Đoàn Hòa

Những lễ hội 'độc nhất vô nhị' của người Nhật

Đăng 6 năm trước

Nước Nhật có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa biết đấy, những lễ hội độc nhất vô nhị chắc hẳn gì bạn đã biết?

Lễ hội khỏa thân Nhật Bản

Lễ hội này diễn ra vào ngày thứ 7 tuần 3 của tháng 2 hàng năm mang tên Saidaiji Hadaka tại tỉnh Okayama thu hút hàng nghìn người tham dự. Đây là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản

Lễ hội này chỉ dành cho nam giới. Những người tham gia mặc một chiếc khố và ghi thông tin cá nhân giắt kèm vào khố trước khi tham gia lễ hội để đề phòng tai nạn hoặc có thương tích trong quá trình tham gia lễ hội. 

Đúng 10h tối, mọi người sẽ tập trung trước cửa nhà chùa chờ đạisư tung bùa cầu may, họ vừa hô “Wasshoi! Wasshoi” vừa tranh giành nhau cặp bùa may. Khi đã giành được bùa, họ cần đặt nó vào chiếc hộp gỗ đựng gạo được gọi là masu. Theo quan điểm của người Nhật, ai giành được bùa may sẽ có may mắn cả năm. Sự may mắn ấy còn có thể lan tỏa sang những người khác, bằng cách chạm vào người chiến thắng.

Lễ hội cho các bé gái

Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina matsuri) là ngày dành cho bé gái, tổ chức hằng năm vào ngày 3 tháng 3. 

Từ xa xưa, người Nhật có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn khi giao mùa. Còn ngày nay người ta làm những con búp bê hình người, những búp bê này được làm ra để nhận thay cho con người những điều rủi ro hay bệnh tật theo dòng sông trôi đi. 

 Lễ hội trở thành ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ cho các bé gái trong gia đình,ước nguyện cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống gia đình sung túc mà các bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn cho con gái.  

Vào ngày này, các bé gái sẽ được bố mẹ mua cho các con búp bê đẹp để trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình gọi là búp bê Hina. Một bộ búp bê Hina đầy đủ có ít nhất 15 búp bê trong trang phục truyền thống làm bằng vải tơ tằm và được trang trí trên một kệ (Hina-ningyo) bảy tầng trải bằng thảm đỏ, dưới có sọc cầu vòng và để ở nơi trang trọng trong nhà.

Tầng cao nhất trên cùng là vua và hoàng hậu. Vua được đặt bên trái và hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng là một bức bình phong làm giấy vàng, hai bên có hai cây đèn đứng in hoa văn. Trước mặt vua và hoàng hậu là hai bình hoa được cắm hai nhánh hoa đào và hai bệ đựng mochi - một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật làm từ bột gạo.

Tầng thứ hai gồm ba con búp bê, là 3 cung nữ hầu rượu sake cho vua và hoàng hậu. Hai người hai bên ở tư thế đứng, người ở giữa thì ngồi. 

Ở giữa 3 người này là 2 takatsuki, loại bàn đứng được đặt Mochi hình tròn, 2 tầng trắng và hồng.

Tầng thứ ba gồm 5 búp bê. Đây là 5 nhạc công nam, 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, và 1 người cầm quạt.

Tầng thứ tư là 2 búp bê đại thần, bên trái là đại tướng quân.

Tầng thứ năm gồm 3 búp bê là hộ vệ cho vua và hoàng hậu. Hai bên được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất.

Tầng thứ sáu và tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau như một loạt các đồ nội thất nhỏ, công cụ, toa xe...

Trong ngày này cũng không thể thiếu 1 loại kẹo đặc biệt và món rượu sake nổi tiếng của Nhật.

Lễ hội tuyết ở Nhật Bản

Lễ hội diễn ra vào mùa đông lạnh giá của Nhật Bản này còn có tên là Lễ hội YukyMatsuri. Được tổ chức lần đầu vào năm 1950. 

Tham gia lễ hội bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết sống động và đẹp mắt khiến bạn bất ngờ và choáng ngợp trước sự công phu và tỉ mỉ của từng tác phẩm. Việc tổ chức một lễ hội vui chơi giữa mùa đông khắc nghiệt như là sự gắn kết con người, khiến cho mọi người trở nên hiền lành và dễ chịu hơn rất nhiều. 

Lễ hội xua đuổi ma quỷ Nhật Bản

Vào ngày lễ Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki. 

Irimame là đậu nành nướng trong tiếng Nhật, sẽ được rắc vào một thành viên trong gia đình, người này sẽ đeo mặt nạ quỷ Oni hoặc cũng có thể rắc khỏi cửa nhà. Khi rắc, người Nhật sẽ đọc một câu như kiểu thần chú là “Oni wasoto! Fuku wa uchi”, tạm dịch là “Quỷ cút ra! May mắn mời vào!”. 

Theo họ thì đậu nành sẽ giúp đánh đuổi những linh hồn xấu mang sự xui xẻo đến cho gia chủ. Tiếp đó, người ta sẽ ăn hạt đậu để mong muốn có được may mắn, mỗi hạt tượng trưng cho một tuổi, một số vùng lại ăn thêm một hạt với mong muốn năm mới sẽ ngập tràn điều vui.

Đoàn Hòa Tổng hợp. 

Chủ đề chính: #nhật_bản

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn