transen

Những địa điểm đi lễ đầu năm nổi tiếng Miền Bắc Việt Nam

Đăng 6 năm trước

Tết đến xuân về là dịp mọi gia đình chuẩn bị lên kế hoạch đi lễ, cầu cho một năm mới an lành, may mắn, sức khỏe dồi dào, kinh tế thăng tiến và làm ăn phát đạt . Đặc biệt với người miền Bắc, việc đi lễ, hành hương về những di tích đền chùa trở thành một nét đẹp văn hóa riêng.

1. Đến với Hà Nội không thể bỏ qua Chùa Hương

Chùa Hương nằm trong khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng vừa có tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cảnh mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản thú vị. Đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình có một năm mới an lành với sức khỏe dồi dào.

2. Quảng Ninh được biết với Vịnh Hạ Long thơ mộng thì cũng được coi là "Đất tổ Phật giáo Việt Nam" với di tích thắng cảnh chùa Yên Tử.

Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn là nơi tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được mệnh danh là "miền đất tổ Phật giáo của Việt Nam". Vì vậy, Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. 

Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hằng năm, vào mùa lễ hội ở đây thu hút được hàng trăm nghìn lượt khách về hành hương.Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Đây là một nơi rất tốt để cho bạn cầu an cho gia đình mình.

3. Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho thuộc khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Từ xưa đã nổi tiếng là ngôi đền được nhiều người trong giới kinh doanh buôn bán tìm đến “vay vốn”. Vào những ngày đầu năm âm lịch, dòng người đổ về đền Bà Chúa Kho xếp hàng kéo dài hàng dài để sắp lễ, dâng hương.Với mong muốn “vay” được tiền của Bà Chúa Kho để lấy vốn làm ăn kinh doanh trong năm mới và kiếm được thật nhiều tiền cũng như kinh doanh thuận lợi. Đối với những người lên lễ Bà Chúa Kho nếu không vay tiền thì sẽ xin "lộc rơi lộc vãi". Tuy nhiên, dù là vay vốn hay xin lộc thì đều phải đến tạ lễ vào cuối năm đúng như câu nói “đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ”. Ngoài ra, bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình, xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân.

4. Về với Thánh Mẫu là về với Tây Thiên - Vĩnh Phúc.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 85km về phía tây. Chùa Tây Thiên, từ xa xưa đã được coi là một trong những vùng đất tâm linh với cảnh sắc hài hòa và thanh tịnh. Hàng năm có rất nhiều người thành tâm kính Phật, hướng Mẫu hành hương đến nơi đây trẩy hội để cầu tài, cầu lộc cho cả năm may mắn và tham gia nhiều hoạt động văn hóa độc đáo.

5. Khu di tích Chùa Bái Đính. 

Chùa Bái Đính là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 15 km. Chùa Bái Đính được coi là "Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á". Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến với chùa Bái Đính du khách thường đến để cầu cho một năm mới được an lành, may mắn với sức khỏe dồi dào.

6. Điểm đến tiếp theo không thể bỏ qua Đền Trần - Nam Định. 

Đền Trần là một đền thờ thuộc Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Mỹ Lộc, Nam Định cách Hà Nội khoảng 90km. Đền Trần là công trình thờ có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được biết đến với lễ hội "Khai ấn" vào đêm 14 sang ngày 15 tháng Giêng hàng năm, du khách đến xin ấn để cầu tài, cầu lộc, cầu vạn sự như ý cho năm mới.

7. Đền Hùng - Phú Thọ.

Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với đất tổ "Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3". Tuy nhiên, vào thời điểm này lượng du khách đổ về rất đông nên các chi phí du lịch sẽ tăng cao vì vậy bạn nên lên lịch đi trước đó một thời gian cho thuận tiện.

8. Đền ông Hoàng Mười - Nghệ An.

 Đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, tọa lạc trên vùng đắc địa "sơn thủy hữu tình. Lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ngoài ra còn có lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3,du khách đến đây để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

9. Đền ông Hoàng Bảy - Lào Cai.

Đền ông Hoàng Bảy – hay còn gọi là đền Bảo Hà – di tích nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) là một điểm đến hấp dẫn du khách. Hội đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm nhưng vào những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc cho một năm may mắn.

10. Chua Keo - Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Với công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông, gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Hàng năm, chùa Keo diễn ra 2 lễ hội mùa xuân và mùa thu: mùa xuân vào ngày 4 tháng giêng âm lịch, mùa thu vào ngày 13 – 15 thấng 9 âm lịch. Đây là điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương chiêm bái cảnh chùa trong ngày Xuân và những ai yêu thích kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn