Capricorn

Những tin đồn sai về Bắc Triều Tiên

Đăng 9 năm trước

Bài viết này thống kê lại các tin đồn không đúng về Bắc Triều Tiên được thêu dệt từ những nguồn tin không xác thực.

Chú ý: bài viết này thống kê lại các tin đồn không đúng về Bắc Triều Tiên được thêu dệt từ những nguồn tin không xác thực. Nếu có câu chuyện nào là thật, chúng tôi sẽ kiểm chứng cho bạn. Chúng thật sự là những tin đồn thất thiệt về Triều Tiên thôi.

Giáng sinh này, trong khi nhiều người trong chúng ta tận hưởng không khí của mùa Noel bên gia đình và tặng quà cho nhau, Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ ngồi tại một chiếc bàn dài sang trọng, ăn những món ăn được bày biện trên dĩa như phô mai Emmentaler và uống rượu rắn. Hoặc có thể ông ấy sẽ nghĩ ngợi về việc sẽ quăng người họ hàng nào của mình vào ổ của những con chó săn đang đói mồi và khát máu. (có liên quan đến cái chết của người chú của Kim Jong-un)

Thật ra, chúng ta chẳng có khái niệm vào về kì nghỉ của ngài Jong-un sẽ như thế nào cả.

Bắc Triều Tiên là một ngôi làng Potemkin trong đời thực, vô cùng bí ẩn, tối mật, quân sự hóa với chương trình vũ khí hạt nhân. Việc thiếu hụt những thông tin đáng tin cậy được truyền ra khỏi đất nước đã tạo ra một không gian chứa đựng những tin đồn không xác đáng. Kết quả là những tin tức và bài báo cáo về đất nước này đối với thế giới thường không hay và tốt đẹp như những gì truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nói với dân chúng.

Những hoài nghi và lo ngại của chúng ta về Bắc Triều Tiên do một loạt những tin tức thiếu cơ sở, những bài báo cáo truyền thông tác động nên. Thông thường, đó là những tin đồn không chính xác, và những tin đồn về Bắc Triều Tiên càng nhiều dần khi chúng khởi nguồn là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc và lan truyền xuống phía tây, mà Chúng bị bóp méo đi ít nhiều và xuất hiện dày đặc trên các trang tin tức, truyền hình cáp.

Chỉ từ tháng 10 vừa qua, tin đồn về đất nước này đã tạo nên không ít những sự khẳng định như đinh đóng cột rằng Jong-un rất ghiền pho mát Thụy Sĩ, bị bệnh gout, bị trẹo cả hai mắt cá chân vì ông thích đi giày cao gót và thích uống rượu rắn để tăng cường sinh lực. Cũng có những bài viết nói rằng ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính, và khi ông thiết lập quyền lực đã kèm theo một sắc lệnh rằng bất cứ ai giống tên với ông sẽ phải thay đổi tên của mình ngay lập tức. Tuy nhiên, đây chỉ là một số trong hàng loạt tin đồn về Bắc Triều Tiên trong hai tháng rưỡi qua.

Việc tung tin đồn đoán khiến cho những câu chuyện thật sự về Bắc Triều Tiên thậm chí còn sai khác hơn nhiều so với truyện hư cấu – điển hình là phản ứng của Bắc Triều Tiên về bộ phim hài The Interview của hãng phim Sony Pictures. Tháng 6 vừa qua, Bắc Triều Tiên đã cảnh báo rằng việc phát hành bộ phim Seth Rogen/James Franco – nói về âm mưu ám sát Kim Jong-un – sẽ được coi như là một “hành động gây chiến tranh”.

Tin tặc đã đột nhập vào hệ thống của Sony Pictures và tiết lộ một loạt những tư liệu tối mật nhưng không kém phần đáng xấu hổ. Những tên tin tặc này sau đó đã buông lời khủng bố giống như sự kiện 11/9 trong suốt những ngày đầu khởi quay. Khi bộ phim được ra rạp tại một số nơi, Sony Pictures đã hủy bỏ việc phát hành. FBI nghi ngờ Bắc Triều Tiên là thủ phạm gây ra việc này. Mặc dù đất nước này từ chối dính líu đến vụ việc, họ vẫn không quên tuyên bố một câu rằng việc các tin tặc làm thật là một “hành động chân chính”.

Ngay cả với tuyên bố của FBI, một số chuyên gia an ninh thông tin vẫn còn hoài nghi rằng Bắc Triều Tiên đứng sau vụ xâm nhập hệ thống của Sony Pictures. Điều đó một lần nữa cho thấy bất kì tin tức liên quan đến quốc gia bí ẩn này đều có thể chứa đựng những thông tin sai lệch và lời đồn đoán không xác thực.

“Với sự phát triển của internet, tin tức và cả những thông tin sai lệch về Bắc Triều Tiên ngày một nhiều, cùng với đó là khả năng lưu trữ và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng hiện nay cũng khiến cho việc lan truyền những tin tức đó ngày một dễ dàng hơn”, theo David Straub – một cựu quản lý vấn đề Bắc Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương Shorenstein tại Đại học Stanford. “Kết quả này là do sự tăng lên theo cấp số nhân của những người tạo ra, lan truyền và sử dụng bất cứ thông tin nào về Bắc Triều Tiên, và do truyền thông hay báo đài đưa tin dựa vào những gì nhiều người đang nhắc đến.”

Sự đông đảo những người tạo ra tin đồn và việc các trang báo cứ tiếp tục đăng tải những tin đồn ấy đã khiến cho Bắc Triều Tiên trở thành trung tâm của một “nền kinh tế tin đồn” đang phát triển. Như bình luận viên Max Fisher của tờ Washington Post cho biết: “Không có quấn gia nào khác mà mang lại cho chúng tôi sự hoài nghi nhiều như thế.”

Năm nay có lẽ là năm “huy hoàng” nhất về “nền kinh tế tin đồn” của Bắc Triều Tiên, hoặc cũng có thể nói cách khác, là năm tồi tệ nhất.

Mô tả hình ảnh


Giải mã “nền kinh tế tin đồn”

Ai nắm quyền tất cả? “Nền kinh tế tin đồn” Bắc Triều Tiên chứa đựng một loạt các nguồn tin từ: những người Bắc Triều Tiên ở nước ngoài kiếm sống bằng nghề bán thông tin; những người dân của chính đất nước đã liều lĩnh để rò rỉ thông tin; các cơ quan tình báo, đặc biệt là một cơ quan tại Hàn Quốc đã tạo nên những câu chuyện về Bắc Triều Tiên trên báo chí; các viện nghiên cứu, cố vấn và các chuyên gia khác – những người được truyền thông tìm ra để tìm kiếm thông tin khi có điều gì xảy ra (hoặc không xảy ra); các chính trị gia mà quan tâm việc cô lập hoặc kích động Bắc Triều Tiên; nhà báo – những người “phát cuồng” tin đồn về đất nước này; và cuối cùng, chính là chúng ta.

Vâng, không ai khác, là chính chúng ta.

Chúng ta là những người thấy thông tin rằng Jong-un nghiện phô mai Emmentaler và mỉm cười khi đọc nó, hoặc cau có, hoặc bỏ qua. Sự háo hức của người đọc đối với những tin đồn về Bắc Triều Tiên đã làm ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của họ cũng như cách họ truyền đạt thông tin.

Giống như bất kì một nền kinh tế nào, tiền là một nhân tố thúc đẩy làn sóng tin đồn về Bắc Triều Tiên. Một báo cáo gần đây của hãng tin Associated Press dẫn lời những người đứng đầu của một nhóm người đào tẩu của Bắc Triều Tiên về cách họ thu thập thông tin từ đất nước của họ. Trong đa số trường hợp, họ cất giữ thông tin tại nhà – điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ bị tra tấn, và tiến hành đưa thông tin ra ngoài bằng những cuộc điện thoại vào đêm khuya hoặc sáng sớm.

“Họ chắc chắn làm điều đó vì tiền”, Kim Seong-Min, người điều hành Đài phát thanh Bắc Triều Tiên, nói với AP – và nhấn mạnh rằng sự đền bù đôi khi là tiền mặt hoặc tặng đồ điện tử.

Kim Seong-Min không quan tâm về các tin đồn, dù chúng tác động tiêu cực đến chế độ độc tài của đất nước. “Có rất nhiều câu chuyện về Bắc Triều Tiên, và tôi nghĩ rằng tất cả chúng đều tốt, miễn sao chúng đừng ca ngợi đất nước quá,” ông nói, “Tôi nghĩ rằng những câu chuyện sẽ giúp mọi người hiểu hơn về chế độ độc tài của Bắc Triều Tiên.”

Kim Heung Kwang, một kẻ đào tẩu đang điều hành một tổ chức mang tên Hội đoàn kết trí thức Bắc Triều Tiên, nói với AP rằng ông thường trả 50 đến 100 đô-la cho những thông tin được cung cấp, và còn có thể thêm tiền thưởng nếu cho phép. (Ông cho biết ông đã trả khoảng 3000 đô-la cho hai người đưa tin vì họ đã cung cấp thông tin chính xác về lần đánh giá lại tiền tệ vào năm 2009.)

Những người đưa tin và nhiều thành phần khác đang lợi dụng sự “đói” thông tin của quần chúng, chưa kể đến sự hoang mang và tò mò cực độ khi nói về đất nước này.

“Do Bắc Triều Tiên như là một chiếc hộp bí mật, hầu như khước từ những quan điểm từ bên ngoài, hầu như ai cũng có thể chạy trốn để tránh bị phạt khi tuyên bố rằng anh ta hay cô ta là một chuyên gia,”, Straub viết. “Ở đây có rất nhiều chính phủ, nhóm và các nhân đáng bị phàn nàn. Sự dốt nát, mơ tưởng hão huyền và thậm chí là những thông tin sai lệch đã quá phổ biến trong các báo cáo về Bắc Triều Tiên.”

Tin đồn, có thể là về Bắc Triều Tiên hay những thứ khác xung quanh chúng ta, cũng là một phần không thể tách rời trong những trải nghiệm của đời người. Những công trình nghiên cứu nhiều thập kỉ của các nhà tâm lý học và xã hội học đã phát hiện ra rằng tin đồn nổi tự nhiên nổi lên trong những lúc cảm thấy không chắc chắn và lo lắng. Chúng ta tạo ra và lan truyền chúng giống nhu để làm cho câu chuyện của chúng ta có phần hợp lý dù chúng ta chưa chắc đã biết rõ.

“Tất nhiên tôi nghĩ rằng sự không chắc chắn là một phần nguyên cơ (gây ra tin đồn về Bắc Triều Tiên) bởi vì có quá ít thông tin có thể rò rì ra khỏi biên giới Bắc Triều Tiên,” giáo sư tâm lý tại Viện Công nghệ Rochester chuyên nghiên cứu về tin đồn – Nick DiFonzo cho hay. “Vì (Jong-un) được xem là người đứng đầu và ông ta làm rất nhiều điều xấu xa nên nhiều người tỏ ra quan ngại về ông ấy.”

Sự không chắc chắn và lo lắng không xuất hiện nhiều trong các câu chuyện nhạo báng Jong-un và đất nước của ông. DiFonzo cho biết những người có thể liên quan đến nhóm mà các nhà tâm lý học hay gọi là “nhóm có động cơ khác biệt”. Chúng tôi muốn khẳng định chúng ta khác như thế nào so với Jong-un và cách sống của ông ấy. DiFonzo nói rằng những tin đồn điên rồ về Bắc Triều Tiên thường là một sự thể hiện của chính chúng ta nói về bản thâm mình, “Chúng ta khác họ, các sống của chúng ta tốt hơn của họ, và cả của ông ấy nữa.”

Tuy nhiên, khi những thông tin xác thực và đáng tin cậy được tiết lộ, chúng ta lại không để ý đến. Vào tháng 2 vừa qua, Liên hợp quốc đã cho tung ra một bài báo cáo chi tiết về việc vi phạm luật nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Báo cáo đã tìm thấy những tội ác đang hoành hành như “tàn sát, giết người, nô lệ, tra tấn, tù đày, cưỡng hiếp, cưỡng bức phá thai và xu hướng bạo lực tình dục, khủng bố về chính trị, tôn giáo, sắc tộc và giới tính, thi hành chuyển biến dân số bẵng võ lực, thực thi việc biến mất của một vài người và hành động vô nhân đạo khi cố ý kéo dài nạn đói.”

Nhưng bạn có nghe rằng Kim Jong-un đã tuyên bố về việc đàn ông trên cả nước phải cắt tóc giống ông ta chưa? Tin đồn thất thiệt này đã lan truyền rộng rãi sau một tháng kể từ khi bài báo cáo của LHQ được tung ra.

Mô tả hình ảnh


Không đưa Bắc Triều Tiên vào miệng các chú chó

Vào đầu tháng 1 xuất hiện một cáo buộc sai rằng Jong-un, có thể trong một cơn thịnh nộ khi đang có men, đã bắt người chú của mình là Jang Song Thaek khỏa thân và làm thức ăn cho 1 bầy chó đói gồm 120 con. Điều đó là không đúng và chưa bao giờ xảy ra, nhưng đó cũng không phải là âm mưu của báo chí thêu dệt nên.

Câu chuyện đã được lan truyền khắp trên các trang web. Nó vẫn còn ở dạng nguyên bản chưa được chỉnh sửa và xuất hiện cả trên các trang uy tín như NBC News. Trang này, cũng như nhiều trang báo khác, đã đổ bài báo cáo này cho tờ Wen Wei Po của Hồng Kông khi trên trang này có một câu chuyện được ddawng vào ngày 12/12. NBC đã củng cố bài báo cáo của mình bằng cách trích dẫn câu nói của một quan chức “cấp cao” Mỹ vô danh, “Điều này thật lạ lùng với chúng tôi.”

Tuy nhiên, nó lại khá quen thuộc với Trevor Powell, một kĩ sư phần mềm ở Chicago. Ông đã truy lại cáo buộc ban đầu vào ngày 11/12. Nó được bịa ra từ một nhà châm biếm nổi tiếng người Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng, tên Choi Seongho. (Theo như The Guardian đưa tin ở thời điểm đó, hình nền của hồ sơ Seongho trên một trang mạng xã hội Trung Quốc “hiện lên hình ảnh hoạt hình của Kim Jong-un đang đứng trên ban công, hai bên có các phụ tá quân sự, cánh tay ông ta giơ cao và bàn tay đưa lên ngón tay “thối” (ngón giữa).” Rõ ràng, đó không phải là một hình ảnh thật.)

Các tờ báo Hồng Kông đăng tải bài viết của Powell không sót một chữ, và nó nhanh chóng được dịch và xuất hiện trên các tờ báo tiếng Anh.

Tin đồn thất thiệt này mang nhiều đặc điểm của một cáo buộc điển hình, phổ biến của Bắc Triều Tiên: nó bắt nguồn từ một câu chuyện trên báo chí châu Á, trong đó có nhiều nguồn tin không rõ danh tính; câu chuyện khắc họa một đất nước và vị lãnh đạo của đất nước ấy vô cùng tiêu cực; và nó có một sự liên kết nào đó với một sự kiện có thật.

Trong vụ việc này, Jong-un đã thực hiện một vụ thanh trừng người chú của mình vào tháng 12. Thaek đã bị xử tử, nhưng cái chết của ông không liên quan đến con chó nào cả. Tin tức về số phận của Thaek đã được xác nhận bởi bài viết từ một thông tấn xã nhà nước của Bắc Triều Tiên, bài báo đã chỉ trích Thaek như là một “kẻ phản bội của mọi thời đại”, và tố cáo “mưu đồ và cách làm hèn hạ” của ông:

Jang đã bị cáo buộc là quy tụ lực lượng thù địch và đứng đầu một phe phái trong một thời gian dài, do đó, phe của ông đã phạm nhiều tội ác ghê tởm có thể kể đến như âm mưu lật đổ nhà nước bằng những mưu đồ và cách làm hèn hạ, với tham vọng to lớn là nắm lấy quyền lực tối cao của đảng và nhà nước.

Ngôn từ trong bài viết làm hồi tưởng lại các tuyên bố chính thức của Bắc Triều Tiên đã ban hành khi lệnh trừng phạt của phương Tây ngăn chặn quốc gia này không được nhập khẩu… thang kéo trượt truyết:

Đây là một sự nhạo bán không thể chấp nhận của xã hội và nhân dân CHDCND Triều Tiên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền khi chính trị hóa thể thao và phân biệt đối xử đối với người Triều Tiên.

Những hành động có thể kiểm chứng của Bắc Triều Tiên thường rất thảm hại, và sự thật là những hành động này (và cả những phản ứng) thường đi kèm với việc sử dụng thương hiệu của các cơ quan tuyên truyền cộng sản cấp cao, sử dụng những hành động như lắc đầu hoặc nhạo báng thẳng thừng.


Khi Bắc Triều Tiên không ban hành việc lên án về thanh trừng giới tinh hoa, than phiền về việc cấm thang kéo trượt tuyết, hoặc đe dọa gây Thế chiến III, đất nước này chuyển sang photoshop các hình ảnh diễn tập quân sự thật hoành tráng hết cỡ nhằm thổi phồng về độ giàu có của kho vũ khí thủy phi cơ ở đây. Hỗn hợp của một bên là mối đe dọa đang hiện hữu, một bên là sự bất tài đến nực cười đã định hình nhận thức của chúng ta, mở ra cánh cửa cho những lời nói dối và chi phối trí tưởng tượng của chúng ta. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho những tin đồn mà gây nên một hình ảnh tiêu cực và hay bị chế giễu cho Bắc Triều Tiên.

Viết về tin đồn người bị chó ăn thịt trên tờ Washington Post, Fisher giải thích: “Truyền thông phương Tây đã từng chấp nhận về việc một câu chuyện mà họ sẽ từ chối nếu nó lan truyền đến một quốc gia khác, sự thật đó đã nói cho chúng ta biết nhiều hơn về cách mà Bắc Triều Tiên bị che đậy – và làm thế nào mà quốc gia này bị hiểu lầm.”

Lấy ví dụ về mỗi quan hệ giữa Jong-un và sứ giả Dennis Rodman. Rodman là cựu tuyển thủ bóng rổ NBA, người được biết đến nhiều hơn qua các chương trình truyền hình thực tế, thời gian ở trại cai nghiện và cuộc hôn nhân chóng vánh với nữ diễn viên Carmen Electra.

Ông đã đến thăm Bắc Triều Tiên nhiều lần và được tiếp đãi với tư cách vừa là một ngôi sao vừa là một nhà ngoại giao. Sau khi dành thời gian cho Jong-un, lần này, trước ống kính của phái đoàn đến từ tạp chí VICE, Rodman đã nói với vị lãnh đạo của Bắc Triều Tiên rằng Jong-un là người “bạn suốt đời” của ông. Rodman trở lại đây vào tháng 1 năm nay để tham gia một trận đấu bóng rổ giao hữu và hát tặng bài “Happy Birthday” như một món quà sinh nhật đến Jong-un.

Đây không chỉ là cách “ngoại giao bóng rổ” lạ kì của họ, mỗi sự tương tác mà Bắc Triều Tiên có với các nước khác trên thế giới đều rất vô lý, không từ nào diễn tả nổi. Vào tháng 8, hai tháng sau cảnh báo về hậu quả địa chính trị nghiêm trọng trong một bộ phim hài, Bắc Triều Tiên đã gắn cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry biệt danh “sói” với “chiếc cằm nhô ghê tởm”. Trong một bài báo của thông tấn xã nhà nước được trích dẫn bởi The South China Morning Post, một phát ngôn viên tiếp tục với nhiều lời lăng mạ: “Hành động của ông ta một lần nữa thể hiện bản chất thâm căn cố đế của Mỹ như là một kẻ đạo đức giả, người đã lừa dối và chế giễu loài người với đủ loại mánh lới trên đời.”

Các cuộc công kích Kerry liên quan đến một đóng góp quan trọng cho “nền kinh tế tin đồn” Bắc Triều Tiên: kẻ thù. Họ có rất nhiều kẻ thù, và có một người đặc biệt luôn gieo rắc những tin đồn về đất nước cũng như vị lãnh đạo của họ.

Chiến tranh thông tin

Nghiêm túc mà nói, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn đang trong thời kì chiến tranh. Do đó, công tác tuyên truyền là một phần tự nhiên của sự đối đầu này. Nó biểu hiện trong sự nỗ lực của tình báo Hàn Quốc nhằm tạo ra những thông tin sai lệch về người láng giềng của họ.

Fisher, phóng viên tờ Washington post – người thường xuyên cập nhật về Bắc Triều Tiên, kể lại một cuộc gặp gỡ vào năm ngoái với một quan chức thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc. Vị quan chức này đã liên lạc với ông để nói rằng ông ta có những thông tin mới và nhạy cảm về vợ của Jong-un. Họ gặp nhau và đã có được những gì mình cần:

Nó giống như kiểu mà học sinh trung học hay kết hợp. Mỗi trang đều có những hình ảnh công khai của Ri cho Thông tấn xã trung ương Hàn Quốc ghi lại, làm mờ hình ảnh và phóng ta một vài chỗ cụ thể của quần áo hay trang sức, và sau đó sẽ đưa ra một hoặc hai đoạn văn suy đoán về thương hiệu và giá cả của các mặt hàng này. Đi kèm với đó là những lời công kích khó hiểu về việc làm thế nào mà Ri được tuyên bố là người phụ nữ của tất cả mọi người (có phải chăng?) trong khi thực sự lại có một cuộc sống bình thường như vậy.

“Giai thoại” đó xuất phát từ báo cáo của Justin Rohrlich về những tin đồn của Bắc Triều Tiên, được công bố trên trang North Korean News – một nguồn đáng tin cậy của các bài báo cáo trên cả nước. Bài viết cũng trích dẫn lời của Bruce Cumings, một giáo sư lịch sử của Đại học Chicago, về vai trò của hoạt động tình báo và việc tạo ra những tin đồn về Bắc Triều Tiên.

“Tôi muốn nói rằng các thông tin tình báo rò rỉ sai trái về lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến tai các nhà báo đều được chuyển cho các cơ quan đại diện Hàn Quốc trên toàn thế giới và dịch vụ tình báo của Hàn Quốc theo một quy trình nhất định và được áp dụng trong thời gian Bắc Triều Tiên còn tồn tại.”, ông trả lời cho North Korea News.

Rohrlich viết: “Nếu không có cách nào xác nhận những gì chúng ta nghe được về những âm mưu hàng ngày đang diễn ra trong nội tại Bắc Triều Tiên”, nhiều tin đồn sẽ được tin là thật và khó lòng xóa bỏ.

Điều đó đã không thể nào đúng hơn khi Jong-un biết mất khỏi vũ đài chính trị trong hơn một tháng qua của mùa thu này.

Mô tả hình ảnh


Sự khập khiễng của vị lãnh đạo tối cao

Vào ngày 3/9, Jong-un tham dự một buổi hòa nhạc cùng vợ. Sau đó ông ta không hề xuất hiện lần nào trước công chúng cho đến ngày 13/10. Trong nhiều ngày và tuần lễ trôi qua, đã có một làn sóng các suy nghĩ, suy đoán và báo chí gần như điên cuồng về việc này.

Một điểm nhấn quan trọng đó là một video vào tháng 7 của Jong-un đã cho thấy ông đang đi cà nhắc trong khi đang dự buổi tưởng niệm ngày mất của ông nội. Giọng lồng tiếng đã được nhà nước phê chuẩn cho video, theo như lời dịch của một tờ báo Hàn Quốc, mô tả Jong-un như là một “vị chủ soái của chúng tôi, người đã soi sáng con đường lãnh đạo cho nhân dân” và nhấn mạnh rằng “ông đang cảm thấy không được tốt”.

Vì vậy, điều gì đã gây ra sự biến mất của Jong-un vào tháng 9? Không ai có thể biết được điều đó, nhưng mọi người đều có những suy đoán riêng.

2 tuần sau khi đoạn video trong buổi hòa nhạc được tiết lộ, tờ báo lá cải của Anh Daily Mirror đã đưa luồng suy đoán điên rồ vào trong một báo cáo rằng việc Jong-un đi khập khiễng và mất tích là kết quả của bệnh tật do việc nghiện phô mai Emmentaler:

“Bạo chúa đẫy đà” Kim Jong-un hoàn toàn là một người nghiện phô mát Thụy Sĩ.

Các nhà lãnh đạo phương phi của Bắc Triều Tiên đã trở nên ghiền phô mai Emmentaler và đẫy đà lên rất nhiều khi kích thước cơ thể tăng vọt và vì thế, họ đi khập khiễng.

Ngày hôm sau, được chú ý nhiều nhất trên tờ Daily Star có lẽ là tiêu đề về tin đồn ở Bắc Triều Tiên: “Nhà độc tài Kim Jong-un đang hấp hối vì nghiện pho mát.”

Điều đó đã chế giễu Kim Jong-un, làm cho một điều chưa chắc trở thành điều đúng, và phóng đại sự thật trở thành trung tâm của tin đồn. (Bỗng nhiên đi khập khiễng có nghĩa là ông ta sắp chết?)

Một kết luận được thiết lập: lối sống cẩu thả của Jong-un đã gây ra hậu quả này. Trong một đất nước mà vẫn còn nhiều người đói, vị độc tài mập mạp lại mang về cho mình loại thức ăn béo ngậy và giờ ông ta đã nhận sự trừng phạt.

Vài ngày sau đó, hãng thông tấn Yonhap News của Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin giấu tên tuyên bố rằng Jong-un đã bị bênh gout. Tuyên bố về sự nghiện pho mát này ngay lập tức “gia nhập” vào làn sóng tin đồn tương tự. Tại sao lại là phô mai Thụy Sĩ? Đầu năm nay, có một báo cáo rằng Bắc Triều Tiên đã cử các chuyên gia đến học tại một trường Pháp để học về cách sản xuất phô mai ngon, và trường học đó đã từ chối. Nó cũng khá ăn khớp với một tuyên bố khác nói rằng Jong-un đã mua rất nhiều phô mai Emmentaler khi học tại trường nội trú ở Thụy Sĩ.

Ngay sau đó, người ta suy đoán rằng Jong-un đã mắc bệnh tiểu đường và uống quá nhiều rượu. Vào ngày 26/9, thông tấn xã Bắc Triều Tiên thừa nhận rằng Jong-un đang bị ốm, nhưng không thêm thông tin nào khác. Vài ngày sau đó, tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo đưa tin Jong-un thực ra bị trẹo hai mắt các và phải phẫu thuật. Điều này phù hợp với các giả thuyết về việc tăng cân quá mức của ông do thói quen ăn uống không phù hợp.

Đột nhiên, mọi thứ đến cùng một lúc tạo nên một tin đồn có cơ sở: Jong-un tăng cân do ông thèm ăn pho mát và uống rượu, điều này gây thêm sức ép cho mắt cá chân vì Jong-un thích giày giúp tăng chiều cao. Điều này đẫn đến cả hai mắt cá chân của ông bị trẹo.

Sự thật là,…

Ngoại trừ một số tin đồn rằng ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính, rằng chị gái ông sẽ gánh vác đất nước khi ông vắng mặt, và còn nhiều nhiều nữa. Nhưng không, ông ta chỉ bị thương mắt cá chân vì diễn tập quân sự mà thôi.

Cuối cùng, vào ngày 13/10, Bắc Triều Tiên thông báo sự tái xuất của Jong-un. Theo AP, điều này đã làm cho “bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đất nước được hồi phục và làm việc tốt nhất – tôn vinh thế hệ thứ ba của gia tộc họ Kim tiếp tục cai trị đất nước – và sẽ dẹp tan mọi tin đồn đảo chính và vấn đề sức khỏe của ông, ít nhất là trong thời điểm này.”

Mọi thứ đã lắng đọng ít nhất một vài tuần.

Sau đó, mọi việc lại xôn xao khi tờ báo lá cải Daili Star nói rằng việc Jong-un tăng cân khiến ông khó ngủ. Vì thế ông ấy đang tích cực uống rượu rắn để có thể có giấc ngủ sâu hơn. “Kim Jong-un uống rất nhiều rượu rắn hiếm vì ông ta quá béo để có thể làm hài lòng vợ.”

“Giới thượng lưu Bắc Triều Tiên đùa rằng ông ta quá béo để làm hài lòng vợ và đó là lý do tại sao họ không có thêm con,” phát biểu bởi một “chuyên gia Bắc Triều Tiên” giấu mặt.

Tin đồn đã xuất hiện tại các hãng tin khác của Anh Quốc và Ấn Độ, và trên ấn phẩm thương mại của ngành công nghiệp nước giải khát.

“Lãnh đạo Jong-un được cho là đã ăn quá nhiều pho mát Pháp và uống rượu whisky Johnnie Walker, điều này đã làm cho ông béo đến nỗi làm trẹo mắt cá nhân của mình”, theo tờ Drinks Business.

Dừng lại tại đây là đủ rồi.

Đính chính: Bài viết này ban đầu nói rằng Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Trong khi đất nước dự trữ vũ khí và hoàn thành 3 đợt thử nghiệm vũ khí hạt nhân, điều chính xác hơn để nói đó là quốc gia này có chương trình vũ khí hạt nhân. Mức độ mà họ vận chuyển vũ khí, giống như nhiều điều về đất nước này, cũng hoàn toàn không rõ ràng.

Nguồn: digg.com

Dịch: Hà Uyên - Ohay TV

Chủ đề chính: #Bắc_Triều_Tiên

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn