên toàn châu Á và châu Phi. Đóng góp lớn nhất của ông là phát triển giống lúa mì và lúa gạo hiện đang được trồng trên khoảng 10% đất canh tác trên thế giới.

Borlaug bắt đầu công việc của mình khi nạn dịch đói kém thực sự hoành hành khắp thế giới. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ ngành bảo vệ thực vật ở tuổi 27, ông làm việc tại Mexico những năm 1940 và 1950, giúp đất nước này có khả năng tự cung tự cấp lúa gạo. Tại đây, Borlaug tiếp tục nghiên cứu các phương pháp cải tiến trồng trọt và phát triển loại lúa mì cao sản khỏe - lúa mì lùn - thích hợp với điều kiện của Mexico. Sau thành công ở đất nước này, những năm 1960, ông đã hỗ trợ Pakistan tăng gấp đôi sản lượng nông nghiệp và tự cung tự cấp ngũ cốc. Ông cũng làm điều tương tự khi ông sống ở Ấn Độ, Mỹ La tinh, châu Phi và Trung Á. Ngày nay, ước tính hơn tỉ người thoát khỏi nạn đói nhờ ngũ cốc của Borlaug.

Mô tả hình ảnh

Ông cũng được coi là cha đẻ của “Cách mạng xanh” và nổi tiếng trong giới khoa học vì lẽ đó, nhưng ông luốn nhấn mạnh mình chỉ là một cá nhân bé nhỏ trong một tập thể đã làm nên cách mạng có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nông nghiệp thế giới. Vì những cống hiến cao quý cho nhân loại, ông đã vinh dự nhận được ba giải thưởng lớn gồm Nobel Hòa bình, Huân chương Tự do của Tổng thống và Congressional Gold Medal - giải thưởng cao quý nhất của nước Mỹ.

Chủ đề chính: #chiến_tranh_hạt_nhân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn