Khang Ninh

Nuôi con khỏe mạnh: Mẹ đừng chủ quan khi bé thường chảy nhiều nước bọt

Đăng 5 năm trước

Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ nào cũng không khỏi lo lắng với những vấn đề của trẻ. Một trong số đó chính là hiện tượng bé chảy nhiều nước bọt. Tuy tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan.

Bé chảy nhiều nước bọt sẽ gây hại như thế nào?

Mặc dù hiện tượng chảy nước bọt không quá xa lạ ở trẻ nhỏ.Thậm chí có những bé chảy nước bọt khá nhiều nhưng đa số không đáng lo ngại. Bởi vì điều này có thể cho thấy răng nướu của bé phát triển khá tốt, nước bọt còn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày ở trẻ.

Mẹo hay sống khỏe: Sáu tuyệt chiêu giải tỏa tâm trạng tiêu cực để mỗi ngày vui tươi yêu đời

Khuyến cáo sức khỏe: 5 đối sách làm chậm lão hóa não bạn cần biết

Top 10 công dụng tuyệt vời từ nắp chai nước ngọt

Có thể bạn chưa biết: Trồng hành trong vỉ trứng không cần đất

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua ngay cả bé có biểu hiện chảy nước bọt “vô tội vạ”, bởi vì nếu chăm sóc và xử lý không đúng cách vẫn có thể gây hại cho bé. Ví dụ, khi chảy nhiều nước bọt sẽ ảnh hưởng đến làn da của bé. 

Một số tạp khuẩn và cả những enzyme tinh bột v.v… trong khoang miệng sẽ lẫn trong dịch nước bọt, gây ra kích thích nhất định đối với làn da. Nếu bạn xử lý không thích đáng sẽ khiến khu vực da quanh miệng bé bị ửng đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy hoặc lở loét. Từ đó có thể kéo theo một vòng tuần hoàn ác tính, khó lành cho bé.

Vì sao bé có biểu hiện chảy nước bọt?

Đầu tiên, ở một mức độ nhất định thì bé chảy nước bọt cho thấy sự phát triển tốt của bé. Nếu tuyến nước bọt không phát triển thì bé thường sẽ không chảy nước bọt. 

Đến khi bé được 3 – 4 tháng tuổi thì cũng là lúc bắt đầu tiết dịch nước bọt nhưng khá ít. Đến giai đoạn sau 4 tháng tuổi, lượng nước bọt bé tiết ra bắt đầu tăng lên, mỗi đêm có thể đạt đến 200ml – 240ml. Sau 5 tháng tuổi bé sẽ thường xuyên có biểu hiện chảy nước bọt từ miệng ra ngoài. 

Đến khoảng tháng từ 10 – 17 khi bé mọc răng sữa sẽ càng kích thích “cửa” của tuyến nước bọt, chức năng nhai nuốt của bé chưa hoàn thiện, độ đậm đặc của nước bọt chưa đủ nên tự nhiên sẽ chảy ra ngoài.

Làm sao phòng ngừa mụn nước do bé chảy nhiều nước bọt?

Khi bé chảy nhiều nước bọt, ảnh hưởng thật sự không quá lớn nhưng vấn đề chủ yếu mẹ lo ngại chính là những cái mụn nước sẽ sinh sôi. Do nước bọt kích thích làn da non nớt của bé, cộng thêm nếu không được xử lý thích hợp sẽ dễ sinh mụn nước, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, để ngăn ngừa và hạn chế tối đa mụn nước, mẹ có thể lưu ý những bí quyết sau đây.

Kịp thời lau sạch cho bé 

Khi nhìn thấy bé vừa bị chảy nước bọt, bạn nên dù ng khănbông mềm và thấm nước tốt để lau khô cho bé. Do làn da của bé còn rất yếu, khi lau không nên chà xát mạnh, tốt nhất là dùng cách “thấm” để làm sạch da của bé. 

Ngoài ra, chiếc khăn lau nên thường xuyên giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, tránh dùng khăn ướt có mùi thơm vì càng kích thích da bé hơn. 

Dùng nước và kem thoa hỗ trợ 

Mẹ nên thường xuyên dung nước ấm để rửa những nơi bé bị nước bọt chảy vào, như xung quanh miệng, cổ, tay v.v… Đồng thời, mẹ có thể thoa một số loại kem dạng mỡ hoặc kem dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ làn da non của bé.

Siêng thay quần áo và cho bé tắm nắng 

Bé chảy nhiều nước bọt sẽ thấm vào quần áo, gối, chăn, khăn v.v… Vì vậy, mẹ cần siêng giặt giũ và thay đổi các vật dụng mà bé tiếp xúc để tránh vi khuẩn lâu ngày gây hại cho bé. Ngoài ra, thỉnh thoảng đưa bé ra ngoài tắm nắng cũng rất có lợi cho quá trình trao đổi chất và làm sạch da. 

Đừng áp sát gò má của bé 

Chiếc má bầu bĩnh đáng yêu của bé luôn khiến bất cứ ai cũng muốn chạm vào. Tuy nhiên xét về mặt sức khỏe, việc nhiều người va chạm vào má, vào mặt bé sẽ không đảm bảo vệ sinh, ngoài ra còn gây kích thích tuyến nước bọt, khiến tình trạng chảy nước bọt của bé nặng hơn.  

Khang Ninh

Nguồn:Pcbaby, Kknews

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn