Khang Ninh

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang \"nghiện\" đối phương

Đăng 8 năm trước

Quá lệ thuộc vào ai đó sẽ khiến bạn đánh mất chính mình, gây khổ sở cho cả bản thân lẫn người ấy. Bạn có đang "nghiện" một người nào đó không?

Nghiện – ngoài những thứ như heroin, thuốc, cờ bạc dễ sinh ra sự dựa dẫm thì con người còn có thể “nghiện” đối với người khác nữa! Đây còn được gọi là “dựa dẫm lẫn nhau”, hành vi này sẽ ảnh hưởng xấu đến cả hai người trong cuộc. Bạn có đang "nghiện" ai đó không?

Tan vào một tập thể là cách duy nhất mà người mắc chứng dựa dẫm có thể xây dựng mối quan hệ với người khác. Rất ít người ý thức được bản thân đã rơi vào cái vòng quái gở dính líu không rõ ràng với người khác, họ chỉ “dán” cho mình cái mác “người tốt” hoặc “cống hiến vô tư”. Họ chỉ biết rằng bản thân đang ở trong mối quan hệ không ổn định mà thôi, nhưng trên thực tế mối quan hệ này là đơn phương và nhân tố mang khuynh hướng tự h ành hạ mình. Hãy chú ý những hiện tượng dưới đây, nó có thể dự báo bạn đang rơi vào mối quan hệ dựa dẫm đấy!

Mô tả hình ảnh

1. Phụ trách toàn quyền với đối phương

Người đã rơi vào mối quan hệ dựa dẫm lẫn nhau cảm thấy họ có tính trách nhiệm cực mạnh đối với tư tưởng, nhu cầu và quyết định cùng với mức độ thỏa mãn cuộc sống của người khác. Họ thường dùng cách đưa ra kiến nghị để thao túng tư tưởng đối phương, lấy cách giúp đỡ đối phương để giải quyết khó khăn. Họ làm những chuyện vượt ra xa phạm vi chức trách của mình bởi vì họ cho rằng như thế để đảm bảo hạnh phúc cho người khác.

Tuy ban đầu cách làm của họ có thể có vẻ như rất cao thượng, nhưng trên thực tế, họ chỉ là lợi dụng mối quan hệ dựa dẫm nhau để khiến bản thân cảm thấy được người khác cần đến, từ đó tự nâng cao chính mình. Phục vụ cho người khác, loại hành vi này thường mâu thuẫn với nhu cầu của họ nhưng lại được họ cho rằng là cách duy nhất để được người khác công nhận. Tất cả những kiểu hành vi tự hy sinh này đều sẽ dẫn đến sự phẫn nộ và bất mãn của họ đối với bản thân, và những hiện tượng này sẽ thường xuyên phản ánh thông qua trạng thái tinh thần của họ: ủ dột, lo lắng bất an, ăn uống không có quy luật, nghiện sex và hay lạm dụng đồ vật v.v. Và đương nhiên, về mặt cơ thể cũng sẽ xuất hiện vấn đề với những mức độ khác nhau.

2. Lấy cảm giác của đối phương làm trung tâm và xem nhẹ chính mình

Người rơi vào chứng dựa dẫm vì để duy trì mối quan hệ với người khác, họ thường sẽ đem sự chú ý từ bản thân mình chuyển sang cảm giác, cách nghĩ và cả tín ngưỡng của đối phương. Gần như toàn bộ tinh lực của họ đều bị người khác thu hút hết. Và khi đã ở mức độ này thì họ đã đánh mất chính mình.

3. Vì bảo vệ một mối quan hệ mà đi đến cực đoan

Quan hệ dựa dẫm nhau được xây dựng trong bối cảnh nội tâm sợ hãi. Sợ bị bỏ rơi, sợ cô đơn, sợ bị người khác cự tuyệt… những nỗi sợ này khiến cho họ khao khát cực độ được sự đón nhận và khen ngợi của người khác, đồng thời thứ khát vọng này sẽ thúc đẩy họ đi quỳ lụy, van xin người khác. Người rơi vào tình trạng này lại ghét sự dựa dẫm quá mức của người kia, nhưng lại vừa sợ người đó có thể có cuộc sống độc lập, bởi vì một khi người đó sống độc lập thì cũng đồng nghĩa là họ đã mất đi tự cách quan tâm người đó. Cuối cùng, họ sẽ chấp nhận mọi trách cứ của người đó, sẵn sàng thay đổi diện mạo bản thân để làm vừa lòng đối phương, có thể vứt bỏ bạn bè hay những sở thích của mình, đồng thời họ còn có thể làm ra những chuyện cực đoan chỉ để duy trì tư cách được chăm sóc cho người kia.

4. Không thể thiết lập và duy trì giới hạn cá nhân

Do bên cạnh thiếu đi những hình mẫu cá nhân cho nên người rơi vào quan hệ dựa dẫm lẫn nhau khó mà thiết lập giới hạn cá nhân của họ và tự bảo vệ mình tránh bị tổn thương. Họ nói một đằng làm một nẻo, đi thao túng những chuyện mà người khác vốn có thể tự hoàn thành.

Một người bị nghiện thứ gì đó cần phải thông qua điều trị, tương tự, người rơi vào mối quan hệ dựa dẫm nhau có thể nhờ chuyên gia tâm lý hỗ trợ điều trị. Quan trọng đối với họ mà nói, nếu muốn hồi phục lại bình thường thì phải giảm thiểu những mối quan hệ với người cũng rơi vào quan hệ dựa dẫm lẫn nhau khác, cần phải xây dựng giá trị quan đúng đắn cho bản thân. Điều này nằm ở chỗ học cách làm thế nào yêu quý và bảo vệ bản thân chứ không phải đi nghĩ cách thay đổi người khác.

Nguồn: Xinli

Tạ Lê Phương (dịch)

Chủ đề chính: #tình_yêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn