Only For Blue

Những trận chiến quan trọng nhất lịch sử nhân loại (P1)

Đăng 5 năm trước

Đây là bài viết tiếp theo của mình. Bài viết này mình sẽ miêu tả về những trận chiến vang dội và nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ở mỗi phần đều có ý nghĩa của trận đánh và tầm quan trọng của nó. Xin cảm ơn các bạn đã đọc

Trong lịch sử con người, các cuộc chiến tranh chiếm một phần quan trọng trong lịch sử, một quốc gia có thể được sáng lập bằng chiến tranh, để đánh giá sức mạnh của một dân tộc, một quốc gia nào đó cũng có thể nhờ vào chiến tranh. Chiến tranh có thể đem lại sự phát triển của một tôn giáo nào đó hay là sự phát triển của một nền văn minh.Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại 10 cuộc chiến tranh quan trọng nhất trong lịch sử qua 3 phần (mình sẽ xếp theo thứ tự thời gian để dễ đánh giá). 

1. Trận Salamis

Vào khoảng năm 500 TCN. Đế quốc Ba Tư đã trở thành một cường quốc lớn nhất của thế giới lúc bấy giờ với việc cai trị 44% số người trên thế giới lúc đó và có lượng lãnh thổ bao quát ở phần lớn vùng Nam Á, Tây Á. Mặc dù đế quốc Ba Tư dưới thời của vua Darius I đã tiến hành xâm lược nhiều nền văn minh khác và mở rộng đế quốc này lên tới mức gần đến 2 triệu Km2 nhưng với lòng tham vô đáy của mình, sau khi hoàng đế "Xerxes I" lên ngôi - ông vẫn tiếp tục tiến hành xâm lược để mở rộng lãnh thổ, và quốc gia mà ông để mắt tới chính là vùng đất Hy Lạp. Trước đó vào năm 490 TCN đế quốc Ba Tư dưới thời hoàng đế Darius I đã tiến hành xâm lược Hy Lạp nhưng đã bị đánh bại tại trận Marathon nổi tiếng.


Sau khi thất bại tại trận Marathon, hoàng đế Darius I vẫn không từ bỏ ý định xâm lược cho nên ông đã bắt đầu xây dựng lại một đội quân hùng hậu mới, đội quân mà ông cho rằng sẽ đánh bại được quân Hy Lạp. Tuy nhiên vào năm 486 TCN ông lại bị bệnh và qua đời, tất cả quyền lực của ông được trao lại cho hoàng đế Xerxes, với tham vọng của mình ông lại tiếp tục xâm lược Hy Lạp lần 2. Sau 6 năm gầy dựng cho cuộc chiến, lúc này quân đội Ba Tư đã có một lực lượng tàu chiến khổng lồ cho nên vào năm 480 TCN quân đội Ba Tư đã chính thức tiến vào Hy Lạp lần 2.


Cuộc xâm lược này rõ ràng quân Ba Tư có lợi thế rất lớn về số lượng so với quân địch, với số lượng tàu chiến chênh lệch rất lớn khoảng 2000 chiếc so với 400 chiếc của quân Hy Lạp vì vậy hoàng đế Xerxes liền tỏ ra kiêu ngạo và coi thường đối thủ mà không biết rằng mình sắp bị trúng kế của quân Hy Lạp. Khi trận đánh sắp bắt đầu, quân đội Hy Lạp cử một số thuyền tách ra và tiến đánh quân Ba Tư mục đích của họ là dụ quân Ba Tư vào vịnh Salamis để phục kích, quân Ba Tư lúc này tưởng quân Hy Lạp bị tan rã nên cho quân đuổi theo tiến đánh, sau khi phần lớn quân Ba Tư đã vào đến vùng Salamis thì quân Hy Lạp liền sắp xếp lại đội hình. Dưới điều kiện chật hẹp hạm đội khổng lồ  của quân Ba Tư trở nên vô dụng và thiếu tổ chức. Nhận thấy cơ hội, quân Hy Lạp đã dàn thành hàng ngang và đánh bại được quân Ba Tư ở trận đánh quyết định.


Ý Nghĩa: Sau trận đánh này, quân đội Ba Tư từ hàng cường quốc của thế giới đã suy yếu nghiêm trọng, trận đánh là một bước ngoặt trong cuộc xung đột giữa quân Hy Lạp và Ba Tư, làm đảo lộn sự phát triển của Hy Lạp và cả nền văn minh phương Tây sau này.

2. Trận Gaugamela 

Là trận đánh cuối cùng và cũng là trận đánh lớn nhất trong chiến dịch chinh phạt đế quốc Ba Tư của hoàng đế Alexander I, trận đánh này đã mang tên tuổi của ông đã lên hàng bất tử. Đây là bước đệm để ông tạo ra đế chế Alexander trải dài từ khắp miền Ba Tư đến vùng Ấn Độ xa xôi.Lúc bấy giờ cuộc chiến tranh chinh phạt đế quốc Ba Tư của Alexander Đại Đế đang đi vào những thời khắc cuối cùng sau khi ông đánh thắng quân Ba Tư ở trận Issus. Trước thời khắc đó, hoàng đế Darius đã tiến hành huy động tất cả lực lượng để quyết chiến với quân Macedonia của Alexander Đại Đế.


Vào năm 331 TCN, trận đánh chính thức được diễn ra ở cánh đồng Arbela gần ngôi làng Gaugamela, với số lượng ít hơn nhiều lần so với đối thủ (47 vạn quân so với 150 vạn quân), Alexander đã thể hiện tài cầm quân của mình với việc lần đầu sử dụng đội hình Phalanx - đội hình mạnh nhất thời cổ đại, là lực lượng nòng cốt trong lực lượng quân đội của Macedonia và quân La Mã sau này. Nhận thấy số lượng đông đảo của đối thủ, Alexander Đại Đế đã ra lệnh cho bộ binh đi theo đội hình nghiêng để chiến đấu điều này khiến quân Ba Tư trở nên bất ngờ và lúng túng, còn ở phía cánh phải dưới sự lãnh đạo của Alexander quân Macedonia dễ dàng đánh bại phần cánh trái của quân địch, nhận thấy cánh trái của quân địch bị đánh bại, Alexander thừa thắng xông lên lãnh đạo cánh hữu quân của mình đánh thẳng vào khu vực trung quân của địch. Nhận thấy hoàng đế Alexander dũng mãnh lần lượt đánh bại các đạo quân của quân Ba Tư, hoàng đế Ba Tư Darius III liền bỏ chạy dẫn theo sự thất bại của toàn quân đội.

Ý Nghĩa: Dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư lần thứ nhất. Bước khởi đầu của đế chế Alexander trải dài từ Hy Lạp sang tới Ấn Độ. Khiến nền văn hóa Hy Lạp đặt dấu ấn khắp vùng Trung Á. Trận đánh này khiến tên tuổi Alexander lưu danh mãi muôn đời

3. Trận Chalons

Giữa thế kỉ V, đế quốc Tây La Mã dưới sự cai trị của những ông vua bất tài ngày càng lâm vào cảnh khủng hoảng và suy yếu, lúc này ở phía đông của La Mã người Hung nổi lên như là một mối hiểm họa thực sự dành cho người La Mã, dưới sự lãnh đạo của vua Attila người Hung liên tục cướp phá xứ Gaul và trở thành một nỗi khiếp sợ với người Châu Âu lúc bấy giờ.Sau khi phá hủy phần lớn thành phố ở xứ Gaul. Vua Attila nhận thấy cơ hội xâm lược Tây Âu ở ngay trước mắt nên vào năm 451, ông dẫn theo 10 vạn quân tiến vào La Mã. Chứng kiến sức mạnh của vua Attila vì vậy một liên minh giữa người La Mã và nhiều man tộc được lập ra dưới sự chỉ huy của đại tướng Flavius Aetius và vua Theodoric I đã tiến tới xứ Gaul để ngăn chặn những bước đi đầu tiên của người Hung


Trận chiến này được diễn ra vào năm 451, tại vùng đồng bằng ở Catalaunian ( khu vực nằm ở miền bắc nước Pháp ngày nay). Vào trận đánh 2 bên đều chia quân thành 3 cánh quân, cánh quân bên phải là sự đối đầu của quân La Mã dưới chỉ huy của đại tướng Flavius Aetius sẽ đối đầu với quân người Gepids, còn ở cánh bên phải là cuộc chiến giữa 2 đại kình địch nhưng chung một nguồn gốc là cuộc đối đầu giữa quân Visigoth (Tây Gốt) với quân Ostrogoth (Đông Gốt), ở phía trung tâm quân người Hung sẽ đối đầu với quân người Alans. Dưới sự lãnh đạo của Attila, cánh trung tâm đã dễ dàng đánh bại người Alans và đẩy lùi được họ, nhưng 2 cánh còn lại của ông lại không được như thế ở cánh trái đoàn quân của đại tướng Flavius Aetius cũng dễ dàng đẩy lui được quân người Gepids, còn ở cánh phải vua Theodoric của Visigoth cũng đã lãnh đạo quân của mình đánh bật cánh của người Ostrogoth và đe dọa nghiêm trọng đoàn quân ở phía trung tâm, điều này đã khiến Attila phải cho một số binh lính từ cánh trung tâm qua hỗ trợ cánh phải, nhờ vậy mà người Alans tránh được nguy cơ bị vỡ trận. Cuộc đọ sức lúc này vẫn được tiếp tục với lợi thế nghiêng về đoàn quân của người La Mã và các man tộc thì bỗng nhiên vua của người Visigoth là Theodoric bỗng nhiên tử trận do bị trúng tên. Tưởng rằng quân Visigoth nhanh chóng bị phân tán do không có người lãnh đạo nhưng sau khi nhận được tin vua chết thì người Visigoth căm giận tột độ do muốn trả thù cho đức vua, họ nhanh chóng đánh bại đoàn quân của người Ostrogoth và đạo quân hỗ trợ của Attila, sau đó đánh thẳng vào lực lượng người Hung ở giữa. Nhận thấy tình hình ngày càng bất lợi, Attila nhanh chóng rút quân ra khỏi xứ Gaul kéo theo sự thất bại của đoàn quân Hung Nô.

Ý Nghĩa: Giải cứu được nền văn minh La Mã cũng như nền văn minh Châu Âu sau này. Sau trận chiến này quân đội Hung Nô suy yếu dần và cuối cùng bị diệt vong ở trận Nedao năm 454. Đại diện cho chiến thắng của văn minh thế giới trước các bộ tộc man rợ.

4. Trận Yamourk

Sau khi nhà tiên tri Muhammad mất vào năm 632, thì trước đó ông đã tiến hành thống nhất các dân tộc du mục ở bán đảo Arab ngày nay thành một thể và nó được nhà Rashidun kế thừa. Nhận thấy 2 đế quốc "láng giềng" là đế quốc Byzantine và đế quốc Sassanid liên tục đánh nhau và dần dần suy yếu, lợi dụng việc này người hồi giáo nhanh chóng đi tiến hành xâm lược vùng Iran, Iraq ( thuộc đế quốc Sassanid) và vùng Syria, Jerusalem thuộc (đế quốc Byzantine). Sau khi chiếm được tỉnh Iraq ( tỉnh giàu nhất ở đế quốc Sassanid) vương triều này trở nên giàu có nhanh chóng và thực hiện mục tiêu tiếp theo của mình là tấn công vùng Syria. Nhận thấy mối nguy hiểm này, hoàng đế Heraclius của Byzantine liền tiến hành đánh trả, một liên minh tạm thời giữa 2 kẻ thù truyền kiếp Sassanid-Byzantine được lập ra sau khi nhận thấy được sự lớn mạnh nhanh chóng của người hồi giáo.

Nhận thấy nguy cơ phải đối đầu với 2 đối thủ, người hồi giáo tạm thời hòa hoãn với người Ba Tư để tập trung đối phó với quân Hy Lạp. Vào năm 636, 2 bên hành quân tới vùng đồng bằng Yamourk, nơi diễn ra trận đánh với địa hình khá bằng phẳng nơi đây được xem là nơi quá lý tưởng để dùng kị binh, và sự thật nơi đây đã chứng kiến nghệ thuật sử dụng kị binh trong lịch sử chiến tranh, quân Hy Lạp ( từ 15.000-100.000 ước tính hiện đại, từ 100.000-400.000 theo sách cổ) dưới sự chỉ huy của tướng Vahan đã liên tục tấn công người Hồi Giáo ( từ 24.000 ước tính hiện đại, từ 40.000 theo sách cổ) trong nhiều ngày nhưng không gây ra nhiều hiệu quả dù đã nhiều lần đẩy lùi được họ bởi vì sau khi bị đánh bại ở một vài lần người hồi giáo liền phản công ở 2 cánh và buộc người Byzantine phải rút lui. Kị binh hồi giáo với trang bị nhẹ hơn kị binh Byzantine, nên họ di chuyển rất chủ động trên chiến trường và nhanh chóng rút lui khi cần thiết.


Sau 4 ngày tấn công quyết liệt nhưng không có hiệu quả, vào ngày thứ 6 (ngày thứ 5 không giao chiến) Nhận thấy quân Byzantine mất hết tinh thần, quân hồi giáo liền tiến hành tổ chức phản công, họ tập trung kị binh hồi giáo thành một cánh, trong khi đó quân Byzantine vẫn sử dụng đội hình cũ và không nhận thấy chiến thuật của kẻ địch. Trong lúc bộ binh 2 bên đang giao chiến với nhau, thì kị binh của người hồi giáo liền tấn công vào phía sau cánh trái của địch, điều này khiến kị binh ở cánh trái của quân Byzantine bị tan vỡ và gây ra sự rối loạn cho đội hình của quân Byzantine. Nhận thấy được kị binh của đối thủ quá mạnh, tướng Vahan đã cố gắng tổ chức lại đội hình kỵ binh nhưng đã thất bại, từ cánh trái đã bị đánh bại, các kị binh của người hồi giáo bắt đầu tấn công các cánh còn lại của quân Byzantine. Quân Byzantine bị tan vỡ hoàn toàn và tháo chạy vào hẻm núi và bị phục kích bởi một đội quân nhỏ người hồi giáo được phái đi vào ngày thứ 5. Trận chiến kết thúc với sự thắng lợi hoàn toàn của người hồi giáo với 4000 người chết so với phân nửa số quân ban đầu của Byzantine bị tiêu diệt.

Ý Nghĩa: Thất bại này khiến vùng đất thánh Jerusalem của người cơ đốc giáo rơi vào tay của người hồi giáo đến tận ngày nay, sau thắng lợi này người hồi giáo tiếp tục đi xâm chiếm các vùng đất khác: Ai Cập ( 642), Ba Tư của nhà Sassanid ( 651), Lưỡng Hà ( 637) .....

Còn tiếp....

Chủ đề chính: #lịch_sử_nhân_loại

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn