Nguyễn Hoàng Hải Lin

Những trường đại học tốt nhất thế giới

Đăng 8 năm trước

Đó đều là những ngôi trường đại học tốt nhất và nổi tiếng nhất thế giới, được nhiều sinh viên chọn theo học.

Đó đều là những ngôi trường đại học tốt nhất và nổi tiếng nhất thế giới, được nhiều sinh viên chọn theo học.

Mô tả hình ảnh

Bảng xếp hạng các trường đại học có thể tập trung vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự hấp dẫn của khuôn viên trường, sự hài lòng của sinh viên và cựu sinh viên, các lợi ích ngoại khóa (chẳng hạn như điền kinh), khả năng chi trả học phí, và dự kiến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp.

Nhưng nếu tập trung được vào uy tín học thuật, học thuật xuất sắc, và năng lực trí tuệ, bài viết này cung cấp các bảng xếp hạng mà bạn muốn. Tại các trường đại học trong bảng xếp hạng này, bạn sẽ được kề vai sát cánh với các giảng viên và sinh viên sáng nhất trên thế giới, phát triển kiến thức và kỹ năng của bạn để bạn có thể trở thành một học giả ưu tú, nhà khoa học, và nhà tư tưởng của thế giới.

1. Đại học Harvard (Mỹ)

Đại học Harvard là ngôi trường mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên khi du học Mỹ bởi chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới và có môi trường giáo dục hàng đầu. Sinh viên nào cầm tấm bằng tốt nghiệp trường đại học uy tín nhất thế giới này xem như chắc chắn sẽ có sự nghiệp thăng hoa, cuộc đời lên hương. Đại học Harvard được thành lập từ năm 1636. Không chỉ là trường đại học cổ xưa nhất nước Mỹ, Harvard còn là đại học rộng lớn tổng diện tích 1,5 km2 ở Cambridge, bang Massachusetts), thu hút nhiều sinh viên nhất (20.000 sinh viên/năm) và cũng là đại học giàu nhất thế giới với tổng số tiền tài trợ của các mạnh thường quân, hiệp hội, tổ chức, tập đoàn lên đến 36,9 tỷ USD, tức hơn cả tổng sản phẩm nội địa của nước Tunisie.

Mô tả hình ảnh

Trong số các tổng thống Hoa Kỳ, có tám người là cựu sinh viên Harvard; chừng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên, hay nhân viên của viện đại học này. Ngoài ra, có 62 tỉ phú hiện đang còn sống và 335 Học giả Rhodes, hầu hết sống ở Hoa Kỳ, là cựu sinh viên Harvard. Thư viện Viện Đại học Harvard cũng là thư viện đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số tiền hiến tặng mà Harvard có được là 32,3 USD, lớn hơn ở bất cứ cơ sở học thuật nào trên thế giới.

2. Đại học Stanford (Mỹ)

Đại học Stanford là viện đại học tư thục thuộc khu vực thống kê Stanford, California (Mỹ). Khuôn viên chính của viện đại học này rộng rãi và đẹp đẽ, nằm cách San Francisco 60 km về phía đông nam, nó ở phần chưa được sáp nhập của Quận Santa Clara bên cạnh thị trấn Palo Alto, và nằm ở trung tâm Thung lũng Silicon cả về vị trí địa lý và lịch sử. Là viện đại học có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, Đại học Stanford có chương trình đầy đủ cho sinh viên đại học cũng như sinh viên sau đại học, cùng với một trung tâm y khoa nổi tiếng và nhiều trung tâm nghiên cứu và dự án phục vụ. Cùng với Viện Đại học Harvard, Viện Đại học Yale và Viện Đại học Princeton, Viện Đại học Stanford nằm trong nhóm những viện đại học tốt nhất của Hoa Kỳ.

Mô tả hình ảnh

Những người tiên phong phải kể đến là Herbert Hoover, tổng thống thứ 31 của Mỹ; John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Mỹ cũng đã theo học chương trình quản trị kinh doanh tại đây; chính trị gia đầy quyền lực Mitt Romney; ông Phil Knight – người đã xây dựng nên một thương hiệu thời trang Nike nổi tiếng và hai nhà sáng lập Google Sergey Brin cùng Larry Page, nhà đầu tư thung lũng Silicon Peter Thiel, hai nhà đồng sáng lập Yahoo! Jerry Yang và David Filo cũng là những cựu sinh viên danh giá của trường... Ngoài ra còn có nhiều minh tinh Hollywood như Reese Witherspoon, Susan Alexandra Weaver... và cả tay golf Tiger Woods.

3. Viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ)

MIT được thành lập vào năm 1861 nhằm đáp ứng như cầu công nghiệp hóa của Mý, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm. MIT ban đầu nhấn mạnh đến các ngành công nghệ ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học, và chính điều này giúp thiết lập sự hợp tác gần gũi với các công ty công nghiệp. Ngày nay MIT bao gồm nhiều khoa học thuật khác nhau, nhấn mạnh đến nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, và công nghệ. MIT có năm trường (Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý, và Trường Nhân văn, Nghệ thuật, và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm tổng cộng 32 khoa.

Mô tả hình ảnh

Viện đại học này có 81 người được giải Nobel, 52 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars), và 38 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows). MIT là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao có tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khắt khe nhất; chẳng hạn, khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2016 có 1.620 sinh viên được tuyển chọn từ 18.109 thí sinh, như vậy tỷ lệ được nhận vào chỉ 8.95%.

4. Đại học California tại Berkeley (Mỹ)

Đại học California – Berkeley là một viện đại học công lập nằm trong khu vực vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California. Trường được thành lập vào năm 1868. UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên và các hoạt động xã hội. Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học.

Mô tả hình ảnh

Các giảng viên, cựu sinh viên và nghiên cứu viên của trường đã giành tổng cộng 70 giả Nobel, 9 giải Wolf Prizes, 7 giải Fields Medals, 18 giải Turing Awards, 45 giải MacArthur Fellowships, 20 giải Academy Awards, và 11 giải Pulitzer Prizes. Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học, trong đó có Plutonium, Berkelium và Californium. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến 2 và bom khinh khí không lâu sau đó.

5. Đại học Cambridge (Anh)

Đại học Cambridge là một viện đại học nghiên cứu công lập liên hợp tại Cambridge, Anh. Được thành lập vào năm 1209, Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Vào năm 2014, viện đại học có tổng thu nhập là 1,51 tỉ bảng Anh, trong đó 371 triệu bảng là từ các hợp đồng và các khoản tài trợ nghiên cứu. Viện đại học và các trường thành viên có tổng cộng 4,9 tỉ bảng Anh trong các quỹ hiến tặng, con số lớn nhất ở bất cứ viện đại học nào bên ngoài Hoa Kỳ. Cambridge là thành viên của nhiều hiệp hội và là một phần của "Tam giác vàng" - ba viện đại học hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford.

Mô tả hình ảnh

Cambridge có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó có một số nhà toán học, khoa học, và chính trị gia kiệt xuất; 90 người được giải Nobel là thành viên của Cambridge. Trong suốt lịch sử của mình, viện đại học được miêu tả trong nhiều tác phẩm văn chương và nghệ thuật của nhiều tác giả trong đó có Geoffrey Chaucer, E. M. Forster, và C. P. Snow.

6. Đại học Princeton (Mỹ)

Được thành lập tại Elizabeth, New Jersey vào năm 1746 mang tên Trường Đại học New Jersey, trường được dời về Newark năm 1747, sau đó về Princeton năm 1756 và đổi tên thành Viện Đại học Princeton vào năm 1896. Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học (đáng kể nhất là chương trình Ph.D.), và xếp hạng tốt nhất trong nhiều ngành, bao gồm toán, vật lý, thiên văn và vật lý plasma, kinh tế, lịch sử và triết học. Tuy vậy, trường không có một loạt các khoa đào tạo sau đại học như nhiều đại học khác — ví dụ, Princeton không có trường y khoa, trường luật khoa, hay trường quản trị kinh doanh. Trường cũng có các chương trình sau đại học trong các ngành kỹ thuật, kiến trúc và tài chính. Thư viện trường có hơn 11 triệu đầu sách. Thư viện chính của trường, thư viện Firestone, chứa khoảng 4 triệu cuốn sách, là một trong những thư viện đại học lớn nhất trên thế giới.

Mô tả hình ảnh

Đại học Princeton là nơi đào tạo rất nhiều chính khách Mỹ, trong đó có hai cựu tổng thống Woodrow Wilson và James Madison. Đương kim Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke nguyên là Chủ nhiệm khoa kinh tế của Đại học Princeton. Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein cũng từng sống và làm việc trong suốt những năm cuối đời ở ngôi trường danh tiếng này. Ngoài ra, Đại học Princeton là mái trường của 9 tỉ phú và 35 nhà khoa học đoạt giải Nobel. Ngôi trường này cũng đã đào tạo nên nhiều nhà toán học được tặng giải Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới và thường coi là giải Nobel dành cho lĩnh vực toán học.

7. Viện Công nghệ California - CalTech (Mỹ)

Viện Công nghệ California được thành lập năm 1891, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Pasadena, California, Mỹ. Caltech có 6 đơn vị thành viên, hướng trọng tâm vào các ngành khoa học và kỹ thuật. Khuôn viên chính rộng 50 hecta, nằm cách trung tâm thành phố Los Angeles chừng 18 km về phía đông nam. Năm 1934, Caltech được gia nhập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ. Những cơ sở tiền thân của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA sau này được thành lập trong khoảng từ 1936 đến 1943; ngày nay Caltech vẫn tiếp tục quản lý và vận hành phòng thí nghiệm này. Caltech là một trong số một nhóm nhỏ các viện công nghệ ở Mỹ có xu hướng tập trung chủ yếu vào các ngành kỹ thuật và khoa học ứng dụng.

Mô tả hình ảnh

Mặc dù có quy mô nhỏ, 31 cựu sinh viên và giảng viên Caltech đã được trao 32 giải Nobel và 66 người đã nhận Huy chương Khoa học Quốc gia hay Huy chương Công nghệ và Sáng kiến Quốc gia của Hoa Kỳ, 112 giảng viên là viện sĩ của các Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ. Caltech quản lý 332 triệu USD tiền tài trợ nghiên cứu năm 2011 và nhận 1,75 tỷ USD tiền hiến tặng trong năm 2012.

8. Đại học Columbia (Mỹ)

Đại học Columbia được thành lập năm 1754, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở khu vực Morningside Heights, quận Manhattan, thành phố New York, tiểu bang New York, Mỹ. Columbia là một thành viên của Ivy League. Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ 5 tại Mỹ, và là một trong 9 đại học thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Mỹ.

Mô tả hình ảnh

Cựu học sinh và các thành viên liên kết nổi tiếng của Viện Đại học bao gồm: 5 nhà Khai Quốc Hoa Kỳ; 4 Tổng thống Mỹ, bao gồm cả người đương nhiệm; 9 Thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ; 15 Nguyên thủ Quốc gia ngoài Mỹ; 97 chủ nhân giải Nobel; 101 chủ nhân giải Pulitzer; 25 chủ nhân giải Oscar, với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải; và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của 9 chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, 4 chủ nhân của Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc Gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Mỹ, và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

9. Đại học Chicago (Mỹ)

Đại học Chicago, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Chicago, Illinois, Mỹ. Viện đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỉ phú đầu lửa John D. Rockefeller. William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học vào năm 1891; những lớp học đầu tiên khai giảng vào năm 1892. Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học, nhiều chương trình sau đại học và ủy ban liên ngành khác nhau được tổ chức thành 4 phân khoa, 6 trường chuyên nghiệp, và 1 trường giáo dục thường xuyên. Viện đại học có tổng cộng khoảng 15.000 sinh viên, trong đó chừng 5.000 sinh viên theo học ở Trường Đại học. Viện Đại học Chicago nhiều năm liền được xếp vào một trong 10 viện đại học hàng đầu thế giới.

Mô tả hình ảnh

Viện Đại học Chicago có 89 người được trao Giải Nobel (trong đó có 10 người đang là giảng viên), 49 Học giả Rhodes, và 9 người được Huy chương Fields.

10. Đại học Oxford (Anh)

Đại học Oxford là một viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096. Như vậy Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Đại học Oxford được tạo thành bởi nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có 38 trường đại học thành viên và một loạt các khoa học thuật được tổ chức thành bốn phân khoa đại học. Phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên; thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức.

Mô tả hình ảnh

Oxford là nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có Học bổng Clarendon hoạt động từ năm 2001 và Học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford. Trong số những cựu sinh viên của Oxford có 27 người được giải Nobel, 26 thủ tướng Anh, và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác.

Chủ đề chính: #trường_đại_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn