Nguyễn Doãn Huân Kinh Doanh Đồ Thờ Bằng Gỗ! Tâm Bình An! Tánh Xởi Lởi!

Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh! Kinh Nghiệm Để Tránh Rủi Ro Trước Hôn Nhân

Đăng 5 năm trước

Các bạn thân mến, trong cuộc sống, chúng ta luôn mong muốn tránh được càng nhiều rủi ro càng tốt, nhất là các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Đặc biệt là phụ nữ đã trưởng thành và đang có người yêu, những người sắp sửa tiến tới hôn nhân càng cần đọc bài viết này để phòng bệnh cho mình và người thân. Bài viết này được đề cập dựa trên kinh nghiệm tổng hợp được từ các phụ nữ đã có chồng.

Hãy Chuẩn Bị Chu Đáo Cho Tương Lai Để Phòng Bệnh, Bảo Vệ Sức Khoẻ

   Lời khuyên của đa số phụ nữ là: "Đừng để đến khi đưa ra quyết định kết hôn mới làm những việc sau (hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ đôi khi khiến nhiều phụ nữ hối tiếc)":   

   1. Tiêm phòng HPV    

   Vacxin phòng virut HPV cần phải tiêm nhắc lại 2 lần để có tác dụng phòng bệnh tốt nhất, lần thứ 2 cách lần đầu 2 tháng, lần thứ 3 cách lần thứ hai 6 tháng. Như vậy, tính từ thời điểm bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, bạn cần có thêm ít nhất 8 tháng nữa để hoàn thành 3 mũi tiêm.   

   Nhiều phụ nữ khi có quyết định lấy chồng mới tìm hiểu và tiêm phòng virut này nhưng thường không kịp tiêm đủ 3 mũi phòng bệnh. Như vậy, hiệu quả không được tối ưu, rất đáng tiếc.   

   HPV (Human papilloma virus) là virus gây u nhú ở người có liên quan tới hầu hết các ca ung thư cổ tử cung (UTCTC).Vắc-xin phát huy hiệu quả tốt nhất trên người chưa từng nhiễm các típ virus này. Vắc xin giúp ngừa được 99% các tổn thương tiền UTCTC liên quan đến HPV 16 và 18. Nó cũng ngừa được 95% trường hợp loạn sản cổ tử cung mức độ thấp và tổn thương tiền ung thư (CIN 2/3 hay AIS) gây ra bởi 4 típ HPV 6, 11, 16, 18. Vắc-xin cũng sẽ giúp loại bỏ được 99% nguy cơ bị mụn cóc, mào gà sinh dục.     

   2. Tiêm phòng cúm, Rubella     

      Phụ nữ sau khi tiêm phòng Rubella 3-6 tháng mới nên có thai, còn đối với vacxin cúm thì khoảng cách an toàn là 1 tháng. Nhiều phụ nữ khi có quyết định lấy chồng mới bắt đầu tiêm phòng hoặc không kịp đi tiêm phòng do công việc bận rộn không sắp xếp được để đi tiêm và gần ngày cưới lại có quá nhiều việc phải lo như: đi thử váy cưới, đi chụp ảnh cưới, đi đăng ký kết hôn, đi mua nhẫn cưới, giường tủ, chăn ga gối đệm, chuẩn bị danh sách khách mời, chuẩn bị thiệp mời, đi mời, lên thực đơn tiệc cưới... 

     Chính vì vậy mà nhiều phụ nữ khi mang thai chưa kịp tiêm phòng Rubella và cúm, hoặc nếu cẩn thận đi tiêm phòng thì phải kế hoạch mất vài tháng mới có thể mang thai. Hiện nay, bệnh vô sinh ở cả nam và nữ rất phổ biến do sinh hoạt, môi trường..., có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn kế hoạch mất vài tháng rồi sau đó lại mất thêm nhiều tháng mong chờ tin vui nhưng cuối cùng lại phải đi chữa vô sinh nhiều năm. Mà tuổi càng cao, cơ hội đậu thai và chất lượng trứng càng giảm, vậy tội gì không tiêm phòng từ sớm để tránh mất đi vài tháng phí hoài không được điều trị vô sinh? 

     3. Khám sức khỏe tổng quát cho cả hai.   

     Đã có những trường hợp rất đáng tiếc xảy ra do không đi khám sức khỏe tổng quát. 

    Ví dụ như: một trong hai người bị mắc bệnh lây qua đường máu, đường quan hệ tình dục như viêm gan siêu vi B. Để tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B bạn cần đi tiêm phòng đủ mũi (nếu bạn đã tiêm phòng từ nho thì nên tiêm nhắc lại) và sau đó một tháng hãy kiểm tra nồng độ kháng thể chống virut viêm gan B, nếu nồng độ kháng thể cao, thì lúc đó bạn mới có thể yên tâm quan hệ.   

    Có trường hợp nữa rất không may mắn là một người phụ nữ do tin tưởng mai mối nên không tìm hiểu kỹ, lấy phải một người chồng bị HIV giai đoạn cuối, đã chuyển sang AIDS, sau 2 tháng kết hôn người phụ nữ mới tá hỏa phát hiện ra và "bỏ của chạy lấy người", rất may là khi kiểm tra máu người phụ nữ này cho kết quả âm tính với virut HIV.     

    Vậy nên, là phụ nữ trưởng thành và có người yêu hãy thực hiện tiêm phòng, khám tổng quát ngay cả khi chưa đi tới quyết định hôn nhân, để bảo vệ bản thân bạn nhé!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn