Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

Những điều thú vị về Bánh Chưng của người Việt có thể bạn chưa biết

Đăng 8 năm trước

Chiếc ánh chưng của dân tộc Việt Nam trở thành một món ăn truyền thống lâu đời, chứa đựng triết lý âm dương, ngũ hành sâu sắc

Với người Việt mình, thì chiếc bánh chưng từ lâu đã trở thành một món ăn truyền thống, ai cũng từng biết đến và từng thưởng thức. Nhưng có lẽ cũng ít bạn biết rằng trong chiếc bánh chưng dân tộc lại ẩn giấu triết lý âm dương, ngũ hành sâu sắc của ông cha.Triết lý âm dương trong chiếc bánh chưng Việt


Chắc các bạn đã nghe nhiều về âm – dương rồi. Vậy âm – dương là gì? Đó là 2 thế lực như thiện – ác, tối – sáng, cao – thấp, nóng – lạnh, tĩnh – động,...chúng vừa đối chọi với nhau, vừa nương nhờ quện hòa với nhau. Vũ trụ mà tôi và các bạn đang sống chính là do sự sinh thành của 2 thế lực này tạo nên.

Triết lý âm dương thể hiện sâu đậm nhiều giá trị văn hóa Việt Nam trong đó có chiếc bánh chưng. Nếu cắt chiếc bánh chưng ra, bạn sẽ thấy sự kết hợp nhuẫn nhuyễn 2 yếu tố âm dương ở bên trong. Đó là:


Hạt đỗ --> âm; thịt lợn --> dương;

Hạt đỗ (thực vật) --> âm; thịt lợn (động vật) --> dương

Hạt đỗ (thức ăn tĩnh) --> âm; thịt lợn (thức ăn động)--> dương

Cùng bao bọc hạt đỗ (âm), thịt lợn (dương) là màu trắng của gạo nếp (âm). Từ đó tạo ra những sự kết hợp âm dương mới, đó là:

Gạo nếp (âm) – thịt lợn (dương)

Nếp (được trồng dưới nước) --> âm; hạt đỗ (được trồng trên cạn) --> dương; do đó, nếp – hạt đỗ còn là sự kết hợp giữa nước – đất (âm – dương), giữa ướt – khô (âm – dương), dưới – trên (âm – dương).

Nhìn một cách tổng quát, ta thấy có sự kết hợp giữa 3 yếu tố: gạo nếp (âm) – thịt lợn (dương) – hạt đỗ (âm); thực vật – động vật – thực vật; tĩnh – động – tĩnh. Chính sự kết hợp nếp – thịt lợn – đỗ (âm – dương – âm) trong chiếc bánh chưng một cách vừa khắc chế nhau vừa bổ trợ và gắn kết hài hòa với nhau trên đây đã tạo ra chiếc bánh chưng Việt thơm ngon, bổ dưỡng mang sắc thái trung hòa, ăn vào không lạnh cũng không nóng, không tĩnh cũng không động, không béo cũng không khô, lành tính với cơ thể con người.

Triết lý ngũ hành trong chiếc bánh chưng Việt


Năm màu tượng trưng cho Ngũ hành trong triết lý phương Đông: Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Mộc (xanh), Kim (trắng), Thổ (vàng). Ngũ hành tương sinh –tương khắc hài hòa, bổ trợ cho nhau tạo ra thế giới sinh động như ngày nay.

Triết lý ngũ hành biểu hiện trong chiếc bánh chưng như sau:

Khi cắt chiếc bánh chưng, tổng thể 5 sắc màu hiện lên: Thịt lợn đỏ tươi (hỏa) -->hạt đỗ vàng thoảng hương (thổ) --> gạo nếp trắng ngần (kim) --> nước luộc bánh thấm sâu quện hòa trong mỗi yếu tố (thủy) --> lá dong tươi xanh (thổ).

Ngay cả quá trình luộc chín bánh cũng thể hiện triết lý Ngũ hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.
Người ta dùng nước (thủy) để luộc bánh, lửa (hỏa) được đốt từ củi (mộc) và dùng nồi (kim) đặt lên ba ông đầu rau - có thể tạm hiểu là bếp tạo ra từ 3 ụ đất (thổ). Cả năm yếu tố: nước, lửa, củi, nồi, ông đầu rau bổ trợ cho nhau, hài hòa bên nhau.

Chiếc bánh chưng Việt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong mỗi độ tết đến xuân về, trong những ngày hiếu, hỷ. Nếu bây giờ bạn thưởng thức chiếc bánh, bạn sẽ nhận ra rằng mình không chỉ thưởng thức hương vị thơm ngon của nó mà còn thưởng thức cả giá trị tinh thần vô giá – triết lý âm dương, ngũ hành – trí tuệ, tư duy sâu sắc người Việt về vũ trụ và nhân sinh được khảm nhập ở trong đó.

Nếu thấy ý nghĩa hãy chia sẻ bài viết này cho bạn bè bạn nhé!

Biên tập: Trần Giảng – Ohay TV

Chủ đề chính: #bánh_chưng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn