TV Nguyễn

Phương pháp người Do Thái dạy học cho con

Đăng 8 năm trước

Có một số phương pháp trong cách giáo dục của người Do Thái có thể coi là những phương pháp rất hữu ích với trẻ nhỏ và các em trong lứa tuổi

Có một số phương pháp trong cách giáo dục của người Do Thái mà theo ý kiến cá nhân tôi, đó là những phương pháp rất hữu ích với trẻ nhỏ và các em trong lứa tuổi vị thành niên trong việc tiếp thu kiến thức. Mỗi phương pháp đều có tác dụng khác nhau và tôi chia các phương pháp này thành ba nhóm.

Đó là:

Trực quan: Kiến thức sẽ được tiếp thu qua những gì con trẻ nhìn thấy.

Lặp đi lặp lại: Kiến thức được tiếp thu thông qua những thông tin, hành động được lặp đi lặp lại.

Ca hát, âm nhạc: Kiến thức được tiếp thu thông qua những bài hát, những giai điệu âm nhạc được lặp đi lặp lại.

Người Do Thái dạy con

Phương pháp dạy trực quan

Đạo Do Thái là tôn giáo sử dụng những đối tượng tôn giáo có thật và nhìn thấy để minh chứng cho niềm tin của người Do Thái.

Ở Do Thái, nhà của họ được đánh dấu bằng một vật được gắn trên thanh dọc của khung cửa được gọi là mezuzah. Chính vì thế mà người Do Thái khi bước vào cửa nhà mình sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân về sự tuân nghe theo lời Chúa và luôn nâng cao nhận thức cho gia đình về Kinh Torah. Những người đàn ông Do Thái cầu nguyện ở bức tường Westem Wall ở Israel và trong các giáo đường trên khắp thế giới đều mặc một chiếc khăn choàng được thiết kế riêng cho những người cầu nguyện gọi là tallit. Chiếc khăn choàng là biểu tượng lịch sử đặc biệt và mang ý nghĩa biểu trưng phong phú. Những tua đường viền và ruy băng màu xanh được kết đặc biệt để trang trí vào bốn góc của khăn choàng mang một ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Những trẻ em khi đến 13 tuổi sẽ được dùng chiếc khăn choàng tallit trong nghi lễ trưởng thành hoặc chiếc khăn cũng được dùng cho con rể vào ngày kết hôn. Người đàn ông Do Thái cũng thường đeo hộp tenllin, cũng được gọi là phylacteries. Đó là hai hộp bằng da màu đen có đính một miếng da dê nhỏ ở trên và chiếc hộp được gắn vói một dây dài bằng da để quấn xung quanh cánh tay phải, bắt đầu từ các ngón tay và cánh tay. Chiếc hộp sẽ được đặt trên đỉnh đầu và đeo trong những lúc cầu nguyện. Quan niệm này dựa trên quan điểm mệnh lệnh phải ràng buộc trong lời Chúa: "Phải buộc những lời ấy vào tay làm dâu, mang trên trán làm phù hiệu".

Đối với người Do Thái, những đồ dùng mang tính tôn giáo này rất quan trọng với họ và nó làm cho họ trở thành một phần của "dân được Chúa chọn". Những ngày lễ trọng hàng năm cũng là những thông điệp được minh chứng. Trong Lễ Vượt qua, sẽ có một chiếc đĩa và bốn chén rượu được đặt trên bàn. Trong Lễ Bánh không men (matzot) sẽ nhắc nhở người Do Thái về cuộc trốn thoát nhanh chóng của họ khỏi Ai Cập. Hay maror (một loại thảo dược đắng) sẽ gợi nhớ về những cay đắng, gian khổ của họ khi là nô lệ. Hoặc một hỗn hợp gồm quả hạch, táo, cây quế và rượu được gọi là horoset sẽ biểu trưng cho vữa, hồ làm nên gạch ở Ai Cập. Những ống xương chân chim gợi nhớ về chiên con hiên tếđược ăn trong đêm trước khi họ rời đi. Le Vượt qua là một thông điệp được minh chứng. Trong Le Hanukkah, một giá đõ nên có chúi nhánh (menorah) sẽ được thắp sáng trong suốt tám đêm liền. Mỗi tối, họ sẽ kê’ lại một câu chuyện thú vị về việc tẩy rửa đền thờ và sau đó là tặng quà cho những đứa trẻ. Trong khi những đứa trẻ choi trò chơi thì cha mẹ chúng sẽ chuẩn bị những bữa ăn đặc biệt cho ngày trọng đại này. Một lần nữa, lịch sử còn có sức mạnh hơn cả lời nói - điều đó đã được chứng minh.

người Do Thái dạy con2

Chúa Giêsu đã sử dụng cách giáo dục trực quan trong phương pháp giảng dạy của Người. Những bài giảng của Người chủ yếu diễn ra ngoài trời. Khi kể câu chuyện ngụ ngôn về con cừu và con dê, lúa mì và cỏ dại cùng người đàn ông gieo hạt giống lời Người thì Người thường nói về những vật xung quanh Người. Khi đặt ra câu hỏi, Người thường đưa ra một câu trả lời minh chứng. Khi hỏi về những đứa trẻ, Người sẽ đặt đứa trẻ ra giữa đám đông. Khi hỏi về thuế, Người lại dùng một đồng xu để minh chứng cho điều luật của người nộp thuế.

Phương pháp dạy bằng cách lặp đi lặp lại

Nếu ta lặp đi lặp lại một thông tin bảy lần cho một người thì người đó có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin. Khi Chúa Giêsu nói với đám đông, Người thường nói: "Một lần nữa, ta bảo thật các con...". Trong Kinh Torah, Thiên Chúa thường nhắc nhở liên tục người Israel không được quên luật của Người khi họ tiến về Miền Đất Hứa. Tất cả những đứa con của tôi đều học bảng chữ cái tiếng Anh bằng cách sử dụng các đoạn Kinh Thánh được bắt đầu bằng chữ cái trong bảng chữ cái như: A - (All - Tầt cả) "Tất cả đều đã phạm tội và không thấy được sự vinh hiển của Thiên Chúa", B - (Believe - Tin) "Hãy tín vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ"... Và tôi thực sự rất ngạc nhiên về tốc độ học thuộc bảng chữ cái Kinh Thánh của các con mình.Người Do Thái dạy con3

Phương pháp dạy bằng ca hát

Khi Kinh Torah được đọc trong các giáo đường, một người điểu khiển ca đoàn sẽ hát một lời cầu nguyện và ca một điệu trong Kinh Torah. Với người Hồi giáo, một ngày họ cũng nghe năm lần những lời cầu nguyện vang lên từ các nhà thờ Hồi giáo qua những bài ca và thánh vịnh. Những bài thánh vịnh này được hát rất độc đáo và khó đọc. Tôi có thể lấy mười dòng thơ, rồi đọc cho hàng trăm người và yêu cầu họ học và đọc lại trong vòng mười phút. Một số ngưòi có thể đọc lại được một cách suôn sẻ nhưng một số lại bị ngập ngừng, không nhớ hết. Nếu một đoạn thơ tương tự được phổ nhạc thì hầu hết mọi người có thể hát trong vòng mười phút. Ta hãy nhớ lại bài hát bảng chữ cái mà chúng ta học ở trường mầm non A, B, C, D, E, F, G… Khi ta phổ nhạc và hát thì kiến thức sẽ rất dễ dàng được tiếp nhận. Tôi nghĩ rằng đó là do kiến thức sẽ vào tâm trí chúng ta trước, sau đó trở thành một phần của tinh thần nhưng âm nhạc lại tác động vào bên trong con người chúng ta trước rồi mới đến tâm trí. Âm nhạc đã đi vào bên trong con người, từ tâm linh trước, cũng như khi chúng ta thấy David chơi đàn thì thần khí xấu đã rời khỏi vua Saul.

Âm nhạc và tiếng hát là một phần rất quan trọng trong việc thờ phụng của người Do Thái ngày nay. Kinh Torah đã ghi lại những bài ca chiến thắng của Moses và một lời thánh ca tiên tri về cuộc đời rao giảng của Moses. Kinh Thánh chỉ ra rằng Deborah và Barak đã hát khi thất bại ở Canaanites. David là một người gảy đàn xuất sắc và được gọi là "người gảy đàn ngọt ngào nhất Israel". Hay vua Solomon đã viết hàng ngàn câu châm ngôn và 1005 bài ca. Nhà tạm của David (David là người thường gảy đàn cho vua Saul nghe. David chơi đàn hạc rất hay, giúp vua Saul dịu lại mỗi khi vua có chuyện rắc rối) là nơi con người thờ phụng khi đến với Thiên Chúa và ngôi đền của Solomon cũng tràn ngập âm nhạc, lời ca với một trăm hai mươi người chơi đàn. Những vật dụng như kèn thổi, đàn gảy, đàn lia kết hợp với các nghi thức khác được thể hiện trong ngôi nhà của Thiên Chúa.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp học tốt, ghi nhớ tốt. Vấn đề ở chỗ biết vận dụng phương pháp ấy vào thực tế mỗi người như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất. Hãy thử các phương pháp mà bạn biết và cảm nhận phương pháp nào là phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân khi học tập, hoặc ghi nhớ nhé.

Chủ đề chính: #người_do_thái

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn