Nhu Đại Phu Sinh viên y gặm bánh mỳ - gõ phím cân thiên hạ

Những điều cần biết về bệnh thay đổi thời tiết và cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Đăng 5 năm trước

Giai đoạn giao mùa giữa thời tiết nóng ẩm và se lạnh luôn là nguyên nhân khiến cơ thể bạn dễ mắc phải những bệnh liên quan đến thay đổi thời tiết. Đặc biệt trong số đó có thể kể đến là bệnh đường hô hấp, cảm cúm hay dị ứng. Đáng chú ý hơn, trẻ em lại là đối tượng dễ mắc phải những bệnh như vậy nhiều nhất. Chúng làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh thời tiết để phòng tránh và xử lí đúng cách.

Vì sao lúc giao mùa trẻ hay bị bệnh?

Xin thưa với các bạn rằng, hệ miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Phải đến 3-4 tuổi hệ thống này mới đủ khả năng chống chọi với phần lớn các tác nhân gây bệnh thường gặp.

Tùy từng vùng miền mà khi giao mùa, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm một cách thất thường. Biến động nhiệt độ làm hệ miễn dịch cơ thể bạn suy yếu. Chưa hết, thời tiết lạnh làm virus dễ sinh sôi và phát triển hơn, đó chính là tác nhân gây bệnh chính trong khi giao mùa.

Các triệu chứng chính của bệnh thay đổi thời tiết

- Bệnh hô hấp: 

Khi trời thời tiết chuyển sang mùa lạnh, độ ẩm cao làm virus phát triển mạnh mẽ hơn, thêm vào đó lượng nhiệt mất qua tiếp xúc với không khí lạnh làm cơ thể tốn rất nhiều năng lượng và sự suy giảm miễn dịch của  cơ thể lúc giao mùa chính là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Niêm mạc đường hô hấp khá nhạy cảm với thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi... Chúng thường biểu hiện sự nhạy cảm đó thông qua hắt hơi, sổ mũi.

Ho cũng là một chứng bệnh thường xuất hiện khi giao mùa hoặc thay đổi khí hậu. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, diễn tiến đến ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, hoặc có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, ngứa họng.

- Bệnh dị ứng

Dưới sự xuất hiện của phấn hoa (lúc giao mùa cũng là lúc thực vật phát tán phấn hoa) hay thay đổi thời tiết lạnh, cũng là lúc cơ thể có những biến đổi khi phái thích nghi với những thay đổi ấy.

Triệu chứng hay gặp là: hắt hơi (để tống vật lạ ra ngoài), chảy mũi, ngạt mũi...

- Cảm cúm

Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn… Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.

Virus cảm cúm dễ lây lan trong môi trường lạnh, vậy nên bạn nên phòng bệnh đúng cách để tránh bị nhiễm virus.

- Sốt

Sốt cũng là một hệ quả do virus gây ra. Ở nhà, bạn có thể xử lý bằng cách lau mát (lau bằng nước ấm), uống thuốc hạ sốt... và đến cơ sở y tế gần nhất nếu sốt cao (hơn 39 độ) đề phòng co giật

Có nên hay không khi hút mũi cho trẻ bằng miệng

Ngạt mũi chỉ là một triệu chứng trong bệnh hô hấp. Nếu không tìm được nguyên nhân chính gây bệnh thì hút mũi không thể làm trẻ hết bệnh được, chúng ta phải điều trị từ nguyên nhân (ví dụ như viêm mũi dị ứng, nước mũi sẽ chảy ra rất nhiều).

Hơn nữa, nếu hút mũi không đúng cách, bạn có thể vô tình đưa vi khuẩn, virus ở miệng mình vào cơ thể trẻ, nguy hiểm hơn là đối với những trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nên có dụng cụ hút hợp vệ sinh.

Hút mũi và vệ sinh mũi phải đúng quy trình và đúng chuyên môn. Vì vậy, chúng ta nên tìm nguyên nhân để điều trị, đồng thời hút mũi khi có chỉ định của bác sĩ, để tránh những sai lầm không muốn có bạn nhé.

Cách phòng tránh bệnh thay đối thời tiết

Khi thời tiết có dấu hiệu biến đổi, hay khi di chuyển giữa những vùng có thời tiết khác nhau, bạn nên cẩn thận và phòng bệnh cho bản thân cũng như trẻ nhỏ bằng những cách sau:

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

 - Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.

 - Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.

 - Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

 - Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, cũng như môi trường sinh hoạt.

- Cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn, bố sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường hệ miễn dịch bằng vitamin và khoáng chất.

- Nếu có triệu chứng trở nặng (khó thở nhiều, tím tái, mặt đỏ, nổi ban đỏ, huyết áp hạ), nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Tóm lại...

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chẳng có ai muốn gặp bác sĩ, cũng chẳng có ai muốn phải ở nhà nằm mệt mỏi với một đống thuốc đắng nghét. Hãy là những bậc cha mẹ hiện đại và thông minh. Hãy cũng cấp cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé.

Chúc gia đình quý bạn luôn luôn khỏe mạnh!

_nsm_

Chủ đề chính: #phòng_bệnh_cho_trẻ_nhỏ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn