Nhu Đại Phu Sinh viên y gặm bánh mỳ - gõ phím cân thiên hạ

Nước ép trái cây không hẳn là tốt - bạn có tin không?

Đăng 5 năm trước

Béo phì là một thực trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của 40% người lớn và 19% trẻ em ở Hoa Kỳ. Người ta bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm chỉ để đầu tư cho việc chăm sóc, chữa các bệnh có liên quan đến béo phì. Và đồ uống có đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ấy...

Những suy nghĩ sai lầm về nước ép trái cây

Kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những việc phải làm càng sớm càng tốt. Nhưng người ta hay hiểu rằng, đồ uống có đường chỉ bao gồm soda, cocacola... mà quên mất nước ép trái câu cũng nằm trong danh sách ấy.

Không giống với các thức uống có đường khác, tỷ lệ tiêu thụ nước ép trái cây tại Mỹ hằng năm không có dấu hiệu giảm xuống. Đặc biệt là ở trẻ em, mỗi ngày một đứa trẻ tại Mỹ sử dụng trung bình 10 ounce (0,2kg) nước ép trái cây, gấp đôi so với khuyến cáo mà viện nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra.

Cha mẹ thường có xu hướng kết hợp với nước ép trái cây với sức khỏe, vì cho rằng trái cây tốt cho sức khỏe. Họ không hề bận tâm đến mỗi quan hệ của nó với tăng cân và béo phì. Kết quả là nước ép trái cây được bán tràn lan trên thị trường như một thực phẩm gia dụng, một nguồn vitamin và canxi dễ kiếm.

Các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng một nửa lượng trái cây có thể được cung cấp dưới dạng nước ép 100% và khuyến cáo uống nước cam tăng cường vitamin D. Một số loại nước ép thậm chí còn được bán cho trẻ sơ sinh.

Thực tế thì...

Ta có thể so sánh, 0,34kg nước ép cam bán trên thị trường có chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường. Một tỷ lệ không nhỏ.

Uống nước ép trái cây hoàn toàn không giống như ăn trái cây. Khi ăn một số loại trái cây như táo và nho có chứa một số chất liên quan đến hạn chế bệnh tiểu đường. Nhưng nước ép trái cây thì hoàn toàn ngược lại. Nó chứa đường và calo đậm đặc hơn so với trái cây thông thường. Ngoài ra, nước ép trái cây còn chứa ít chất xơ, khiến bạn dễ có cảm giác no bụng. Cũng bởi vì nó được hấp thụ quá nhanh nên năng lượng hấp thu được từ nước ép trái cây sẽ thấp hơn.

Một nghiên cứu cho thấy người ta cảm thấy đói lại nhanh hơn khi uống một ly nước ép táo, thay vì họ ăn 1 quả táo sẽ thấy no hơn nhiều.

Nước ép trái cây là một thứ nước giải khát phổ biến cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em đang còn bú mẹ thì tốt nhất là không nên cho sử dụng nước ép trái cây. Trẻ em đang ăn dặm sẽ sử dụng nước ép trái cây (nguyên chất) cho các bữa phụ.

Sử dụng nước ép trái cây quá nhiều trong giai đoạn này trẻ dễ có nguy cơ thừa cân, béo phì, nhìn cơ thể ngắn hơn, dễ bị sâu răng. Kể cả không bị những bệnh trên thì nguy cơ không nhỏ lượng đường tiêu thụ trên có thể gây tăng huyết áp hoặc tăng cholesteron máu.

Theo quan điểm cá nhân, không nên đưa nước ép trái cây có chứa nhiều đường vào khẩu phần ăn hằng ngày, bởi những tác hại mà thừa cân béo phì mang lại quá ư là kinh khủng. Không nên vì những thứ trên quảng cáo như "tự nhiên" hay "chứa nhiều vitamin" mà đã vội vàng sử dụng ngay.

Chưa có một bằng chứng nào cho thấy nước ép trái cây có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nó cần được đánh đồng như những thức uống khác. Và việc sử dụng nước ép trái cây cần được kiểm soát một cách hợp lý. Nếu có thể, bạn nên ăn trái cây thay vì sử dụng nước ép.

Hãy là người tiêu dùng thông minh. Sẽ dễ dàng hơn nếu phát hiện sớm béo phì và ngăn chặn chúng. Chúng ta cần dạy trẻ cách ăn uống lành mạnh hơn khi chúng còn trẻ để chúng phát triển những thói quen tốt để tiếp tục cho phần còn lại của cuộc đời chúng. Chúng ta đã thành công đối với soda và các loại nước ngọt. Vậy tại sao đối với nước ép trái cây lại không thể. 

Hãy nhớ rằng, thứ gì điều độ cũng đều tốt, nhiều quá lại đâm ra có hại.

Tôi mong các bạn sẽ sống khỏe mạnh. Chúc các bạn luôn trẻ khỏe và yêu đời.

Bài viết được lấy thông tin từ www.nytimes.com.

_nsm_ (tổng hợp và biên soạn).

Chủ đề chính: #nước_ép_trái_cây

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn