Linh My

Phòng và trị bệnh phấn trắng trên cây chanh dây

Đăng 6 năm trước

Cây chanh dây thuộc loại cây nửa gỗ, thân dây leo. Chanh dây rất sai quả, năng suất cao, nhanh cho thu hoạch, có thể trồng xen với cây tiêu trong giai đoạn 12-18 tháng đầu của chu kỳ sinh trưởng nên được bà con các tỉnh Tây nguyên lựa chọn trồng phổ biến (Đăk Lăk - Đăk Nông - Gia Lai - Kon Tum). Tuy nhiên cũng chính việc phát triển quá mạnh cây chanh dây, cộng thêm việc bà con chưa biết cách chủ động phòng bệnh cho nên trong 2 năm trở lại đây dịch bệnh phát triển trên chanh dây diễn ra phức tạp.

1 - Bệnh phấn trắng chanh dây do virus

Bệnh phấn trắng chủ yếu gây hại trên quả đang phát triển, đến giai đoạn quả già bệnh biểu hiện rõ rệt nhất: Vỏ quả không được nhẵn bóng, bề mặt hơi thô ráp, vỏ quả bị mốc trắng nhìn gần giống vỏ quả bưởi, bệnh nặng làm cho lớp phấn trắng bên ngoài bao phủ toàn bộ quả. Khi chanh dây bị nhiễm bệnh phấn trắng thường kèm theo triệu chứng điển hình của bệnh do virus như: lá biến dạng, chuyển màu vàng thể khảm, chùn ngọn, cây sinh trưởng chậm. Bệnh lây lan rất nhanh nếu không có biện pháp trị kịp thời, khi cây nhiễm bệnh trái giảm sút chất lượng nghiêm trọng. Trong kỹ thuật chăm sóc bà con cần chủ động phòng bệnh hạn chế dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. 

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phấn trắng do Virus gây ra, virus tấn công lên lớp vỏ quả, đỉnh ngọn và thân dây còn non. Virus gây hại toàn bộ các nhóm tế bào vỏ quả làm cho vỏ quả không thể phục hồi và thường có màu trắng xanh bao phủ vỏ quả (nhìn giống da bưởi), quả khô cứng lại, lá vàng, biến dạng, chùn ngọn.

Triệu chứng bệnh phấn trắng trên chanh dây:Triệu chứng bệnh phấn trắng virus trên lá, ngọn chanh dây:Lá nhiễm virus phấn trắng thường chuyển màu vàng đều hoặc màu vàng thể khảm (lá có màu xanh vàng xen kẽ), xoăn ngọn, chùn ngọn, lá co lại biến dạng, đôi khi thấy lá dày lên. Bệnh lây lan và phát triển mạnh nhờ môi giới truyền bệnh là côn trùng chích hút (rệp, rầy, bọ phấn, bọ trĩ, ruồi vàng...). Do đó khi vườn chanh dây nhiễm bệnh virus bà con cần sử dụng thuốc đặc trị các nhóm côn trùng chích hút, hạn chế lây lan thành dịch bệnh.

Triệu chứng bệnh phấn trắng virus trên quả chanh dây: bề mặt quả bị bao phủ một lớp phấn trắng nhìn giống vỏ quả bưởi. Bệnh nhẹ vỏ quả thường có màu xanh trắng. Khi bệnh phát triển mạnh quả trở lên khô cứng, hơi teo lại, vỏ quả lồi lõm, bề mặt vỏ quả kém nhẵn bóng hơi thô ráp..

Giải pháp phòng và trị bệnh nấm phấn trắng hại chanh dây:

Phòng bệnh: 

+ Bón phân cân đối đẩy đủ, bón gốc phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình bón phân cho cây ngoài việc bón gốc bà con nên phun phân bón qua lá định kỳ 7 -10 ngày/lần. Do chanh dây sai quả nên việc thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt theo Trung Tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu, khi phun chế phẩm  Bio - TriBio qua lá, quả trong thời kỳ cây đang phát triển giúp cây chanh dây kháng bệnh nấm phấn trắng rất tốt, định kỳ phun 7-10 ngày  một lần sẽ giúp giảm 90% tỷ lệ nhiễm bệnh trên trái(bệnh nấm nói chung), trên lá giảm 80%. Thực tế nghiên cứu cho thấy  Bio - TriBio làm giảm và ức chế quá trình phát triển của bào tử nấm gây bệnh. Khii phun qua lá giúp chất lượng quả nâng cao đáng kể (hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm, tăng sức đề kháng của cây, vỏ quả ổn định, có độ cứng nhất định). 

+ Tưới nước cho chanh dây: Chanh dây mang nhiều quả và thân lá cho nên hệ số thoát hơi nước rất lớn do đó bà con thường xuyên kiểm tra vườn thường xuyên và cung cấp đủ ẩm cho bộ rễ phát triển (độ ẩm xung quanh vùng rễ khoảng 65-75%). Trung bình một cây chanh dây đang mang hoa, quả cần 12-18 lít nước/ngày đêm (trong điều kiện không mưa, nhiệt độ không khí 30-32oC, độ ẩm không khí 55-70%). Nếu chanh dây bị thiếu ẩm thường xuyên làm cho cây phát triển chậm, khả năng hòa tan dinh dưỡng trong đất kém, cây yếu thường phát sinh nhiều nấm bệnh. Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý trong điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng, nấm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ (nấm Phytophthora sp. Và Fusarium sp.). Do đó vào mùa mưa cần tiêu nước nhanh, không để cây bị ứ đọng nước quá 24 tiếng. Khi độ ẩm bão hòa liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho lượng oxy trong đất bị thiếu hụt nghiêm trọng, đất thiếu oxy sẽ làm cho cây bị ngẹt rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh héo quả sẽ phát sinh mạnh khó kiểm soát. Vì vậy để làm tăng sức đề kháng cho bộ rễ, ngăn chặn hiện tượng thối rễ bà con cần chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với nấm đối kháng bón định kỳ cho cây 2-4 tháng/lần(lưu ý vào mùa mưa không nên bón phân hữu cơ mà phải bón trước đó ít nhất 1-2 tháng). 

+ Sử dụng chế phẩm  Bio - TriBio phòng bệnh cho cây chanh dây: 

*Phun qua lá: Dùng 30-40ml chế phẩm  Bio - TriBio pha với bình 300-400 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, quả. Định kỳ 10-15 ngày phun một lần. Tác dụng: Phòng bệnh chủ động, tiêu diệt các nguồn gây bệnh (nấm, khuẩn gây bệnh). 

*Tưới gốc phòng bệnh thối rễ tơ, vàng lá, giảm hiện tượng héo rụng quả:Dùng 1 lít  Bio - TriBio  pha với 300-400 lít nước, mỗi gốc chanh dây tưới 1 lít dung dịch chế phẩm  Bio - TriBio đã pha, định kỳ 10-30 ngày tưới một lần.Trị bệnh phấn trắng virus hại chanh dây: Thời kỳ cây chanh dây bị nhiễm bệnh phấn trắng (bà con đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh: vỏ trái bị mốc trắng). 

Chủ đề chính: #chăm_sóc_cây_chanh_dây

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn