Nam Thương Mọi điều xảy ra đều hợp lí. :D

Phụ nữ và trầm cảm sau sinh.

Đăng 5 năm trước

Theo thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ khoảng 10% đến 20%. Những bà mẹ có các dấu hiệu liên quan đến trầm cảm sau sinh ở giai đoạn đầu chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 70% đến 80%. Ở Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàn lọc có thể lên đến 33%

1.      Tỉ lệ trầm cảm sau sinh đáng báo động.

 Theo thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ khoảng 10% đến 20%. Những bà mẹ có các dấu hiệu liên quan đến trầm cảm sau sinh ở giai đoạn đầu chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 70% đến 80%. 

 Ở Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàn lọc có thể lên đến 33%.

   2.      Trầm cảm sau sinh là gì?

 Trầm cảm sau sinh là một rồi loạn thường gặp ở những bà mẹ trẻ. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau sinh những những dấu hiệu xuất hiện rõ rệt nhất là 3 tuần đầu sau sinh. 

 Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường có triệu chứng lo âu, trầm buồn, thu mình; suy nghĩ gây hại bản thân hoặc gây hại cho trẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. 

 Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu mà có thể mắc bệnh ngay cả khi không mắc ở những lần sinh trước. 

 3.      Nguyên nhân phụ nữ trầm cảm sau sinh. 

 Thay đổi về mặt sinh học và cơ thể: Trong thời kỳ mang thai, nồng độ của các hormone estrogen và progestergon tăng cao và ổn định, sau khi sinh nồng độ các hormone này giảm  đột ngột. Ngoài ra các hormone tuyến giáp cũng giảm là cho phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, mất năng lượng. 

 Thay đổi về mặt tâm lý xã hội: Phụ nữ thường xuất hiện những yếu tố lo âu, trầm cảm từ trong quá trình mang thai. Nhiều phụ nữ không chấp nhận được những thay đổi trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng giảm sút, lo âu lâu ngày và trầm cảm. 

 Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy áp lực về việc chăm sóc con, tất cả mọi thứ đều mới mẻ với một bà mẹ trẻ, họ thường thức khuya, mất ngủ. Nhiều bà mẹ còn sợ con đói và cài báo thức 1 tiếng một lần thức dậy cho con bú. Khí chất của trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến người mẹ.

 Có các sự kiên tiêu cực xảy ra trong quá trình ở cữ, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc của chồng và gia đình trong quá trình mang thai và sinh nở. Thiếu hụt về kinh tế, áp lực sinh nhiều con hoặc mang thai ngoài ý muốn. Tình trang hôn nhân: ly thân, ly hôn hoặc làm mẹ đơn thân.

 Nhóm nguy cơ khác: Người mẹ có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.

 4.      Dấu hiệu nhận biết phụ nữ trầm cảm sau sinh. 

 Người phụ nữ trầm cảm sau sinh thường thể hiện qua các cảm xúc, nhận thức tiêu cực.Giai đoạn đầu họ thường buồn rầu, trống rỗng, ũ rũ, thất vọng. Giai đoạn này thường kéo dài 2 tuần sau đó mất đi, đây là giai đoạn trầm buồn sau sinh. 

 Sau đó cũng là những biểu hiện trên với mức độ nặng nề hơn và kéo dái hơn. Một số phụ nữ trở nên cáu gắt, né tránh giao tiếp, trí nhớ giảm sút, thường hay quên những việc lặt vặt. Mất hứng thú với hoạt động, làm gì cũng thấy mệt, giảm hứng thú tình dục và không hài lòng với bất cứ ai và bất cứ điều gì. 

 Mức độ năng nhất là họ cảm thấy kiệt sức, cho rằng mình không phải là người mẹ tốt,họ lúng túng, vụng về trong tương tác với con. Họ mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều,luôn cảm thấy có lỗi và có ý định tự sát.

 5.      Hậu quả của chứng trầm cảm sau sinh.

 Trầm cảm sau sinh gây ra những tổn hại về thể chất và tinh thần cho người mẹ, khó phục hồi trong thời gian dài. Khiến người mẹ không thể có khả năng chăm sóc tốt cho sự phát triển của đứa trẻ, không tạo được sự gắn kết mẹ con, đồng thời gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của chính đứa trẻ. Con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường tăng cân chậm, có nguy cơ bị tăng động, giảm chú ý cao hơn các đứa trẻ bình thường. Khi lớn lên tre cũng dễ mắc lo âu, trầm cảm.

 Một trong nhưng hậu quả lớn nhất là người mẹ có ý đinh tự sát hoặc tệ hơn là giết con rồi tự sát.    

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn