Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

Những mẹo hay để dạy con trẻ biết cách sử dụng tiền hợp lý

Đăng 6 năm trước

Một trong những cách tốt và hiệu quả nhất để dạy cho con trẻ về tiền bạc chính là lợi dụng những tình huống hằng ngày. Các vị phụ huynh cần tìm ra cách để nhận dạng những khoảnh khắc này và sử dụng chúng như một cơ hội để dạy con. Bài viết dưới đây đưa ra những mẹo dạy con trẻ biết cách sử dụng tiền hợp lý mà các bậc cha mẹ không thể bỏ qua. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

Hầu hết trẻ con đều bắt đầu học hỏi về tiền bạc sớm hơn so với nhiều người từng nghĩ. Nó thường bắt nguồn từ việc quan sát bạn - những người làm cha làm mẹ. Các quyết định chi tiêu hằng ngày của bạn, và cách tiết kiệm có thể trở thành những khoảnh khắc, những cơ hội để dạy cho con trẻ về tiền bạc để từ đó chúng học được cách tiêu tiền thông minh cũng như tập thói quen biết tiết kiệm sớm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem những mẹo khác nhau giúp bạn nói chuyện với con trẻ về tiền bạc trong các tình huống hằng ngày (khi con đang ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và cuối cùng là thiếu niên ở bậc trung học phổ thông):

Khi con đang ở cấp tiểu học:

Một đứa trẻ tiểu học mới chỉ đang học về cách hoạt động của tiền bạc, nên các bài học đơn giản là tốt nhất cho chúng.

Ví dụ, một chuyến đi bình thường đến cửa hàng tạp hóa có thể là một cơ hội để chơi trò chơi tiết kiệm tiền. Khi con bạn chọn một món đồ trong danh sách những món cần mua, hãy yêu cầu con tìm giá tiền và so sánh với các hãng khác với mục tiêu tìm được giá tiền thấp nhất. Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể dạy về việc so sánh giá của từng đơn vị đo để chúng hiểu ra việc mua hàng với số lượng lớn có thể giúp chúng tiết kiệm tiền. 

Bên cạnh đó, bạn còn có thể giao cho con nhiệm vụ đi tìm phiếu thưởng (coupon) cho những món đồ trong danh sách. Bằng cách biến việc mua sắm hằng tuần thành những yêu cầu để tiết kiệm tiền, bạn đang dạy con trẻ tập thói quen nghĩ về giá tiền và giá trị của một vật trước khi mua. Ngoài ra, đó còn là một cách tuyệt vời để giúp con giải trí khi bạn đi mua sắm.

Khi đến cửa hàng đồ chơi, bạn sẽ có cơ hội tốt để dạy con về việc lựa chọn những món đồ phù hợp với túi tiền. Lúc đầu, con có thể muốn mua tất cả các món đồ trong cửa hàng. Nhưng khi bạn đưa con trẻ một khoản tiền nhất định, chúng sẽ tự biết cách thu hẹp lại các lựa chọn dựa trên số tiền thực tế tiêu được. Từ đó, con bạn sẽ học được những bài học về sự đánh đổi, chi phí cơ hội - dạng như liệu có đáng để mua một món đồ chơi lớn, hay con trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ với nhiều món đồ nhỏ hơn?

Bây giờ, khi con bước đến quầy thanh toán, con có thể nhìn thấy tổng giá tiền sẽ cao hơn một chút so với giá của món đồ - giá thuế. Hiểu được về thuế thật sự là một thử thách đối với con trẻ. Nhưng khi con lớn hơn, bạn hãy cùng chúng xem hóa đơn và chỉ cho chúng cách tính thuế. Ngoài ra, bạn có thể chỉ cho chúng biết những thứ lấy tiền từ thuế để hoạt động như trường học hay các con đường,...

Khi con đang ở cấp trung học cơ sở:

Chúng đã là những người tiêu dùng khá thành thạo. Điều đó có nghĩa đây là thời điểm tốt để củng cố thói quen về tiền bạc cơ bản cũng như dạy con về những điều khác - như cách chi tiêu điện tử. 

Ví dụ, khi bạn đi ăn tối ở ngoài, bạn có thể nói về sự đánh đổi giữa việc ăn ở ngoài và ăn ở nhà. Ăn ở ngoài có thể tiện lợi và vui, nhưng lại tạo ra thói quen ràng buộc đem đến sự đắt tiền. Bạn nên yêu cầu con bạn ước chừng giá tiền cho bữa tối ở nhà hàng con yêu thích, bao gồm cả thuế và tiền boa. Sau đó, yêu cầu con ước chừng giá tiền cho một trong những món ăn con thích được nấu tại nhà: giá tiền cho hàng tạp phẩm, thời gian cần để chuẩn bị cũng như dọn dẹp. Bạn nên dạy con trẻ tiết kiệm tiền bằng cách tự làm một số công việc, điều này sẽ giúp con hiểu được giá trị của thời gian cũng như nỗ lực của chính bản thân con.

Hơn nữa, việc chơi với con trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng chính là thời điểm tốt để dạy con về chi tiêu điện tử tương đương với chi tiêu số tiền thực tế. Bạn nên đặt ra những quy tắc nền, bao gồm việc con cần hỏi xin phép trước khi tải xuống bất cứ ứng dụng nào, hoặc theo dõi con đã tiêu tiền online vào việc gì, sau đó đặt ra những giới hạn cho chúng.

Khi con bạn hỏi mua một đĩa phim hay một trò chơi, đây là thời gian tốt để nói về mua hay thuê. Nếu con bạn thật sự muốn xem bộ phim đó nhiều hơn một lần thì việc mua nó chính là lựa chọn phù hợp. Nếu không, việc thuê sẽ giúp con tiết kiệm được kha khá. Bên cạnh đó, nếu con bạn muốn mua một trò chơi điện tử, hãy yêu cầu con cân nhắc thuê nó trước khi mua để chắc chắn đó là thứ con cần. Sau đó, con có thể quyết định để mua nó.

Khi con ở cấp trung học phổ thông:

Ở độ tuổi này, con bạn sẽ trở nên độc lập hơn cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn trong chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, lại có nhiều hơn những cám dỗ trong việc tiêu tiền đối với thiếu niên. 

Khi bạn đi mua sắm quần áo với con, nhắc con ưu tiên những bộ con cần hơn là những bộ con muốn. Nếu con tiêu hết tiền để mua một vài chiếc váy thời thượng, trong khi điều con thật sự cần là một cái áo khoác mới, con sẽ hối hận khi mùa đông đến. Bạn có thể dạy con về việc lưu ý giảm giá. Bằng việc tìm hiểu online, con có thể tìm được những bộ quần áo con thấy ở cửa hàng với giá thấp hơn. 

Việc kiểm tra hóa đơn tiền điện thoại với con bạn mỗi tháng có thể giúp con quen với việc kiểm tra kĩ lưỡng mỗi hóa đơn nhận được để chắc chắn là không có những khoản bất thường phát sinh. Đây chính là cơ hội để phối hợp với con và tìm ra một giải pháp thay thế rẻ hơn cho gia đình bạn. Việc tập thói quen tiền bạc trong các tình huống hằng ngày rất quan trọng để dạy con tiết kiệm những khoản tiền lớn hơn để phục vụ cho tương lai.

Khi bạn xem một trận bóng với con hay nói về môn học ưa thích của con ở trường, nó là khoảng thời gian tốt cho cuộc thảo luận về việc học đại học có thể tốn bao nhiêu tiền và bạn có thể làm gì để đóng góp. Đặt ra những kì vọng này sớm sẽ giúp con bạn chuẩn bị cho tương lai, đồng thời động viên con tìm ra cách để trả một số khoản chi phí của con. Bạn càng bắt đầu sớm, bạn càng đặt được nền tảng vững chắc cho con trong thói quen về tiền bạc sau này.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #cách_dạy_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn