Woody Übermensch Mình thích thì mình viết thôi

Phương pháp thiết lập ngân sách để cân đối chi tiêu đơn giản nhất

Đăng 8 năm trước

Đối với nhiều người, thiết lập ngân sách là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, thực tế việc thiết lập ngân sách không quá khó như bạn tưởng.

Thiết lập ngân sách để cân đối chi tiêu

Đối với nhiều người, thiết lập ngân sách là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, thực tế việc thiết lập ngân sách không quá khó như bạn tưởng. Quan trọng là bạn phải biết phương pháp để tiến hành.


Sau đây là quy trình gồm các bước đơn giản để giúp bạn thiết lập một ngân sách chi tiêu:


Công cụ: máy tính bỏ túi và giấy bút hoặc chương trình văn phòng như Microsoft Excel.

Kỹ năng cần thiết: kỹ năng tin học văn phòng căn bản.

Độ khó: Rất dễ

Thời gian: Khoảng từ 30 đến 60 phút

Tần suất: mỗi tháng một lần, vào đầu tháng hoặc cuối tháng.

Tiền bỏ ống heo



Bước 1: Xác định thu nhập hàng tháng của bạn:

Thu nhập của bạn bao gồm tất cả số tiền mà bạn kiếm được từ tất cả các nguồn. Nó bao gồm thu nhập cố định như tiền lương của bạn, tiền thưởng vượt doanh số, thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ… và cả thu nhập bất ngờ, ví dụ như… tiền trúng xổ số chẳng hạn. Trong bước này, bạn phải tính được tổng số thu nhập của bạn trong tháng.

Bước 2: Xác định chi tiêu cố định:

Chi tiêu cố định là những chi tiêu mà giống hệt nhau từ tháng này qua tháng khác, ví dụ như tiền thuê nhà, hóa dơn điện nước, tiền trả cho các khoản vay, tiền trả cho các vật dụng bạn mua trả góp… Bạn cũng nên tính cả tiền tiết kiệm (cho dù đó là gửi ngân hàng hay bỏ ống heo) của bạn vào chi tiêu cố định. Tiết kiệm là một việc rất cần thiết, lý tưởng nhất là bạn nên đặt khoảng 10% thu nhập hàng tháng của bạn vào tiết kiệm.

Bước 3: Xác định chi tiêu bất ngờ (chi tiêu không cố định):

Những chi phí này bao gồm những khoản chi bất thường như mua sắm quần áo tùy hứng, tiền mừng đám cưới, tiền nộp phạt cho cảnh sát giao thông, tiền khám chữa bệnh…Những chi tiêu này thường phát sinh bất ngờ và bạn rất khó dự đoán được.

Bước 4: So sánh chi phí và thu nhập của bạn:

Kết quả tốt nhất nên là chi phí của bạn phù hợp với thu nhập của bạn. Nếu chi phí của bạn lớn hơn thu nhập, bạn nên tìm cách cắt giảm chi phí bất ngờ. Ngay cả khi đã cắt giảm chi tiêu bất ngờ mà bạn vẫn chưa cân đối được ngân sách, hãy nghiên cứu chi tiêu cố định của bạn xem có thể thay đổi hoặc cắt giảm được khoản nào không. Trong quá trình này, có thể bạn sẽ phát hiện ra thứ trước giờ vẫn ngốn rất nhiều tiền của bạn mà bạn không để ý.

Bước 5: Thường xuyên theo dõi chi phí của bạn mỗi ngày hoặc vài ngày một lần:

Bạn nên chia các chi phí của bạn thành nhiều loại khác nhau để dễ theo dõi, ví dụ chi phí đi lại, chi phí học tập, chi phí ăn uống, chi phí nhà cửa… Làm như vậy thì bạn sẽ dễ dàng phát hiện và ngăn chặn ngay khi có một loại chi tiêu nào đó vượt quá mức cho phép.

Bước 6: Điều chỉnh khi cần thiết:

Bạn có thể điều chỉnh tại nhiều thời điểm khác nhau trong tháng. Ví dụ xe của bạn bị hư bất ngờ, bạn có thể tạm hoãn việc mua quần áo mới sang tháng sau và sử dụng số tiền đó để trang trải cho việc sửa xe. Khi bạn thực hành nhièu, bạn sẽ dần quen thuộc với việc điều chỉnh ngân sách và nó sẽ trở thành bản năng thứ 2 của bạn.

Bước 7: Đánh giá ngân sách của bạn:

Vào cuối tháng, bạn có thể đánh giá việc thực hiện chi tiêu theo ngân sách có cải thiện tình hình tài chính của bạn không. Nếu bạn chưa vừa ý, hãy tìm cách điều chỉnh để có một kế hoạch ngân sách tốt hơn trong tháng sau. Hơn nữa, nhờ việc đánh giá lại ngân sách, bạn còn có thể phát hiện ra có nhiều việc hoàn toàn có thể tiết kiệm hoặc giảm bớt chi phí mà trước dây bạn không hề biết.

Woody Übermensch - Ohay TV

Chủ đề chính: #ngân_sách

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn