Bảo Thanh Lương

Những điều cần biết trước khi tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ

Đăng 5 năm trước

Ấn Độ là quốc gia lầu đời. Nền văn hóa Ấn Độ manh đậm dấu ấn thần học và tôn giáo. Nếu muốn tìm hiểu rõ nền văn hóa này, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản

LỊCH SỬ ẤN ĐỘ

Những niên đại đáng ghi: 

Thời Tiền Sử (cũng có thể gọi là tiền Vê Đa) 

2700-1700 : Văn minh lưu vực sông Indus. 

500-1200 : Dân Aryan xâm nhập Ấn Độ.  

Thời Vê Đa 1200-900 : 

Kinh Rig-Veda 900 - : 

Trận chiến tranh mô tả trong Mahâbhârata. 

900-500 : Các Kinh Vê Đa khác, Brâhmana và khởi đầu Upanishad. 

Nhờ công cuộc khai quật của các nhà khảo cổ trong khoảng nửa thế kỷ nay ở haimiền Mohenjodaro và Harappa (Tây Bắc Ấn Độ), người ta đã khám phá ra những ditích của một nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ, mệnh danh là văn minh lưu vựcsông Indus, phỏng định khoảng 2700-1700, tức là trước thời kỳ dân Aryan xâmnhập Ấn Độ và tạo lập nền văn hoá Vê Đa. Người ta tin chắc rằng trước khi dânAryan du nhập đất Ấn, người Dravidien đã cư ngụ ở khắp miền Tây Bắc Ấn Độ. Dođó, những đặc tính văn minh Dravidien với nền văn minh ở lưu vực sông Indus cóthể chỉ là một. Người ta nhận thấy trong các kinh Rig Veda và Atharva Veda, ýthức tôn giáo của dân Aryan đến chiếm đóng đã được hoà hợp cùng với quan niệmtín ngưỡng của người bản xứ, các vị thần linh của người bản xứ đã được bổ túcbằng những vị Thần Mặt Trời, Thần Lửa, Thần Gió do người Aryan thờ phụng. Nhữngyếu tố tiền Veda (pre-Vedic) có thể gọi chung là những yếu tố văn hoá phi Veda(non-Vedic).  

THÁNH KINH VEDA

 Veda (do tự căn Vid) có nghĩa là Biết, cái Biết tuyệt đối và toàn diện.Veda có lẽ cùng một ngữ nguyên với những tiếng Video (Latin), Weise (Đức) vàWit hay Wisdom (Anh). Dù nặng về tôn giáo và nhẹ về triết lý, Veda vẫn phảiđược coi là khởi nguyên của tất cả mọi hệ thống tư tưởng và hình thức tôn giáochính thống của Ấn Độ.  

 Về phương tiện thiêng liêng hay thần học, Veda được người Ấn Độ tin tưởnglà những chân lý do Thượng đế mặc khải cho loài người. Những chân lý ấy tự nóvẫn tồn tại như những định luật, trước tất cả mọi vật, trước mọi sự hiểu biết.Sau mỗi lần vũ trụ bị hủy diệt toàn diện chỉ có Thượng Đế là tồn tại. Khi Ngàimuốn cấu tạo vũ trụ mới, Ngài tạo ra Brahmâ (Phạm Thiên, đấng sáng tạo ra vũtrụ), rồi Ngài thông tri cho Brahmâ những chân lý Veda. Bấy giờ Brahmâ mới bắtđầu thực hiện công cuộc sáng tạo theo đúng với chân lý Veda. Lâu lâu, Brahmâlại tạo ra những bậc đạo sĩ thấu thị (drishtâra hay rishi) có khả năng tiếp thụnhững lời mật chú (mantra). Đó là công việc mặc khải chân lý Veda.

Các học giảđã đưa ra nhiều giả thuyết rất khác nhau về thời gian san định kinh Veda.Khuynh hướng chung ngày nay có vẻ ấn định thời gian san định đó vào khoảng1500- 1000 trước T.C. Có tất cả bốn bộ Veda: Rig Veda (Độc tụng Phệ Đà), Sama Veda (Ca vịnh Phệ đà),Yajur Veda (Tế tự Phệ đà) và Atharva Veda (Nhương tai Phệ đà; Nhương tai cónghĩa là cầu đảo cho khỏi tai hoạ). Trong tứ Veda, riêng bộ Rig Veda là lâu đờinhất và quan trọng nhất.  Mỗi bộ Veda thường được chia làm ba phần : Matras gồm những bản thánh ca vàthần chú. Brahmanâ viết bằng văn xuôi, nói về những nghi thức tế tự, vàUpanishad tức là phần triết lý giải thích ý nghĩa bí hiểm và sâu sắc của Veda,thường được dịch là Áo Nghĩa Thư. 

TÔN GIÁO ẤN ĐỘ QUA THÁNH KINH VEDA 

Về hình thức, tôn giáo Veda là một đa thần giáo, nhưng về bản chất tôn giáoVeda là một nhất thần giáo. Theo tôn giáo Veda, tất cả các thần linh chỉ lànhững biểu hiện khác nhau của cùng một thực tại, tức là Brahman hay Ishvara(Thượng Đế). Người ta có thể nhận biết Ngài qua ba ngôi chủ động : đấng SángTạo (Brahmâ), đấng Bảo Hộ (Vishnu), và đấng Huỷ Diệt (Shiva). Tuy ba mà vẫn quyvề một mối, chẳng phải chỉ đồng nhất trong bản thể và nguồn gốc mà còn trong cảhành động nữa. Vì thế mà trong nhiều ngôi đền Ấn độ giáo, người ta thấy hìnhảnh Tam linh vị đã được thể hiện bằng một cái đầu có ba bộ mặt.  

 Một thi sĩ xưa đã diễn tả vai trò hợp nhất của Ba Ngôi trong mấy vần thơsau: ThượngĐế duy nhất biểu hiện trong cả ba ngôi. Đấng nào cũng đứng đầu, Đấng nào cũng đứng chót. Không mộtđấng nào tách ra riêng biệt Brahmâ, Vishnu, Shiva; mỗi Đấng đều có thể là: Thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trongngôi chí thánh. 

TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ 

Triết học Ấn Độ, vốn liên hệ chặt chẽ với tôn giáo, nên chân lý Ấn Độ cũngcó tính cách đa diện, đa phương đưa đến thái độ sử thế tiếp vật hoà nhi bấtđồng. Các hệ thống triết học chỉ là những lối nhìn khác nhau, những cách mô tảcác khía cạnh khác nhau của cùng một chân lý. Thêm một điều cần nhớ là triếthọc Ấn Độ kể từ khởi thuỷ tới nay luôn luôn nhằm mục đích thực nghiệm tâm linh,tức là thực hiện ở ngay tại nội tâm cái bản tính đại đồng hợp nhất cá nhân vớivũ trụ, Tiểu ngã (Âtman) với Đại ngã (Brahman).   

Đi vào nhân sinh quan, triết học Ấn Độ cũng đề cập đến một kế hoạch sống cótính cách toàn diện gồm bốn mục đích của đời sống: Dharma (đạo đức), Artha (tàisản), Kâma (lạc thú) và Moksha (giải thoát). Bốn mục đích nầy phải được tuần tựthực hiện theo bốn giai đoạn cần thiết cho đời sống. Chương trình giáo dụcthiếu niên trong giai đoạn đầu dựa trên một nền tảng chung là thánh kinh Veda. 

Sang giai đoạn thứ nhì, kẻ trưởng thành bắt đầu xây dựng cuộc đời của mình bằngviệc thành lập gia đình, sử dụng tài năng và nghề nghiệp của mình để tạo lậpgiàu sang, hưởng thụ mọi thú vui trần thế. Trong thời kỳ này, con người sốngcuộc đời trần thế toàn diện, thực hiện ba mục đích đầu tiên là tài sản, lạc thúvà đạo đức, gọi chung là Tam Hiệp (Trivarga).   

Khi nhận thấy mình da đã nhăn, đầu điểm bạc, và khi đã thấy đứa cháu nội rađời, đó là bắt đầu giai đoạn thứ ba rút vào rừng, rũ bỏ hết mọi ràng buộc đốivới đời sống trần gian để trở về đời sống nội tâm, tìm tòi thực hiện cái bảnngã chân thực và vĩnh cửu, dọn mình cho cuộc đời giải thoát ở giai đoạn cuốicùng.   

 Có sống cuộc đời nhập thế mới có đủ lý do để khao khát cuộc đời xuất thế.Phải thực nghiệm đời sống trần tục mới hiểu thấu được thế nào là đau khổ, là vôthường, ngay cả đối với những cái gọi là lạc thú trên đời. Vả lại, nhập thếkhông phải chỉ có nghĩa là hưởng thụ, con người còn phải thi hành bổn phận đốivới gia đình và xã hội. Kế hoạch sống toàn diện theo quan niệm truyền thống ẤnĐộ là như thế.  

 Quan niệm về luân hồi của người Ấn Độ do hoàn cảnh địa lý đặc biệt gây ra.Thời tiết luân chuyển: mùa xuân gây mầm sống, mùa hè nung nấu, thu chuyển sangđông gió lạnh thấu xương, các mùa vận hành theo một chu kỳ bất tận vô thuỷ vôchung giữa sáng tạo và huỷ diệt. Ý niệm luân hồi phối hợp với thuyết nghiệp báođể chứng tỏ quá trình vận hành có trật tự của linh hồn. Nhân nào quả ấy, thiệnbáo thiện, ác báo ác. Thuyết này dạy ta phải can đảm chịu đựng tất cả mọi điềugì sẩy đến cho ta ở cuộc sống hiện tại vì chúng chỉ là kết quả của những việcta làm tự kiếp trước. Tuy nhiên, tương lai là tuỳ thuộc nơi ta. Người ta là mộtsản phẩm của ý chí, cái vô hạn ở con người giúp hắn vượt lên trên những ràngbuộc của hữu hạn, đạt được tự do tối cao, “hợp nhất với Thượng đế”, thoát rakhỏi vòng nghiệp chướng của thế giới giác quan và dục vọng. Đó là thực hiệnđược sự hợp nhất tâm linh đại đồng vũ trụ, cứu cánh của đời người. 

BẢNG GHI CHÚ VỀ CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG PHẠ

N Sau đây chỉ xin ghi cách đọc những âm chính

Nguyên âm: A, i, u đọcnhư tiếng Việt nhưng ngắn gọn hơn.Aâ, ĩ , uâ cũng đọc như trên nhưng kéo dài (â = aa) E đọc như ê. O đọc như ô. Au đọc như ao.   

Phụ âm: Bh, dh, gh, đọc như bờ hờ, đờ hờ, gờ hờ nhưng rất nhanh 

Ch đọc như tch phiên âm quốc tế G đọc như gh (gĩta = ghita) 

 J đọc dj Sh đọc như là s uốn giọng mạnh.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn