Duy Hữu

Những nghĩa địa biển vùi xác người nhiều nhất thế giới

Đăng 8 năm trước

Tam giác quỷ, biển của quỷ, Mũi Sừng, Hố Xanh... bản thân cái tên đặt cho những vùng biển này cũng đủ khiến chúng ta gai người và tò mò về những bí ẩn của chúng.

Tam giác quỷ, biển của quỷ, Mũi Sừng, Hố Xanh... bản thân cái tên đặt cho những vùng biển này cũng đủ khiến chúng ta gai người và tò mò về những bí ẩn của chúng.

1. Vùng biển "tam giác quỷ" Bermuda

Tam giác Bermuda, còn gọi là Tam giác quỷ, là một vùng biển nằm về phía tây Đại Tây Dương. Ranh giới của vùng biển rộng 3,9 triệu km2 này được xác định từ quần đảo Bermuda, bờ đông của bang Florida (Mỹ) và Puerto Rico.

Mô tả hình ảnh

Ba đỉnh của vùng Tam giác quỷ Bermuda

Khái niệm “Tam giác quỷ Bermuda” xuất hiện từ năm 1964 do nhà văn Mỹ Vincent Gaddis đưa ra sau khi xuất hiện hàng loạt vụ mất tích đầy bí ẩn và những hiện tượng không bình thường xảy ra tại vùng tam giác này.

Bermuda nổi tiếng là vùng biển hứng chịu nhiều cơn bão nhất trên thế giới.

Mô tả hình ảnh

Tam giác Bermuda là 1 trong những vùng biển có thời tiết khắc nghiệt nhất Trái đất

Ngoài điều kiện khí hậu phức tạp, thì hoạt động địa chất phức tạp của đáy biển nơi đây là nguyên nhân khiến cho Bermuda trở thành "mồ chôn" của tàu bè, thuyền, máy bay, thủy thủ đoàn, phi công...

Sự kiện đầu tiên đánh dấu "truyền thuyết" tam giác quỷ là vụ mất tích của Chuyến bay 19, hồi tháng 12 năm 1945.

Chuyến bay 19 là một toán 5 chiếc máy bay ném ngư lôi TBM Avenger của Hải quân Mỹ, bị mất phương hướng và rơi xuống biển, khiến toàn bộ phi hành đoàn tử vong.

Năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 160km, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt.

Mô tả hình ảnh

Chiếc C-54 Skymaster mất tích tại Bermuda

Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anhbiến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Cùng năm, tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất, chiếc DC-3 đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami.

Danh sách khủng khiếp này được nối tiếp một cách tương tự như vậy: Năm 1949, chiếc "Star Ariel" biến mất khi cách Bermuda 380 dặm về phía Tây-Nam.

Năm 1950, một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác và năm 1952 là một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.

Cho đến nay, vùng "Tam giác quỷ" này vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích.

2. Vùng biển ở Nam Cực

Mô tả hình ảnh

Nam Cực là lục địa cằn cỗi, khô hạn nhất Trái đất

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (cao 2.350m so với mực nước biển), khô hạn nhất (lượng mưa hàng năm chỉ ở mức 55mm) và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/giây) trên Trái đất.

Mô tả hình ảnh

Các cơn gió sát thủ ở đây có tốc độ 100 mét/giây

Gió Nam Cực được mệnh danh là "gió sát thủ", chúng không những lạnh cắt da cắt thịt mà còn khiến con người di chuyển cực kỳ khó khăn tại đây.

Chưa hết, mối nguy hiểm chết người luôn rình rập những đoàn tàu thuyền chẳng may bị cơn bão cuốn vào đây là những tảng băng trôi có thể va chạm vào tàu thuyền bất cứ lúc nào.

Tháng 12/2014, tàu nghiên cứu của Nga Akademik Shokalskiy, bị kẹt trong lớp băng dày tại vùng biển Nam Cực, ở vị trí cách đảo Tasmania của Australia hơn 2.700km về phía Nam. 

Tàu phá băng Tuyết Long (Trung Quốc) cũng bị kẹt sau khi giải cứu được 52 hành khách cũng bị mắc kẹt trên tàu Akademik Shokalskiy vào ngày 3/1/2014.

Polar Star, tàu phá băng lớn của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, ít lâu sau đó đã lên đường đến châu Nam Cực để giải cứu hai tàu này.

Sau 2 tuần mắc kẹt, tàu Nga và Trung Quốc đã được giải thoát khỏi tảng băng dày. Rất may, không có ai bị thương hay thiệt mạng.

Mô tả hình ảnh

Núi băng khổng lồ ở châu Nam Cực

Có thể nói, vùng biển ở Nam Cực là một trong những nơi đáng sợ của người đi biển và các đoàn khám phá tại đây.

3. Hố xanh - Blue Holes

Nhìn từ trên cao, những hố xanh dọc theo bờ biển của Biển Đỏ, Australia, Bahamas, Belize, Guam... giống như những viên ngọc xanh thẫm, nổi bật giữa một vùng nước mênh mông.

Mô tả hình ảnh

Hố Dean ở Quần đảo Bahamas nhìn từ trên cao

Tuy nhiên, ẩn dưới vẻ đẹp ấy là sự nguy hiểm chết người mà giới thợ lặn trên thế giới phải dè chừng.

Được xem là “nghĩa địa của giới thợ lặn”, một số hố xanh có lượng khí nitơ thoát ra ở độ sâu khoảng 40m, khiến cho thợ lặn rơi vào trạng thái mê man, choáng váng giống như uống rượu.

Mô tả hình ảnh

Hố Xanh được xem là nghĩa địa của giới thợ lặn

Trong lòng hố sâu, sự lưu thông của những dòng nước không được thường xuyên do vậy khu vực này luôn thiếu oxy trầm trọng.

Vào tháng Tư năm 2000, một thợ lặn Nga tên là Yuri Lipski đã bị hút vào một hố xanh ở Dahab (thuộc Biển Đỏ) và vĩnh viễn không trở lại.

Sau khi bị hút vào hố ở độ sâu 91m, Yuri Lipski đã chết sau một khoảng thời gian rơi vào trạng thái mê man và gặp ảo giác.

Hố xanh Dahab đã cướp đi sinh mạng của nhiều thợ lặn khi họ cố tìm cách thám hiểm đường hầm thông qua các rạn san hô (còn được gọi là “the Arch”) nối liền Dahab và vùng nước ngoài khơi ở độ sâu 52 m.

Mô tả hình ảnh

Những mối nguy hiểm chết người luôn rình rập ở Hố Xanh

Trong các hố xanh trên thế giới, hố xanh Dean (tại quần đảo Bahamas) là hố sâu nhất thế giới (sâu 220m). Dean có đường kính 25 – 35 m.

4. Biển của quỷ

Biển của quỷ, hay còn gọi là Tam giác Rồng, là một khu vực thuộc Thái Bình Dương với những bí ẩn kỳ lạ tương tự như "Tam giác quỷ" Bermuda.

Nằm ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, đây là khu vực xảy ra khá nhiều vụ mất tích của thuyền đánh cá Nhật Bản. Có một số hiện tượng không giải thích được tại đây như sự biến đổi từ trường, những ánh sáng kỳ lạ.

Mô tả hình ảnh

Hình ảnh Tam giác Rồng nhìn từ Google Earth

Một câu chuyện kể rằng năm 1952, chính phủ Nhật Bản đã gửi tàu nghiên cứu Kaio Maru số 5 để tìm hiểu những bí ẩn tại vùng biển này. Và kết cục của con tàu cùng thủy thủ đoàn 31 người có lẽ ai cũng đoán được, họ không bao giờ trở về.

Một câu chuyển khác kể từ ngày xưa rằng, Hốt Tất Liệt cho quân vượt qua vùng biển này để tấn công Nhật Bản, kết quả là đội quân 4 vạn người mất tích không để lại giấu vết nào.

Để lý giải cho các bí ẩn này, hàng loạt những câu chuyện được người ta kể lại về vũ trụ song song hay người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên rất có thể những hiện tượng xảy ra ở đây giống với những gì diễn ra ở Tam giác quỷ Bermuda, hoặc do những núi lửa phun trào dưới đáy đại dương gây nên những vụ tai nạn mất tích.

5. Vùng biển quanh Mũi Sừng

Cape Horn (Mũi Sừng) là một vách đá cao 425m, nằm điểm cực Nam của quần đảo Tierra del Fuego, miền Nam Chile, châu Mỹ.

Mô tả hình ảnh

Mũi Sừng luôn là nỗi khiếp sợ cho các thủy thủ, ngay cả những người đi biển dày dặn kinh nghiệm nhất

Trong nhiều thế kỷ, Cape Horn là hải trình chủ yếu giữa các lục địa Mỹ, Âu và Á châu. Các thuyền tầu hầu như phải chọn thủy lộ này, dù bao hiểm nguy luôn rình rập trên khúc quanh tuy nhỏ nhưng thuộc hàng đáng sợ nhất thế giới.

Với những tảng băng hà trôi dạt, các trận giông tố do ảnh hưởng sôi động của 3 đại dương, những ngọn sóng cao đến 30 thước như bức tường cuồng nộ đổ ập lên thuyền bè.

Nơi đây được xem là địa ngục của gió, những dòng hải lưu hung tợn, sóng thần cao 30m và của băng tuyết khắc nghiệt. Tàu bè muốn qua mũi Horn phải hứng chịu những cơn gió mạnh thổi từ tây sang đông, sức gió cực mạnh do không bị đất ngăn trở.

Hơn nữa, bị gò ép giữa lục địa Nam Cực và dãy núi Andes, gió ùa thẳng vào eo hẹp Drake, gây ra những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn.

Năm 1934, một nhà thám hiểm người Na Uy tên là Al Hansen là người đầu tiên trên thế giới chinh phục Mũi Sừng bằng thuyền mộc. Nhưng vì đi sai đường từ đông sang tây, thuyền của ông đã bị đắm sau khi không thể chống chọi nổi với những cơn gió lớn tại đây.

Trải qua hàng trăm năm nay, Cape Horn luôn là nỗi khiếp sợ cho các thủy thủ, ngay cả những người đi biển lâu năm, dày dặn kinh nghiệm nhất.

Theo Tri Thức Trẻ

Chủ đề chính: #nghĩa_địa_biển

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn