Bảo Thanh Lương

Phù Đổng Thiên Vương

Đăng 5 năm trước

Đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ đương thái bình thì Ân Vương ở phía Bắc lấy sự thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.

Hùng Vương nghe được mớitriệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. 

Có nhà phương sĩ dâng lời nóirằng: - Không gì bằng cầu Long Quân để nhờ âm phù. 

Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốthương cầu tế ba ngày thì trời cảm sấm mưa, thoắt thấy một ông già cao hơn sáuthước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười ca múa.Người ta trông thấy, ngờ là người phi thường mới tâu vua. Vua thân hành ra báiyết rước vào trong đàn; ông già không ăn uống, không nói năng gì cả. 

Hùng Vương đến trước hỏi rằng: - Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, hơn thua ra sao, nếu có kiến thức gì xin chỉbảo cho. 

Ông già giây lát mở thẻ ra bói, thưa với vua rằng: - Sau ba năm giặc mới qua đánh. 

Vua hỏi kế hoạch để đánh giặc. 

Ông già đáp rằng: - Nếu có giặc đến thì phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ tốt để cho nướccó uy thế, rồi tìm khắp thiên hạ, ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấp. Hễđược người ấy thì dẹp giặc không khó nữa. 

Nói đoạn, bay lên không mà đi mới biết là Long Quân. Vừa đúng ba năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nóicủa lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc. 

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) có một ngườiđàn bà đã ngoài sáu mươi, cách đó mấy năm, một hôm ra đồng trông thấy một vếtchân người rất to lớn, lấy làm lạ bèn ướm thử ướm chân mình vào. Tự nhiên khiướm chân bà thấy xúc động cả người, rồi về nhà thọ thai, sinh ra một đứa bétrai, đặt tên là Gióng. Đã lên ba rồi mà đứa trẻ vẫn không biết lật và cũngkhông biết nói. Đến ngày sứ giả Hùng Vương đi qua làng rao tìm người tài giỏi đánh giặc, đứatrẻ tự nhiên ngồi dậy cất tiếng xin mẹ mời sứ giả đến. 

Gióng nói với sứ giả : - Người hãy lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao mười támthước, một gươm sắt dài bảy thước, một cái nón sắt, kẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì mà lo. 

Sứ giả chạy về trình cáo với vua. 

Vua mừng bảo rằng: - Thế thì ta không lo gì vậy. 

Quần thần đều tâu: - Một người đánh giặc, làm sao mà phá nổi? 

Vua nói: - Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là nói không, các người không nên ngờ. 

Rồi sai luyện ngựa sắt, gươm sắt, và nón sắt. Sứ giả đem tất cả đến; bà mẹ thấythế cả kinh, sợ họa đến mình. 

Đứa trẻ cả cười nói rằng : - Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ. 

Rồi đứa trẻ lớn rất mau, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ; hàng xóm nấuthêm cơm, làm thịt trâu, mang thêm rượu bánh, thế mà đứa trẻ ăn vẫn không nobụng, vải lụa mang chẳng kín mình, cửa nhà cũng không vừa, phải ken cỏ lau lợp một cái nhà to cho ở. Đến khi quân nhà Ân kéo tới Châu Sơn (thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh bây giờ),đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn mười trượng, nghểnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm.

Ngài nói lớn: - Ta là thiên tướng đây! 

Bèn đội nón sắt, nhảy lên ngựa sắt, ngựa phi như bay, chỉ chớp mắt đã đến sá tlũy giặc ở chân núi Châu Sơn. Quan quân vội vã ùa theo sau. Ngài xông vào trận thẳng tay đánh phá, quân Ân cả vỡ, thây chết ngổn ngang. Đang lúc một mình một ngựa đánh giết lũ giặc hung tợn, thanh gươm độc nhất bỗng bị gãy ngang. Ngài với tay nhổ cả bụi tre ở bên đường, quật vào đầu quân giặc đã tán loạn hàng ngũ. Quân giặc tan nát tựa hồ đất lở ngói tan, tranh nhau lạy phục xuống đất, kêu rằng: 

- Lạy ngài, ngài là thần tướng trên trời, chúng con xin chịu hàng cả. 

Đánh tan giặc xong, ngài phi ngựa lên ngọn núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay lên trời, chỉ lưu dấu chân trên đá ở dưới núi mà thôi. 

Tục truyền rằng các hồ ao ở trong rừng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, đều là dấu vết chân ngựa sắt của ngài để lại. Khu rừng rậm bị đốt cháy ngày nay còn mang tên là làng Cháy. Những bụi tre ngài nhổ lên đánh giặc bây giờ thành rừng ở huyện Gia Bình, gọi là tre đằng ngà. 

Hùng Vương nhớ đến công lao không biết lấy gì để đền báo mới tôn làm Phù ĐổngThiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng một trăm khoảnh để làm lễ hưởng tế xuân thu. Đời nhà Ân hai mươi bảy vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nữa. 

Theo sách Việt Điện U Linh tập (phần tục bổ của Nguyễn Văn Chất), thì đời Lê Đại Hành quan Khuông Việt Thái Sư là Ngô Cảnh Chân có qua núi Vệ linh, đêm mộng thấy thần, bèn cho đốn cây cổ thụ tạc tượng lập đền. Năm Thiên Phúc nguyên niên, quân Tống vào cướp, vua nghe đền này linh ứng, bảo Thái sư đến cầu đảo. Lúc bấy giờ quân nhà Tống đóng trong làng Tây Kết, hai bên chưa đánh nhau, quân Tống tự nhiên kinh hãi, kéo lui, đóng ở dòng sông Chi Giang, lại gặp sóng cả gió to, giao xà nổi dậy, chúng càng kinh sợ mà bỏ chạy, tướng nhà Tống là Quạch Quỳ đành kéo quân trở về Tàu. Vua lập đền thờ để phụng tự. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn