Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

Nước lạnh hay nước ấm sẽ tốt cho cơ thể của chúng ta?

Đăng 5 năm trước

Nước duy trì sự sống cho chúng ta và hầu như mọi người sẽ thấy thật sảng khoái khi làm dịu cơn khát bằng cách uống nước lạnh. Nhưng có phải nước lạnh là lựa chọn tối ưu? Hay là tùy trường hợp mà chúng ta nên dùng nước ấm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

Cơ thể người trưởng thành có khoảng 50% đến 60% là nước. Chất lỏng này rất quan trọng đối với sức khỏe và cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng giữa nước lạnh và nước ấm thì đâu là lựa chọn tối ưu hơn? 

Các chuyên gia suy đoán rằng nhiệt độ tốt nhất khi uống nước là nhằm để cơ thể không bị mất nước. Mà xét lại, nhiệt độ cơ thể chúng ta (thường là 37 độ C) thì lại rất khác với nhiệt độ của một ly nước mát. Và đa số chúng ta thường chọn một ly nước lạnh, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, vì nó mát lạnh và giúp ta giải khát rất sảng khoái. Thế nhưng, trên thực tế nước ấm đã được chứng minh là tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta.

Nước lạnh

Nước lạnh thường có nhiệt độ khoảng từ 7.2 - 21.1 độ C. Có vẻ như nó là một sự lựa chọn tuyệt vời để giải khát, đặc biệt vào ngày hè thời tiết nóng bức. Khi uống một ly nước lạnh, chúng ta ai cũng có cảm giác thật sảng khoái. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc uống nước lạnh lại tìm ẩn những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe như:

  • Làm rối loạn tiêu hóa: Khi uống nước lạnh, mạch máu sẽ co lại làm cản trở khả năng tiêu hóa. Dẫn đến chứng rối loạn dạ dày, đau bụng và táo bón.
  • Làm tiêu hao năng lượng: Cơ thể chúng ta cần thêm năng lượng để làm ấm nước lạnh nhằm điều hòa nhiệt độ về mức trung bình. Và đây là lý do vì sao chúng ta không nên uống nước đá nếu bạn đang bị mệt mỏi trong người.
  • Làm giảm nhịp tim: Uống nước lạnh có thể làm kích thích dây thần kinh phế vị, một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự chủ của cơ thể. Nhiệt độ thấp của nước đóng vai trò như một chất kích thích cho dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp tim.
  • Tạo chất nhầy trong cơ thể: Uống nước lạnh còn làm gia tăng chất nhầy trong cơ thể. Hệ miễn dịch suy yếu và nó có thể dẫn đến nhiều tình trạng khó chịu - từ chảy nước mũi đến các bệnh nghiêm trọng khác.

Nước ấm

Nước ấm có nhiệt độ từ 26.7 - 41.1 độ C. Thông thường, chúng ta không hay uống nước ấm, bởi ta thường chỉ nghĩ đến nước ấm khi uống cà phê hoặc trà. Nhưng thực sự có nhiều lợi ích khi ta uống nước ấm:

  • Giúp giải độc: Uống nước ấm, đặc biệt là nếu uống vào buổi sáng sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, những tác nhân góp phần gây ra nhiều bệnh tật. Để có hiệu quả hơn, bạn nên thêm một lát chanh vào cốc nước ấm vì vitamin C sẽ làm tái sinh các tế bào trong khi nước ấm sẽ giúp giải độc cơ thể.
  • Giúp giảm đau: Nước ấm đã được các nhà khoa học chứng minh giúp giảm đau do kinh nguyệt và đau đầu. Nước ấm cũng giúp làm tăng lưu thông máu và cải thiện lưu lượng máu. Nếu bị chuột rút, bạn cũng nên uống nước ấm, vì nó sẽ giúp các cơ thả lỏng và thư giãn hơn. 
  • Giúp giảm căng thẳng: Không chỉ là ngâm mình trong bồn tắm với nước nóng mà việc uống nước ấm cũng có thể làm giảm căng thẳng. Hãy thử uống một ly nước ấm khi bạn cảm thấy căng thẳng. Nó sẽ giúp hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt. Cortisol là một trong những hormone gây căng thẳng và bị mất nước hàm lượng của nó sẽ tăng lên. Uống đủ nước giúp bạn giảm stress tốt hơn.
  • Giảm lão hóa sớm: Lão hóa sớm là một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với phụ nữ. Hơn nữa, sự hiện diện ngày càng nhiều của các độc tố trong cơ thể người phụ nữ có thể làm cho cơn ác mộng này trở thành hiện thực. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nước ấm có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ các độc tố tốt hơn nước lạnh.
  • Hỗ trợ giảm cân: Uống bất kỳ nước nào có thể giúp bạn giảm cân, nhưng nếu bạn uống nước ấm, sự trao đổi chất sẽ được kích hoạt tốt hơn. Nước ấm giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và trong khi cơ thể bạn cố gắng cân bằng sự chênh lệch về nhiệt độ, lượng calo bắt đầu được đốt cháy. 
  • Giúp cải thiện tuần hoàn máu: Nước lạnh làm co rút tĩnh mạch trong khi nước ấm giúp máu chảy tự do. Dòng máu ổn định sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của cơ thể, từ huyết áp đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
  • Hỗ trợ tiêu hóa tiêu hóa: Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của táo bón. Vì vậy nước, nói chung sẽ giúp kích thích nhu động ruột. Nhưng nước ấm đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc cải thiện hoạt động đào thải.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #uống_nước

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn