Hạ Thanh

Proxima b - Hành tinh 'hàng xóm' với Trái Đất của chúng ta có khả năng tồn tại sự sống.

Đăng 5 năm trước

Mô phỏng mới cho thấy hành tinh ở ngay bên ngoài hệ mặt trời có khả năng cao có tồn tại nước và sự sống.

Theo Daily Mail, khám phá mới của các nhà khoa học đã chỉ ra giả thiết rằng hành tinh tên là Proxima b chỉ cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng có thể là nơi tồn tại một đại dương rộng lớn, là điều kiện để sự sống có thể tồn tại và phát triển. Đó là một hành tinh khối lượng thì chỉ bằng một phần ba so với Trái Đất và quay xung quanh sao lùn đỏ Proxima Centauri với độ tuổi tương đương với Mặt trời . Ngay từ những ngày đầu khi mới phát hiện ra hành tinh này đã dấy lên nghi hoặc về việc liệu hành tinh này có thể tồn tại sự sống giống Trái Đất hay không?. Và giờ đây, nghiên cứu mới này càng củng cố cho giả thiết về sự sống có tồn tại trên Proxima b.

Trong các nghiên cứu trước đây, Proxima b được cho rằng được kết nối chặt chẽ với ngôi sao chủ của nó, Proxima Centauri, có nghĩa là sẽ có ngày và đêm vĩnh viễn. Trong khi nước ở phía bên trái, trong bóng tối sẽ bị đóng băng nhưng điều này sẽ không xảy ra với nửa còn lại. 

Và trong nghiên cứu được công bố vào tháng này trên tạp chí Astrobiology, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng khí hậu đầu tiên ở Proxima b với một đại dương. Các nhà khoa học giải thích rằng: "Các mô hình khí hậu với đại dương tĩnh cho thấy Proxima b có khả năng tồn tại một bề mặt đại dương nhỏ ở bên nửa có ánh sáng." Lần đầu tiên các nhà khoa học cũng đã xem xét trên khía cạnh đại dương chuyển động. Bằng cách mô hình hóa các mức độ mặn khác nhau và nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để xác định mức độ của nước lỏng. 

Như vậy, kết quả mô phỏng cho thấy rằng: "Giả định nếu có một đại dương năng động và một bầu khí quyển tương tự như Trái Đất có thể có khí hậu thuận lợi để sự sống tồn tại với một vùng đại dương rộng mở và kéo dài đến tận vùng tối ở vĩ độ thấp."

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn