Phan Thị Mỹ Kha

Những linh vật biểu tượng World Cup qua các thời kì

Đăng 5 năm trước

Linh vật (Mascot) là biểu tượng chính thức cho một đối tượng xác định nào đó (ở đây thường là các sự kiện, lễ hội hoặc các đội thể thao). Mascot Trâu Vàng (Kim Ngưu) cho Seagames 22 đã không còn xa lạ với người Việt Nam và trở thành “đại sứ văn hoá” giới thiệu nền văn hoá lúa nước của ta đến bạn bè thế giới. Vì thế, linh vật World Cup ngoài việc biểu trưng cho sự may mắn thì còn là đại diện cho nền văn hoá, địa lý của quốc gia. Và sau đây là 10 linh vật biểu tượng World Cup qua các thời kì:

1. Naranjito (Tây Ban Nha - 1982)

Với hình tượng quả cam, một loại trái cây đặc trưng của Tây Ban Nha, đang mặc đồng phục màu đỏ đô của Đội tuyển Tây Ban Nha. Tên của mascot dễ thương này xuất phát từ naranja trong tiếng Tây Ban Nha và có nghĩa là “quả cam”, cùng với tiếp vị ngữ ito (thân mật). Naranjito tựa như một trái banh tròn nhưng lại mang ý nghĩa thân thiện, vui tươi như người dân Tây Ban Nha. 

2. Pique (Mexico - 1986)

Tên của Mascot này sẽ khiến nhiều người liên tưởng ngay đến danh thủ Gerard Pique của đội bóng Barcelona. Hậu vệ kì cựu Gerald Pique.Nhưng không, Pique chính là trái ớt jalapeño, một loại ớt đặc trưng trong ẩm thực Mexico, với ria mép và đang đội mũ vành. Tên của nó đến từ picante, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “ớt” và “cay”. Tuy là ớt nhưng Pique này chẳng có chút dữ tợn gì cả. 

3. Ciao (Ý - 1990)

Ciao tựa như hình nhân của một cầu thủ bóng đá với thân hình có ba màu của quốc kì Italia. Ngoài ra, cái tên Ciao được lấy cảm hứng từ câu xin chào đầy thân thiện và trìu mến của người dân Ý. 

4. Striker (Hoa Kỳ - 1994)

Chú chó chơi bóng ở vị trí tiền đạo Striker là linh vật của nước Mỹ trong lần đầu tiên họ đăng cai Lễ hội bóng đá lớn nhất thế giới - World Cup. Striker mặc đồng phục cầu thủ với ba sắc màu trắng, đỏ, xanh cùng dòng chữ “USA 94”. Từ lâu, nước Mỹ là đại diện cho sự tự do, phóng khoáng và tràn đầy năng lượng.Và chú chó Striker đã phần nào lột tả được những tính chất đó. 

5. Footix (Pháp - 1998)

Gà trống “Gô loa” của WC 1998 Nhắc tới “mùa hè nước Pháp 1998” thì không thể không nhắc tới ca khúc huyền thoại The Cup of Life của Ricky Martin và gà trống Footix. Chú gà trống con này đã trở thành biểu tượng của nước Pháp kể cả sau World Cup. Thân của Footix hầu như toàn màu xanh dương, giống như màu áo của Đội tuyển Pháp và được đặt tên theo từ kết hợp của “football” (bóng đá) và tiếp vị ngữ “-ix” từ Astérix, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Pháp. 

6. Ato, Kaz và Nik (Hàn Quốc & Nhật Bản - 2002)

Những sinh vật được tạo nên bởi máy tính với dáng vẻ hiện đại, lần lượt với các màu cam, tím và xanh. Họ là những nhân vật trong bộ phim hoạt hình nằm trong chiến dịch quảng bá World Cup 2002 của một hãng game tại Anh. Họ là những thành viên tuyển chọn của đội Atmoball (một môn thể thao giống bóng đá được hư cấu nên), Ato là huấn luyện viên còn Kazvà Nik là cầu thủ. Ba cái tên này được lựa chọn ngẫu nhiên từ một danh sách bình chọn của những người dùng qua mạng Internet. Lần đầu tiên trong lịch sử, các linh vật Mascot có cho mình một bộ phim hoạt hình riêng và mang tính cách nhân vật cụ thể. 

7. Goleo VI và người bạn đồng hành Pillie (Đức - 2006)

Một chú sư tử mặc chiếc áo thi đấu màu trắng của Đội tuyển Đức với số áo 06, và người bạn thân của cậu - trái banh biết nói Pillie. Sư tử Goleo VI mang trong mình vẻ khoẻ khoắn, năng động nhưng cũng đầy uy dũng. Tuy nhiên, cặp đôi hoàn hảo này cũng vấp phải một số chỉ trích vì chưa phù hợp để đại diện cho Đức và rằng nên cho Goleo…….. mặc quần! 

8. Zakumi (Nam Phi - 2010)

Báo hoa mai Zakumi với mái tóc màu xanh lá cây đã để lại nhiều ấn tượng đối với những người yêu bóng đá khi giải đấu lần đầu được đăng cai ở một quốc gia Châu Phi. Zakumi mang trên mình chiếc áo số 10 đầy tự hào, mang trái bóng cùng niềm đam mê cháy bỏng đi khắp châu Phi để truyền cảm hứng, giúp đỡ mọi người xung quanh và thực hiện ước mơ vươn mình ra thế giới. Zakumi là một phiên bản hoàn hảo đại diện cho Nam Phi, một quốc gia trẻ nhưng mang trong mình nhiều hoài bão lớn. 

9. Fuleco (Brazil - 2014)

Fuleco là linh vật chính thức của World Cup 2014, được ban tổ chức chính thức giới thiệu vào ngày 25 tháng 11 năm 2012. 

Fuleco được lấy cảm hứng từ loài thú có vú- Tatu ba đai, một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống chủ yếu ở Brazil. Tatu ba đai ngoài đời thực đang đối diện nguy cơ tuyệt chủngMascot đặc biệt này mang màu sắc lá cờ Brazil với lớp da màu ngọc bích, quần shorts xanh lá cây và chiếc áo phông trắng in dòng chữ “Brazil 2014”. Ban tổ chức thông qua Fuleco muốn truyền tải một thông điệp: Hãy yêu môi trường tự nhiên giống như cách chúng ta yêu bóng đá!

10. Và linh vật chính thức của World Cup năm nay: Chó sói Zabivaka!

Zabivaka là chú sói biểu tượng chính thức của World Cup 2018 diễn ra ở đất nước Nga xinh đẹp. Vượt qua hai hình ảnh Mèo và Hổ, Sói Zabivakađã chiến thắng với 57% tổng lượng bình chọn trên trang chủ FIFA trong suốt 1 tháng diễn ra bình chọn. Mascot Zabivaka đã trở thành linh vật có tính tương tác với người hâm mộ bóng đá trên toàn hành tinh cao nhất từ trước tới nay. Zabivaka trong tiếng Nga là sự kết hợp giữa “duyên dáng” và “tự tin”. Là một chú sói đáng yêu, thân thiện, đam mê bóng đá, luôn đề cao tinh thần fair-play và luôn tôn trọng đối thủ, ban tổ chức tự tin Zabivaka và World Cup 2018 mang lại những kí niệm đẹp của cho tất cả những người hâm mộ môn thể thao Vua khắp nơi trên thế giới.

Nguồn: Lostbird

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn