NHQ

Phương tây nghiên cứu mô hình giáo dục thành công của các trường học Đông Á

Đăng 8 năm trước

Một nghiên cứu mới đây đã dấy lên mối nghi ngờ về sự thành công của phương Tây khi đang sốt sắng học tập phương pháp giảng dạy của Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngỡ tưởng giáo dục Mỹ và phương tây là kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục toàn cầu. Một nghiên cứu khác cho thấy không hẳn là như vậy. Thành công giáo dục và học tập của một cá thể, là do phương pháp hay do các yếu tố văn hóa và yếu tố mềm khác làm nên?

Một nghiên cứu mới đây đã dấy lên mối nghi ngờ về sự thành công của phương Tây khi đang sốt sắng học tập phương pháp giảng dạy của Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi mà học sinh có thành tích cao hơn ở các kỳ thi quốc tế, cho thấy rằng các nhân tố văn hóa ngoài trường học có vai trò quan trọng trong thành công của họ. Và phương pháp giảng dạy không chỉ là nhân tố duy nhất làm nên thành tích học tập đáng nể của hai quốc gia này.

Các chính trị gia và hoạch định chính sách từ phương tây, nơi học sinh ghi điểm thấp hơn, đang nghiên cứu say sưa các hệ thống giáo dục của những nước thường xuyên đứng đầu các bảng xếp hạng quốc tế Pisa với hi vọng cạnh tranh thành tích của họ.

Mô tả hình ảnh

Ảnh: Giáo dục trong đa dạng văn hóa toàn cầu

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây từ Viện Giáo dục (IoE) của Đại học Luân Đôn kết luận rằng con cái của các gia đình nhập cư từ những nước này khi được đào tạo ở những nơi khác tiếp tục ghi điểm cao trong điều kiện hệ thống giáo dục không tốt hơn.

Nghiên cứu, được thực hiện bởi PGS. TS John Jerrim ngành giáo dục và phân tích xã hội Viện IoE, phát hiện ra rằng con cái của những gia đình nhập cư từ các nước Đông Á thường dẫn trước 2,5 năm so với các bạn cùng lứa ở Tây Âu khi 15 tuổi, ngay cả khi các bạn trẻ này được giáo dục cùng nhau ở các trường học theo kiểu phương Tây.

Jerrim nghiên cứu hoạt động của hơn 14.000 học sinh Úc từng tham dự kỳ thi toán học Pisa năm 2012, thành lập bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và phát hiện ra rằng những người nhập cư thế hệ thứ hai từ Đông Á, trong đó phần lớn là gốc Trung Quốc, đạt trung bình 605 điểm – nhiều hơn 102 điểm so với công dân sinh ra ở Úc. Kết quả này chỉ bị đánh bại bởi Thượng Hải của Trung Quốc, đứng đầu trong bảng xếp hạng của Pisa. Ngược lại, những người nhập cư thế hệ thứ hai của Úc từ Vương Quốc Anh đạt trung bình 512 điểm. Ở Anh, học sinh gốc Trung Quốc có điểm GCSE cao nhất so với bất kỳ nhóm nào, vào năm ngoái, 78% đạt được ít nhất hạng A*-C GCSE, so với mức trung bình toàn quốc là 60%.

Vương quốc Anh, cũng như một số nước khác, đang quan tâm học hỏi sự thành công từ hệ thống giáo dục châu Á. Tháng 7 vừa qua, Bộ Giáo dục (DfE) công bố sáng kiến 11 triệu bảng để đưa 50 giáo viên dạy toán từ Thượng Hải đến nước này nhằm mục tiêu nâng cao trình độ. Các giáo viên Trung Quốc sẽ cung cấp lớp học cao cấp với 32 trung tâm toán học, từ đó hình thành mạng lưới các trung tâm xuất sắc trên khắp nước Anh.

Mô tả hình ảnh

Ảnh: Hàn Quốc, một quốc gia Đông Á có nền giáo dục phát triển

Tuy nhiên, Jerrrim đưa ra cảnh báo các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu nhiều hơn về hệ thống điểm của Pisa. Các nước có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của Pisa cũng có thể cung cấp cho các nhà lập sách phương Tây những thông tin và sự hiểu biết về hệ thống giáo dục nước họ đã được cải thiện như thế nào. Bất kỳ hành động chính sách tiếp theo phải được hỗ trợ bởi một cơ sở bằng chứng rộng hơn, tức đưa ra chính sách không nên chỉ dựa vào một mình Pisa. Ví dụ, người ta không muốn sai lầm khi kết luận học thuộc lòng giúp cải thiện kỹ năng toán học của trẻ em, đơn giản chỉ vì kỹ thuật này thường được thực hiện trong các trường học Đông Á. Thực tế trẻ em Đông Á cũng học bằng phương pháp này vẫn được đánh giá cao trong hệ thống giáo dục Úc lại dường như mâu thuẫn với quan điểm như vậy.

Ông còn cho biết thêm, thái độ và niềm tin của phụ huynh Đông Á đã thấm nhuần và là sự thúc giục lớn đối với thành tích học tập của con cái họ. Điều này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa và môi trường gia đình. Và nó cũng có nghĩa, thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của Pisa khó có thể đạt được bằng sự nỗ lực của chỉ riêng khối trường học.

Trong nghiên cứu này, trẻ em được yêu cầu hoàn thành bảng hỏi liên quan đến quốc gia mà cha mẹ được sinh ra, thái độ với giáo dục, nguyện vọng và các hoạt động ngoài giờ học là phương pháp quan trọng để khám phá các yếu tố khác tác động đến sự thành công trong học tập của trẻ em nhập cư. Jerrim kết luận rằng yếu tố nền tảng gia đình như trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng gần 20% nhóm học sinh tạo nên khoảng cách thành tích 102 điểm giữa Đông Á và Úc bản địa – một nửa trong 276 học sinh Đông Á thế hệ thứ hai có người cha tốt nghiệp đại học, so với chỉ một phần tư trong 6.837 học sinh Úc bản địa. Các yếu tố trường học tạo ra khoảng cách này chiếm hơn 40%. Ông cũng phát hiện rằng, trung bình, các gia đình Đông Á gửi con cái tới các trường học tốt hơn so với người Úc bản địa. Điều đó phản ánh sự kỳ vọng cao vào giáo dục của phụ huynh Đông Á. Cộng thêm với các yếu tố quan trọng khác từ trường học, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực từ trang lứa cũng như chất lượng giáo dục của trường là lý do mà học sinh Đông Á vẫn đang học tập rất tốt.

Sự kết hợp các yếu tố ngoài trường học và đặc điểm cá nhân chiếm 25% khoảng cách điểm số Pisa. Học sinh Đông Á dành nhiều thời gian nghiên cứu đáng kể sau giờ học (15 giờ một tuần) so với học sinh Úc bản địa (9 giờ). Họ có nguyên tắc làm việc rất rõ ràng, tích cực và có nhiều khả năng để tin rằng họ có thể thành công nếu cố gắng đủ - mặc dù không có bằng chứng cho rằng họ đã nỗ lực hơn trong các kỳ thi toán học Pisa. Những học sinh Đông Á, cũng có mục tiêu và khát vọng cao hơn, 94% trong số đó dự kiến sẽ thi vào đại học, so với 58% học sinh Úc bản địa.

Chủ đề chính: #giáo_dục_phương_tây

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn