Hạnh Nguyễn

Phát hiện mới: “chú” chim hai giới tính vô cùng hiếm gặp

Đăng 5 năm trước

Ở thành phố Erie, Pennsylvania, Hoa Kỳ, bất ngờ xuất hiện một con chim hồng tước kỳ lạ, mang đặc điểm của cả hai giống đực và cái. Các nhà khoa học cho biết, rất có thể nó là loài lưỡng tính mà chúng ta đã biết.

Gần đây, một con chim đậu ngoài cửa sổ ở sân sau nhà hai vợ chồng Shirley và Jeffrey Caldwell là điều kỳ lạ nhất mà họ từng thấy.   

Hình dạng bên trái của nó mang đặc điểm của con cái, với bộ lông màu nâu nhạt. Còn bên phải, lại mang đặc trưng của con đực với màu lông đỏ tươi.   

Các nhà nghiên cứu tin rằng con chim hồng tước này là một cá thể lưỡng tính rất hiếm gặp, nó mang cả hai giới tính trong một cơ thể. Không có nhiều thông tin về hiện tượng bất thường này nhưng sự phân chia giới tính tương tự đã từng được tìm thấy ở các loài chim khác, ở cả bò sát, bướm và động vật thân giáp.  

Không ai có thể khẳng định chắc chắn con chim này lưỡng tính mà chưa phân tích gen bằng cách xét nghiệm máu và khám nghiệm. Nhưng sự phân chia giữa hai bên rõ ràng là dấu hiệu của hiện tượng hiếm thấy này. Theo Daniel Hooper, nhà sinh học tiến hoá tại phòng thí nghiệm đại học Cornell ngành điểu học cho biết. Về mặt lý thuyết thì hiện tượng lưỡng tính có thể được tạo ra qua sự hợp nhất của hai phôi được thụ tinh riêng biệt đang phát triển.   

Cũng có thể là con cái đã tạo ra trứng chứa cả hai bản sao nhiễm sắc thể giới tính của mình, là z và w. Rồi sau đó được thụ tinh bởi hai tinh trùng, mỗi tinh trùng có một nhiễm sắc thể z. (khác với nhiễm sắc thể giới tính ở người, nữ là xx và nam là xy, thì ở loài chim con cái là zw còn con đực là zz). Các nhà khoa học không chắc chắn làm sao mà một quả trứng có thể nuôi cùng một lúc hai tế bào zw và zz.   

Sự phân chia giữa hai bên của “chú” chim này đơn giản là vì động vật có xương sống phát triển theo cách đối xứng như vậy. Mặc dù một bên của nó chủ yếu là cái nhiều hơn, còn bên kia là đực hoàn toàn. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy có sự pha trộn giữa các tế bào trong cơ thể loài chim.   

Về bản chất, mỗi bên của con chim có khả năng lớn là anh hoặc chị em của nhau. Nguyên do có lẽ là vì bộ gen quyết định giới tính của nó đã bị ảnh hưởng.   

Việc xác định giới tính ở động vật có vú được kiểm soát bởi một gen trên nhiễm sắc thể y, mà chính nó sẽ kích thích sự phát triển của tinh hoàn, còn các hormone (nội tiết tố) điều chỉnh sự phát triển ở phần còn lại. Đó là lý do tại sao hiện tượng lưỡng tính rất hiếm thấy ở động vật có vú, Tiến sĩ Hooper cho biết.  

Chẳng có lý gì mà sự hỗn hợp giới tính lại xuất hiện ở loài hồng tước nhiều hơn các loài khác, nhưng sự tương phản giữa màu sắc của hai giới tính trên người con chim này thật sự rất đặc biệt.   

Hồng tước cái có màu lông trầm và chúng cũng thầm lặng hơn những con đực với bộ cánh thu hút. Ngoài việc khác nhau ở màu lông thì chúng cũng khác con cái ở việc hát nhiều hơn và  giai điệu cũng phức tạp hơn nhiều - hai yếu tố này là để chúng tuyên bố lãnh thổ của mình và thu hút phái nữ.  

Năm 2008, Brian Peer - tiến sĩ sinh học tại Đại Học Western Illinois ở thành phố Macomb, Illinois, Hoa Kỳ đã nghiên cứu “chú” chim hồng tước có màu lông khác biệt này. Trong khoảng hai năm, ông đã đến thăm sân sau của vợ chồng Caldwell đến 40 lần, người chồng từng là giáo viên sinh học trung học nay đã nghỉ hưu, chuồng ăn cho chim của ông đã thu hút con chim lạ lùng này.  Là một chuyên gia về tập tính của loài chim cowbird *, tiến sĩ Peer đã hy vọng được biết về hành vi của “chú” chim lưỡng tính này là thuộc giống đực hay cái. Thật không may, ông không bao giờ được thấy chú ta cùng những con chim khác. Dù không đồng tình với quan điểm hồng tước là giống loài cô đơn - nhưng không thể phủ nhận là loài này ít khi kết đôi thành công ngoài tự nhiên, ông cho biết.    

*cowbird: một loài chim trong họ Icteridae, lông sẫm màu và mỏ ngắn, thường đẻ trứng vào tổ của con khác   

Tiến sĩ theo dõi con chim qua hai mùa đông, nhưng cuối cùng nó đã bị đuổi khỏi sân sau của ông giáo viên bởi một con hồng tước đực hung hăng khác. Và thế là con chim lạ kỳ chẳng bao giờ quay lại nữa.   

Loài lưỡng tính được cho là vô sinh, nhưng chú chim hồng tước hai giới tính này dường như đã cố bắt cặp với một con chim đực. Tiến sĩ Hooper cho hay, còn quá sớm để biết con đực đó có phải là bố của nó hay bạn đời và liệu nó có ở lại vào mùa giao phối hay không.   

Loài chim thường có nhiều cặp buồng trứng nhưng chỉ có bên trái là hoạt động - và ở chú chim này thì bên hoạt động đó cũng nằm ở bên phần con cái, vì vậy về mặt lý thuyết thì nó hoàn toàn có thể đẻ trứng. Tiến sĩ Hooper hy vọng con của nó sẽ được di truyền, điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì tế bào trứng của nó sẽ chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính. Ông cũng cho biết mình rất muốn nghiên cứu sâu hơn về loài chim này để tìm hiểu thêm về di truyền học, cũng như để hiểu thêm về cách thức hoạt động của não bộ: Liệu não bộ của một chú chim lưỡng tính là đực hay cái?   

Được biết, những loài chim biết hót có nhiều kết nối thần kinh trong não hơn, cho phép chúng hát những giai điệu phức tạp, và ông tự hỏi, “Làm cách nào mà một bộ não nửa nọ nửa kia sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, đánh giá và sản xuất các bài hát, cũng như khát khao của nó?”  

“Tôi có thể tưởng tượng”, ông nói, “có lẽ chỉ đơn giản là chẳng có mạng lưới thần kinh hoàn chỉnh nào cho việc tạo ra các bài hát hay hỗn hợp hormone nào trong não thúc đẩy nó hát cả.” 

 Ở loài bướm cũng xuất hiện các con lưỡng tính, Josh Jahner, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ ở Đại Học Nevada, Reno cho biết, thường thì chúng có màu cánh khác nhau ở hai bên hoặc thậm chí chia theo tỷ lệ chênh lệch.   

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Jahner đã phát hiện thấy cánh của những con bướm lưỡng tính cũng không khác gì cánh của những con bình thường, dù cho màu cánh của đực và cái cùng xuất hiện trong một cơ thể; và bộ phận sinh dục của chúng cũng khác nhau. Có lẽ việc tìm hiểu nguyên do sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được các quy tắc phát triển kỳ lạ đó.   

Về phần mình, Shirley Caldwell hưởng thụ cả sự chú ý và cơ hội được theo dõi hoạt động hàng ngày của “chú” chim đặc biệt này. “Việc theo dõi này vô cùng thú vị, đối với tôi”, cô nói. “Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời, mà lại rất vui.”   

Nguồn: nytimes 

Chủ đề chính: #thế_giới_động_vật

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn