Huỳnh Thị Ngọc Trân

Những sai lầm trong tự nhận thức bản thân

Đăng 9 năm trước

Để có thể sống trong xã hội hiện nay, bạn cần phải biết người khác nghĩ về mình dù rằng rõ ràng cái nhìn đó phụ thuộc vào cách bạn tự nhận thức bản thân

ảnh cuộc sống,tâm lý,tự nhận thức bản thân

Để có thể sống trong xã hội hiện nay, bạn cần phải biết người khác nghĩ về mình dù rằng rõ ràng cái nhìn đó phụ thuộc vào cách bạn tự nhận thức bản thân

Có bao giờ bạn tự hỏi mình như thế nào trong một bài diễn thuyết của chính mình. Mọi người lắng nghe bạn đều tỏ ra hài lòng, vui vẻ, ủng hộ nhiệt tình và bạn nghĩ rằng mình đã thành công. Nhưng bỗng một ngày bạn xem lại một đoạn video ghi hình bạn trong buồi diễn thuyết đó và bạn nhận ra bạn làm không tốt như bạn tưởng. Bạn lo lắng, bạn hành động cứng nhắc, ngôn ngữ cơ thể lung tung, giọng nói thì lại chói tai và biểu hiện gương mặt của bạn thật kì quái. Và bạn tự hỏi đó có phải chính xác là những gì người khác đã nhìn thấy bạn vào lúc đó ?

Đó đúng thật là ý nghĩ đáng sợ : "nếu như bạn có thiếu sót nào đó mà những người khác thấy nhưng bạn không thấy? Và ngược lại, liệu có điểm quyến rũ nào mà bạn nhìn thấy nhưng người khác lại không thấy hay họ lại thấy một điểm nào đó mà bạn lại không thấy? Và lỡ như bạn nghĩ mình là người có năng lực trong khi ngược lại bạn là một kẻ phá hoại thì sao?"

Có rất nhiều người tuyên bố họ không quan tâm đến người khác nghĩ về mình thế nào, nhưng thật ra, chúng ta, cuối cùng vẫn tự tạo ra một con người mà mình muốn và cần phải phù hợp với xã hội này. Bởi vì " con người thường có tâm lý tích hợp để dẫn đến một sự tương hợp lẫn nhau". Còn các mối lo lắng xã hội thật ra chỉ là một phản ứng bẩm sinh của việc bị đe dọa loại trừ ra khỏi xã hội mà thôi. Cảm thấy rằng chúng ta sẽ bị bỏ lại bởi một nhóm người khiến chúng ta kích động và dễ chán nản.

Sự ngộ nhận hay nhận thức sai lầm là những quan niệm của chúng ta về những quan niệm của người khác về chúng ta.

Điểm mấu chốt: chúng ta phải đi sâu vào tìm hiểu cách chúng ta tự nhận thức bản thân.

Rất dễ hiều, quan niệm của bạn về cách người khác nhìn bạn là người như thế nào thật ra chỉ xoay xung quanh quan niệm của bạn về chính bạn. "Bạn lọc các tín hiệu mà bạn nhận được của người khác thông qua sự tự nhận thức của bản thân mình" - giáo sư tâm lý học Mark Leary của trường Wke Forest University ở Winston - Salem, North Carolina giải thích.

Và sự nhận thức cơ bản của chúng ta được hình thành từ một người rất đặc biệt : mẹ chúng ta hay người chăm sóc chúng ta. Câu hỏi đầu tiên là làm sao mẹ chúng ta có thể đáp lại hay hiểu được chúng ta muốn gì khi khóc hay khi ta khoa tay múa chân lúc còn nhỏ mà chưa thể dùng đến ngôn ngữ lại ảnh hưởng nặng nề đến cách mà chúng ta mong đợi người khác chú ý đến mình?

Bởi vì "trẻ nhỏ thường cư xử theo cách duy trì những điều mà chúng đã từng trải qua". Vì thế "một đứa trẻ mà có người mẹ không nhạy cảm, không hiểu nó thường sẽ có hành động rất đáng ghét hoặc khép kín để mọi người phải giữ khoảng cách với chúng. Những người mẹ nhạy cảm và có hiểu được con mình, thì trẻ sẽ tự tin và kết nối với những đứa trẻ cùng tuổi".

Lúc còn nhỏ, những đứa trẻ sẽ quét những phản ứng trên gương mặt của mẹ để tìm ra manh mối mình là người thế nào và khi lớn lên chúng tiếp tụctìm kiếm những phản xạ của mình trong mắt người khác.

Mọi người thường dựa vào ấn tượng của người khác lên mình để tự hình thành cách nhìn của bản thân họ. Theo khảo sát, ta thấy nếu một người có cái nhìn khá tiêu cực về bả thân mình thì sẽ dễ khuyến khích người khác đánh giá mình gay gắt hơn.

ảnh cuộc sống,tâm lý,tự nhận thức bản thân

Và mỗi người đều có cách nhìn khác nhau trong việc đánh giá người khác nhưng được điều chỉnh theo quan niệm của chính bản thân mình. Vì dụ,một người xem mình là người tốt thì thường nhìn thấy mọi người đều thông minh và tốt bụng.

Xa hơn nữa, một người cá biệt nào đó không quan tâm đến bạn, họ cũng chẳng thể hiện ra bên ngoài. Một nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều không thể chỉ ra khi nào thì người khác đang giả vờ. Bởi vì, bạn nói, bạn nghe, bạn lên kế hoạch cho những gì bạn sắp nói cũng như bạn điều chỉnh ngôn ngữ của bạn phù hợp với người khác mà được gọi là " sự bận rộn của nhận thức". Vì thế làm sao bạn biết được có bao nhiêu sự tương tác giữa bạn và người nghe bị bạn bỏ qua làm bạn trông như là một kẻ chỉ trích cay độc trong khi người bạn mới của mình thì đang giả vờ đồng ý với bạn?

Chúng ta phải thừa nhận chúng ta không có khả năng hiểu sâu sắc những phản ứng của người khác.

Ngữ cảnh cũng rất quan trọng. Bạn diễn tả mình là người khá vui vẻ và nói năng nổ nhưng người khác sẽ không đồng ý điều đó nếu như gặp bạn tại đám tang của bạn trai mình.

Bạn càng kiểm soát ấn tượng bạn đưa ra cho người khác thì sự tự nhận thức của bạn cũng sẽ chính xác hơn. Ví dụ, bạn đi với tướng đi lừ đừ,vai rũ xuống nhưng lại không biết điều đó. Bạn không hay biết rằng tướng đi của bạn đã ghi sâu vào tâm trí của những người gặp gỡ bạn, cũng như đi sâu vào cách họ nhìn nhận bạn.

Nếu bạn là người thích sự chú ý hay công nhận của người khác, bạn càng có khuynh hường nghĩ rằng bạn tạo nên ấn tượng tích cực lên người khác và nhìn chung bạn sẽ như vậy.

ảnh cuộc sống,tâm lý,tự nhận thức bản thân

Vậy, những người học được cách điều chế cảm xúc của mình thì càng biế trõ hơn người khác nghĩ về mình như thế nào. Carroll Izard giáo sư tâm lý học trường đại học Delaware chỉ ra rằng " những người biết điều chế cảm xúc của mình họ có thể đọc được những biểu cảm trên gương mặt người khác và từ đó họ đồng  cảm". Hãy thử nghĩ, nếu bạn thể hiện là người thể hiện quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài hoặc lại kiềm nén cảm xúc bên trong thì bạn chẳng thể nào đánh giá được những phản ứng của người khác về mình.

Với những người yếu đuối, họ chống lại việc tiếp nhận những ý kiến của người khác. Vì dụ, bạn hãy nghĩ bạn là một người xếp dễ cáu giận, không thân thiện với gương mặt đầy chỉ trích, hay một học sinh mau nước mắt khi nhận phải một đánh giá xấu của giáo viên, hay  thậm chí bạn nghĩ là đồng nghiệp và giáo viên bắt đầu để bạn lại trong bóng tối và tự mò mẫm trong những bước đi sai lầm của mình. Những người như thế thường sẽ cổ vũ người khác lừa dối họ. Vì họ phản chiếu sự yếu đuối của mình ra bên ngoài làm cho người khác sợ tổn thương họ bằng những nhận xét thẳng thắng của mình. Thế là họ chọn cách nói dối những người đó.

Ái kỷ hay tự yêu bản thân mình thái quá cũng gây trở ngại cho tự nhận thức của bạn. Trong một nghiên cứu của giáo sư Oliver John, của trường đại học California ở Berkeley và nhóm ông ấy khi thực hiện việc ghi hình một nhóm người bị chẩn đoán rằng họ bị mắc căn bệnh thái nhân cách. Những người đó thường thích thú chăm chú vào bản thân họ, họ rất thích ngắm nhìn những cảnh có mình và đều suy nghĩ rằng mình đẹp.

Còn những người mắc bệnh lo lắng xã hội lại truyền tải ấn tượng bản thân không tốt. Bời vì những người nhút nhát ấy đều xem mình là trung tâm. Họ chỉ nghĩ đến bản thân và hoạt động của mình. Họ tưởng tượng mọi người đều nhìn họ, đánh giá từng cử chỉ của mình. Họ nghĩ họ lả trung tâm của bất kì hoạt động xã hội nào. Những người mắc chứng lo lắng xã hội thường quá bận rộn vào những gì người khác nghĩ vì thế họ hành động không tự nhiên.

Và nếu bạn xem chính bạn trên video, bạn đang so sánh cái " tôi" của bạn lúc đó với " cái tôi có thể được" - cái "tôi" mà bạn ước mình trở thành và bạn bắt đầu đánh giá mình khá gay gắt vì bạn đang tập trung vào thất bại của mình trong việc thích ứng với các tiêu chuẩn mình đưa ra.

Theo psychologytoday.com

Chủ đề chính: #cuộc_sống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn