Hoa Vien Yêu màu mây, màu violet. Thích mùa thu dịu ngọt. Ghét mùa hè nóng bỏng.

Những thói quen nào được xem là “bình thường” ở Việt Nam nhưng có thể là hành vi phạm pháp ở Mỹ?

Đăng 5 năm trước

Trong cuộc sống thường ngày, một số thói quen sống của người Việt và những hành vi được coi là “bình thường” có thể sẽ gây nên sự hiểu lầm nghiêm trọng, thậm chí là vi phạm pháp luật và bị ngồi tù nếu ở Mỹ.

1. Gây tiếng ồn làm phiền người khác

Mới đây ở Công viên Sunset New York có một nhóm các bà người Hoa nhảy múa ở quảng trường và bị tố cáo là làm phiền mọi người. Ở Mỹ, việc nhảy múa ở công viên không phải là phạm pháp, nhưng nhạc và tiếng ồn phải dưới 35 dB (tương đương với tiếng tủ lạnh chạy trong phòng yên tĩnh), vượt quá mức này là vi phạm pháp luật.

2. Cười cợt, tỏ ra thân cận với cảnh sát

Ở Việt Nam, nếu bạn bị cảnh sát bắt do vi phạm luật giao thông, hẳn là bạn sẽ phải vội vàng xuống xe, nhận lỗi, giải thích hoặc tỏ ra thân thiện với cảnh sát, thậm chí là “lấy lòng”, “đút lót” để được cho qua.

Nhưng ở Mỹ, bạn tuyệt đối đừng làm như vậy. Khi cảnh sát đuổi theo bảo bạn dừng xe, dù bạn có biết mình vi phạm lỗi gì hay không cũng đừng ra khỏi xe, phải làm theo những điều mà cảnh sát yêu cầu: họ bảo bạn kéo cửa kính xuống thì kéo, yêu cầu xem bằng lái thì cho họ xem, tuyệt đối đừng làm gì hơn, nếu không cảnh sát sẽ có quyền nổ súng với bạn. Nếu có lời nói và hành động đút lót với cảnh sát, bạn sẽ bị phạt rất nặng.

3. Đùa giỡn về việc gây nguy hiểm cho an toàn nơi công cộng

Ở Việt Nam, nếu trong lúc xếp hàng rất lâu ở bến xe mà chưa mua được vé, bạn bực tức quát nạt và buông lời nói rằng sẽ “san bằng” cái bến xe này, bạn sẽ bị nhân viên bán vé “lườm” một cái rồi thôi. Nếu ở Mỹ, có thể bạn sẽ bị bắt.

Ngoài ra, bạn không được đùa giỡn về việc gây nguy hiểm đến an ninh công cộng, ví dụ như nói muốn cướp máy bay hay cho nổ bom. Ở cổng kiểm tra an ninh của Sân bay quốc tế Los Angeles có đặt bảng “Cấm đùa giỡn”.

4. Tùy tiện nhắc đến tổ tiên người khác

Ở Việt Nam, có rất nhiều lời “chửi thề” kinh điển được sử dụng rộng rãi, mọi người đều dùng quen miệng. Còn có những người lôi cả tổ tiên, “tông chi họ hàng” của người khác ra chửi khi cãi nhau và cho rằng mắng người là không phạm pháp, dù sao cũng chỉ là một lời nói, chẳng làm hại tới ai cả.

Thế nhưng ở Mỹ, chửi mắng người khác rất có thể sẽ phạm pháp. Bạn không được có những phát ngôn nhục mạ người khác dễ gây xung đột, hay nói cách khác là những lời mắng chửi có tính sỉ nhục và khiêu khích mạnh đối với bất cứ cá nhân nào hoặc những lời nói không hay gây tổn thương cho người khác và dẫn đến tấn công ngược lại, bao gồm những ngôn từ hạ lưu, phỉ báng…

5. Đe dọa

Ở Việt Nam, bạn có thể tùy tiện dọa nạt người khác, ví dụ như “tao sẽ xử mày, giết mày”… mà cũng không gặp bất cứ phiền phức nào.

Nhưng ở Mỹ, rất có thể là bạn đã phạm pháp. Người kia có thể kiện bạn tội đe dọa người khác, tòa án sẽ phán bạn không được đến gần cũng như xuất hiện ở nơi nguyên đơn sống và làm việc. Nếu làm trái với phán quyết của tòa, bạn sẽ bị ngồi tù. Nếu những lời đe dọa của bạn khó nghe hơn, người kia cho rằng mình bị tổn thương, họ nhờ đến luật sư thì không chừng bạn sẽ phải ngồi tù và còn phải chịu tổn thất về kinh tế.

6. Đánh mắng con

Ở Việt Nam, việc cha mẹ đánh mắng con mình là chuyện thường tình. Ở Mỹ, việc ngược đãi trẻ em bằng bất cứ hình thức nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Ví dụ như, con quấy khóc, cha mẹ cho một cái bạt tai hoặc la rầy nghiêm khắc, đây là hành vi phạm pháp. Thậm chí nếu xảy ra tranh chấp ở nơi công cộng, lôi lôi kéo kéo, lớn tiếng la mắng, giáo huấn nghiêm khắc cũng là phạm pháp.

Nếu mọi người xung quanh nhìn thấy cha mẹ ngược đãi con cái, rất có thể họ sẽ báo cảnh sát, bạn sẽ mất quyền nuôi dưỡng con, nghiêm trọng thì có thể phải ngồi tù.

Giáo viên ở trường, các nhân viên xã hội hoặc bác sĩ một khi phát hiện trẻ em bị ngược đãi đều phải thông báo với cơ quan chức năng. Nếu không, bản thân họ có thể sẽ bị buộc tội nhẹ.

7. Dò xét sự riêng tư của người khác

Ở Việt Nam, đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đang tìm việc làm, việc có một lá thư xin việc rõ ràng nhất có thể là rất tốt. Trên đơn xin việc phải có tuổi tác, số chứng minh thư, thông tin của cha mẹ…, thậm chí còn phải có giấy chứng minh không có tiền án tiền sự của đồn cảnh sát cũng như thông tin về dân tộc, thành phần bản thân, gia đình, tình trạng hôn nhân, từng nhận được những giải thưởng gì vào lúc nào, ở đâu… Trong đơn xin việc bắt buộc phải có những thông tin này.

Nhưng ở Mỹ, một bản lý lịch như thế này hoặc trong lúc phỏng vấn mà có hỏi đến những thông tin nêu trên đều là phạm pháp. Bởi vì việc này đã xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư, thậm chí bạn có thể kiện công ty đó.

8. Phơi quần áo ngoài trời

Người Việt thích phơi quần áo ngoài trời dưới ánh nắng, bao gồm cả đồ lót. Nhưng ở Mỹ thì cần phải cẩn thận, bởi vì có rất nhiều thành phố không cho phép phơi đồ lót ở ngoài trời để người khác nhìn thấy. Một khi bị hàng xóm phản ánh, bạn sẽ phải nộp phạt. Luật pháp của Mỹ quy định cấm phơi quần áo ở ngoài trời, bạn buộc phải dùng máy sấy.

9. Cho con mặc quần thủng đáy

Ở Mỹ, bạn sẽ gặp phiền phức nếu cho con mặc quần thủng đáy. Người ta từng chia sẻ hình ảnh một người phụ nữ Trung Quốc dắt con mặc quần thủng đáy đi dạo ở Công viên Monterey (California), kết quả là bị một người phụ nữ da trắng báo cảnh sát. Đối với hành vi để lộ phần bên dưới cơ thể, luật pháp của Mỹ xem là “hành vi sai trái”, nhẹ thì bị nhắc nhở, nặng thì phải chịu phạt. Dù là trẻ nhỏ thì đây cũng được xem là “hành vi không đúng đắn” của phụ huynh.

Đôi khi không phải là do không biết luật, mà là do sự khác biệt về văn hóa đã tạo nên sự thiếu hụt về nhận thức, vì vậy các bạn người Việt cần phải nhanh chóng “nhập gia tùy tục” để tránh bản thân vô ý vi phạm luật pháp địa phương của Mỹ.

Chủ đề chính: #người_Việt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn