nobody4488

Quản lý liên tưởng để nâng cao tư duy định tính

Đăng 4 năm trước

Ngoài tư duy định lượng, khả năng tư duy định tính cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tư duy định lượng thường được coi trọng hơn và cũng được coi là dễ hơn vì nó có căn cứ là toán học. Vậy đâu là căn cứ của tư duy định tính? Làm cách nào để việc tư duy định tính trở nên dễ dàng hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết này.

Cách tiếp cận mới về tư duy định tính

   Nếu trong vũ trụ này có tồn tại thiên đàng và địa ngục thì hai nơi đó hẳn phải cách nhau rất xa. Thiên đàng thì nằm ở tận trên trời cao còn địa ngục thì nằm ở sâu dưới đáy vực. Nếu có thật thì cả hai nơi này đều là hiện thực. Những ai chẳng may rơi xuống vực thì sẽ ở hiện thực của địa ngục. Những ai may mắn bay được lên trời thì sẽ được ở trong hiện thực của thiên đàng. Tuy cả hai nơi đều có thật, nhưng khi bạn ở địa ngục, hiện thực của thiên đàng đối với bạn chỉ như một giấc mộng hư ảo không có thật. Còn khi bạn ở thiên đàng thì hiện thực của địa ngục cũng chỉ là chuyện kể để dọa nhau tí cho vui chứ bạn không hề cảm thấy nó có thực. Trong tác phẩm “Thần khúc”, Dante đã viết một câu thể hiện đúng đặc điểm cốt lõi của địa ngục đó là “Vứt bỏ mọi hy vọng,hỡi những kẻ phải đến nơi đây”. Địa ngục là hiện thực của sự vô vọng, không có lối thoát. Nếu bị rơi vào đó, mọi điều bạn làm đều là vô ích, không mang lại kết quả gì.

   Có lẽ địa ngục và thiên đàng có tồn tại trong vũ trụ này, nhưng lại với một cái tên khác đó là “hỗn độn” và “hài hòa”. Nếu tâm trí bạn chìm trong hiện thực của hỗn độn, bạn chẳng thấy lối thoát ở đâu cả. Còn nếu tâm trí bạn được ở trong hiện thực của hài hòa, lối thoát lập tức xuất hiện, mà lại còn rất nhiều là đằng khác. Người ta nói rằng quỷ sứ chỉ có ở địa ngục chứ không thể xuất hiện được ở thiên đàng. Nếu bế tắc của bạn là mộtcon quỷ thì bạn chỉ việc đưa tâm trí bạn đến thiên đàng là nó liền biến mất ngay. Do đó, cách thức giải quyết sự bế tắc tốt nhất không phải là chiến đấu với sự bế tắc đó ở trong tình trạng hỗn độn, vốn là môi trường sống của bế tắc, mà là rời khỏi hiện thực của hỗn độn, đi tới gần hiện thực của sự hài hòa. Ở đó,các sự kiện trong tâm trí bạn sẽ được nhìn nhận dưới một ánh sáng mới, ánh sáng của thiên đàng. Bạn sẽ thấy được những hướng tiếp cận hiệu quả hơn mà trước đó bạn không hề nhận ra.

   Đâu là sự khác biệt giữa một con quỷ và một thiên thần? Quỷ sứ là thực thể khiến bạn thấy sợ, thấy căm ghét, còn thiên thần là thực thể khiến bạn thấy thoải mái, thấy yêu mến. Nếu một cái gì đó mà bạn nghĩ tới mà chỉ thấy sợ, thấy ghét, thấy tiêu cực thì đó chính là quỷ. Khi bạn nghĩ về cái đó, bạn sẽ bị lôi vào trong hiện thực của địa ngục, hiện thực của hỗn độn. Và ngược lại, nếu cái bạn nghĩ tới khiến bạn thấy yêu, thấy tích cực thì đó chính là thiên thần. Nghĩ về cái đó, bạn sẽ được đưa tới hiện thực của thiên đàng, hiện thực của hài hòa. Chúng ta vẫn thường nghe mọi người nhắc nhở lẫn nhau rằng “Hãy suy nghĩ tích cực”. Đúng là phải suy nghĩ tích cực nhưng sự tích cực không phải chỉ nên xuất hiện ở các câu nói, các thông điệp. Sự tích cực nên nằm trong từng từ ngữ bạn nói ra. Các thông điệp là các công trình mà từng từ ngữ chính là những viên gạch xây nên công trình đó. Nếu từng viên gạch này mà là tích cực thì công trình được xây nên mới tích cực. Mỗi từ ngữ tiêu cực là một con quỷ, còn mỗi từ ngữ tích cực là một thiên thần. Trong một câu bạn nói ra hay trong một ý nghĩ xuất hiện trong đầu bạn, các thiên thần phải nhiều hơn so với quỷ sứ thì tâm trí bạn mới được đưa đến hiện thực của sự hài hòa.

   Vậy phải làm sao để từng từ ngữ bạn sử dụng có thể là tích cực? Trước hết, bạn cần hiểu là mỗi từ ngữ chính là một tên gọi mà bạn đặt cho một điều gì đó mà bạn ý thức về sự tồn tại của nó. Chẳng hạn như khi một ngôi sao mới trên trời được ai đó phát hiện ra thì tên ngôi sao này thường được đặt theo tên người phát hiện ra nó đầu tiên. Các khái niệm nằm trong đầu bạn cũng đã xuất hiện theo cùng cách đó. Điều đầu tiên mà bạn ý thức về một thứ không phải là các đặc điểm của thứ đó mà chính là sự tồn tại của nó. Thứ gì có tồn tại thì nhất định phải có một cái tên. Đầu tiên, bạn chỉ thấy nó như một chấm nhỏ ở đằng xa và bạn không biết được đặc điểm nào của nó cả. Bạn đặt đại cho nó một cái tên. Khi bạn tiến đến gần nó, các đặc điểm của thứ đó như hình dạng,màu sắc,... mới dần dần lộ rõ. Lúc đó, bạn sẽ đặt cho thứ đó cái tên khác sao cho phù hợp với liên tưởng của bạn về các đặc điểm của thứ đó. Bạn đến càng gần với thứ đó thì bạn càng hiểu rõ về thứ đó hơn và gọi tên nó càng phù hợp hơn. Sự tích cực đến từ sự thấu hiểu và sự thấu hiểu thì cần có thời gian. Vì vậy, nếu bạn thấy mình đang đặt một cái tên tiêu cực cho một cái gì đó thì tức là bạn đang chưa đến đủ gần với cái đó, chưa có sự thấu hiểu nhiều về cái đó. Hãy chỉ nghĩ về những cái hoặc những khía cạnh của cái đó mà bạn đã hiểu rõ.

   Ngoài cái tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho thì hẳn bạn thường có cả những biệt danh nữa phải không? Bên cạnh chức năng là một tên gọi để phân biệt sự vật sự kiện này với sự vật sự kiện kia, cái tên còn có chức năng khác nữa. Đó là thể hiện thái độ. Nếu ai yêu mến bạn thì sẽ đặt cho bạn những cái tên tốt đẹp, còn ai ghét bạn (mà có thể là do hiểu lầm hoặc khác biệt về tính cách) thì sẽ đặt cho bạn những cái tên xấu. Cái tên này thể hiện toàn bộ thái độ và cách hiểu của người khác về bạn. Thực tế, từng khái niệm trong tâm trí bạn cũng đều mang một thái độ của bạn trong đó. Ví dụ, từ “thông minh” vốn dĩ là một khái niệm tích cực, một thiên thần, còn từ “ngu ngốc” là một khái niệm tiêu cực, một con quỷ sứ. Nếu bạn thường xuyên đặt từ “thông minh” vào những câu như “Mày chẳng thông minh gì cả!” hay “Mày thông minh một tí lên đi chứ!”thì lâu dần, mỗi lần nhắc đến từ “thông minh”, bạn sẽ liên tưởng ngay đến từ“ngu ngốc”. Hai câu nói trên tuy dùng từ “thông minh” nhưng lại hàm ý nói về sự“ngu ngốc”. Bằng cách thường xuyên đặt những câu nói như thế này, bạn đã đưa từ“thông minh” từ thiên đàng đi đến sống cùng nhà với từ “ngu ngốc” ở dưới địa ngục.Bây giờ trong cặp khái niệm này, bạn sẽ không còn từ tích cực nào nữa mà chỉ còn hai từ tiêu cực. Nếu cứ theo nguyên tắc này, thì đa số các từ ngữ bạn sử dụng đều đã bị rơi xuống địa ngục, rơi vào hỗn độn. Điều này khiến cho việc tư duy củabạn chỉ luẩn quẩn trong hiện thực của hỗn độn mà không nhìn thấy lối thoát.

   Thành thực mà nói, việc sử dụng ngôn từ dưới thái độ tiêu cực là rất khó tránh. Làm sao tránh được những lúc buồn bực, ức chế,đặc biệt là khi bạn đang gặp phải những bế tắc. Và dù ở trạng thái tâm lý tiêu cực này, bạn vẫn cần phải suy nghĩ thôi. Mà hễ suy nghĩ thì từ ngữ bạn dùng sẽ dần mang liên tưởng tiêu cực. Các từ ngữ sẽ tiêu cực theo bạn. Điều mà bạn có thể làm không phải là lúc nào cũng cố tránh sự tiêu cực cho từ ngữ mà là phải đảm bảo luôn tồn tại những từ ngữ tích cực. Phải đảm bảo là khi bạn bế tắc, tiêu cực,bạn có thể ngay lập tức nhìn thấy nơi có ánh sáng để hướng về, ngay lập tức biết phải nói điều gì là tích cực cho bản thân. Vậy bạn có thể làm điều đó bằng phương tiện gì?

   Có lẽ bạn nghĩ những con số sẽ chỉ có ý nghĩa trong tư duy định lượng, nhưng thực chất những con số cũng có ý nghĩa cả trong tư duy định tính nữa. Trong thời đại số hóa này, mọi thứ đều đã trở nên tiện dụng hơn, hiệu quả hơn. Nếu các ý niệm trong tâm trí bạn mà cũng được số hóa thì việc tư duy cũng sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng như rửa một cái chén. Cái máy tính vô tri vô giác chỉ bằng hai con số 1 và 0 mà có thể tư duy được nên chúng ta cũng hãy ứng dụng chỉ hai con số này vào việc tư duy. Hãy phân từng khái niệm trong tâm trí bạn vào một trong hai ngăn là 1 hoặc 0. Trong hai con số này, một số biểu hiện cho sự tích cực, là giá trị của thiên đàng, một số biểu hiện cho sự tiêu cực, là giá trị của địa ngục. Điều này là do bạn quy ước và sự quy ước này là dựa trên cảm nhận của riêng bạn. Nếu sự quy ước này mà hiệu quả thì sẽ làm cho việc tư duy của bạn dễ dàng đạt kết quả hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên quy ước số 0 là giá trị của thiên đàng. Lý do là bởi số 0 là giá trị khiến tôi liên tưởng đến tiêu chuẩn, chuẩn mực. Trong hệ trục tọa độ Oxyz thì gốc tọa độ lúc nào cũng có tọa độ là (0, 0, 0) chứ không mang giá trị 1. Thứ hai, số 0 khiến tôi liên tưởng đến sự cân bằng, sự tri kỷ, không đổi thay. (+1)sẽ khác với (-1). (+1) và (-1) là hai giá trị đối nghịch nhau, mặc dù cùng là số 1. Còn (+0) và (-0) là giống nhau, không hề khác biệt. Thứ ba, số 0 khiến tôi liên tưởng tới sự tuyệt đối. 1=1+0. Bạn có thể thấy ở chỗ nào có số 1 thì ở đó chắc chắn vẫn tồn tại số 0. Nhưng ở chỗ nào có số 0 thì chưa chắc đã có số 1. Sự tồn tại của số 0 là tuyệt đối, còn sự tồn tại của số 1 chỉ là tương đối. Đây là một vài trong số nhiều liên tưởng khiến tôi tin tưởng và yêu thích số 0 hơn số 1.Do đó, tôi quy ước số 0 là hiện thực của sự tốt đẹp, là hiện thực của thiên đàng. Sau đó, tất cả những khái niệm khiến bạn thấy tích cực thì bạn hãy đặt vào ngăn số 0. Các khái niệm khiến bạn thấy tiêu cực, hoặc cảm thấy phân vân,không xác định được thái độ thống nhất thì bạn đặt vào ngăn số 1. Ngăn số 1 là dân thường còn ngăn số 0 được coi như hệ thống chính phủ. Bạn chỉ muốn bầu cử cho những ai mà bạn thực sự tin tưởng. Theo thời gian, bạn sẽ có sự thay đổi vịtrí của các khái niệm từ ngăn này qua ngăn kia cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

   Sau khi số hóa các ý niệm, bạn sẽ luôn đảm bảo được tính tích cực khi tư duy. Hai con số này đóng vai trò như cây thước kẻ giúp căn chỉnh tư duy của bạn, đảm bảo tính hiệu quả cho việc tư duy. Khi miêu tả một sự kiện, bạn chỉ cần đặt câu với các khái niệm mà bạn đã để vào ngăn tích cực (số 0). Một sự kiện chỉ tồn tại với tư cách là vấn đề trong tâm trí bạn nếu mọi từ ngữ bạn dùng để miêu tả sự kiện đó đều tăm tối, tiêu cực. Nếu bạn dùng những từ ngữ sáng sủa để miêu tả sự kiện thì bạn sẽ thấy sự kiện dưới một ánh sáng mới. Khi đó, ý nghĩa của sự kiện sẽ bộc lộ trong tâm trí bạn, khiến sự kiện đó không còn tồn tại trong tâm trí bạn với tư cách là vấn đề nữa. Nó trở thành một điều có ý nghĩa chứ không còn là điều vô nghĩa nữa. Giống như trong câu truyện “Tái ông mất ngựa”, mọi sự kiện đều có một ích lợi nào đó. Vấn đề là làm sao để nhìn thấy ngay được cái ích lợi đó mà thôi. Ngôn từ và logic là thức ăn còn liên tưởng trong ngôn từ, logic là chất bổ hoặc chất độc. Cơ thể của bạn khỏe mạnh không phải nhờ ăn nhiều thức ăn mà là nhờ bổ sung được nhiều chất bổ, loại bỏ bớt đi chất độc. Bởi vậy, bạn hãy dành thời gian để sắp xếp các khái niệm mà bạn hay sử dụng để nói vào hai ngăn số này. Việc này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho việc tư duy, nhìn nhận của bạn sau đó. Bạn có thể chỉ qua một hoặc vài từ ngữ là có thể hình dung ra toàn bộ bức tranh rồi.

Ví dụ về việc áp dụng sự số hóa liên tưởng vào việc giải quyết vấn đề

   Bây giờ, chúng ta có thể thử áp dụng luôn sự số hóa liên tưởng này vào việc giải quyết vấn đề. Vấn đề là một sự kiện đang xuấthiện để gây khó dễ cho bạn và bạn không muốn nó tồn tại nữa. Vậy vấn đề mang giá trị 1, cách giải quyết vấn đề sẽ mang giá trị 0. Số 1 là bật, số 0 là tắt.Số 1 là khởi đầu, số 0 là kết thúc. Việc giải quyết vấn đề giống như một chuyến hành trình đi từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc. Do đó, cách giải quyết vấn đề chắc chắn thành công là bạn phải làm cho sự kiện tiếp diễn liên tục. Bạn phải tiếp tục làm gì đó hoặc tìm hiểu thêm thông tin. Sẽ đến một thời điểm, vấn đề sẽ được giải quyết. 1=1+0. Ở nơi nào có số 1 thì số 0 vẫn tồn tại, nhưng ở nơi có số 0 thì số 1 chưa chắc tồn tại. Số 1 là tương đối, là tạm thời. Số 0 là tuyệt đối, là vĩnh cửu. Vấn đề chỉ tồn tại tạm thời và có tác động tương đối. Khi bạn tiếp tục hành động hoặc quan sát, bạn sẽ làm cho vấn đề biến đổi. Vấn đề không tự biến mất nhưng sẽ biến đổi từ dạng này qua dạng khác. Một dạng toán lạ có thểđược biến đổi thành một dạng toán quen thuộc chỉ bằng vài phép biến đổi phù hợp. Nói đến sự biến chuyển từ dạng này qua dạng khác của vấn đề, tôi lại liên tưởng đến câu truyện cổ tích về con mèo đi hia. Bạn còn nhớ đoạn con mèo đi hia đã tước đoạt được tòa lâu đài của tên khổng lồ có nhiều tài phép như thế nào không? Chú mèo tinh quái đã dùng thuật nịnh hót để dụ cho tên khổng lồ có nhiều tài phép đó biến thành con sư tử, rồi sau đó dụ hắn biến thành con chuột. Lúc này, mèo ta vồ luôn con chuột và ăn thịt nó. Thế là xử lý xong tên khổng lồ đó và chiếm được tòa lâu đài của hắn. Qua đôi mắt của con mèo đi hia, tên khổng lồ có nhiều tài phép có lẽ ngay từ đầu đã chỉ là một con chuột rồi. Dù vấn đề bạn đang đối mặt chỉ là chuyện nhỏ nhặt, riêng tư hay là một vấn đề tầm cỡ nhân loại, thì vấnđề đó cũng sẽ có lúc ở dạng giống như tên khổng lồ có nhiều tài phép, có lúc lại chỉ bé bằng con chuột. Hãy quan sát thực tế hiện tại của vấn đề, nếu thấy vấn đề đang giống như tên khổng lồ có nhiều tài phép, tức là chiều thế sự việc đang gây khó dễ nhiều cho bạn, thì bạn đừng cố giải quyết nó làm gì. Hãy bắt chước con mèo đi hia, làm cho vấn đề thay đổi, làm cho sự kiện tiếp diễn. Sẽ đến lúc chiều thế của các sự kiện lại trở nên rất thuận lợi để giải quyết vấn đề. Chỉ đến lúc đó, hãy “vồ” lấy vấn đề và “nuốt chửng” nó.

Ví dụ liên quan đến tính phồn thực

   Số 1 là tính nam, số 0 là tính nữ. Số 1 là bật, số 0 là tắt. Số 1 là khởi đầu, số 0 là kết thúc. Tính nam có thể tạo ra sự kiện nhưng không thể quy định điểm kết thúc của sự kiện. Tính nữ không tạo ra sự kiện nhưng có thể quy định điểm kết thúc của sự kiện. Số 1 là lồi, số 0 là lõm. Số 1là bên ngoài, số 0 là bên trong. Hiện thực của tính nam là ở bên ngoài, còn hiện thực của tính nữ là ở bên trong. Do đó, muốn đảm bảo tất cả các sự kiện có thể đi tới một kết thúc tốt đẹp, bạn không nên giải quyết mọi việc bằng cách hướng ra bên ngoài tâm trí mà phải hướng vào trong tâm trí. Tính nam và tính nữ kết hợp lại tạo nên một cặp phồn thực. Bạn hãy hướng tới tìm kiếm các cặp phồn thực có thể hỗ trợ cho hoạt động nội tại tâm trí của bạn. Con số (1 và 0) và ngôn từ chính là một trong các cặp phồn thực đó. Con số/ngôn từ nâng đỡ cho việc tư duy định tính của bạn trong tâm trí, giúp cho việc tư duy đạt hiệu quả cả về chất lượng lẫn tốc độ. Ngoài ra, bạn có thể dùng một cặp phồn thực khác để nâng đỡ cho cảm xúc đó là trang giấy/cây bút. Cây bút là tính nam còn trang giấy là tính nữ. Cây bút thì sáng tạo ra các hiện thực còn trang giấy thì tự do với các hiện thực đó. Mỗi hiện thực chỉ nằm trên một trang giấy. Chỉ cần bạn lật sang một trang giấy mới, bạn có thể bỏ qua hiện thực cũ và xây dựng cho mình một hiện thực mới. Do đó, bạn hãy ghi chép hoặc vẽ vời tất cả những điều tiêu cực trong hiện thực của bạn lên một vài trang giấy rồi lật sang trang mới. Những trang giấy đã thay tâm trí bạn chứa đựng những sự tiêu cực và tạo thuận lợi để bạn có một sự khởi đầu mới.

Ví dụ về cách giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan

   Chắc hẳn có nhiều lúc trong cuộc sống, bạn bị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan phải không? Tình trạng tiến thoái lưỡng nan là tình trạng mâu thuẫn giữa hai sự lựa chọn. Cả hai sự lựa chọn này đều có sức nặng ngang nhau, khiến bạn không dễ dàng ra quyết định được. Tình trạng này thực ra rất giống như tình huống của một người nghệ sĩ đi thăng bằng trên dây.Sợi dây rất mong manh và người đi trên dây có cảm giác có hai lực kéo mạnh ngang nhau về hai phía trái phải. Dù anh ta/cô ta bị ngã về bên trái hay ngã về bên phải thì đều là ngã. Điều duy nhất mà người đi trên dây có thể làm là tiếp tục giữ cho cơ thể thật cân bằng và thực hiện nốt chuyến hành trình trên sợi dây. Vì (+1) và (-1) là khác nhau, là đối nghịch nhau nên số 1 là giá trị của sự mâu thuẫn, mất cân bằng. (+0) và (-0) là bằng nhau nên số 0 là giá trị của sự hòa hợp, không mâu thuẫn, giá trị của sự cân bằng. 1=1+0. Ở nơi có số 0 thì chưa chắc đã có số 1, nhưng ở nơi có số 1 thì luôn tồn tại số 0. Bởi vậy, số 1là giá trị của sự tương đối, tạm thời, còn số 0 là giá trị của sự tuyệt đối,vĩnh viễn. Ta có thể phát biểu là tình trạng mâu thuẫn, tiến thoái lưỡng nan là một tình trạng tạm thời. Sợi dây mà người diễn viên xiếc phải đi không dài vô tận mà chỉ có giới hạn. Hãy tiếp tục giữ thăng bằng và bước từng bước vững vàng vềphía trước thì tự khắc tình trạng này sẽ kết thúc. Điều đó nghĩa là bạn không cầnphải lựa chọn vì lựa chọn giống như là ngã về một trong hai bên của sợi dây mâu thuẫn. Số 1 là bật, số 0 là tắt. Số 1 là khởi đầu, số 0 là kết thúc. Số 1 là hỗn độn, số 0 là hài hòa. Bạn phải giữ vững một niềm tin là tình trạng này sẽ kết thúc và chắc chắn sẽ có điều gì đó xảy ra để giúp bạn ra quyết định một cách dễ dàng, không miễn cưỡng. Có một niềm tin sẽ giúp bạn giữ được thăng bằng trên sợi dây mâu thuẫn. Sự hỗn độn đã đẩy bạn vào tình trạng tiến thái lưỡng nan, nhưng hiện thực của sự hài hòa vẫn luôn tồn tại ở đó và sẽ tạo ra các sự kiện để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Hãy giữ vững niềm tin và làm mọi điều có thể,trong tầm tay bạn để cuộc sống tiếp diễn. Cách thực sự để thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan là làm cho các sự kiện (cả ở bên ngoài lẫn bên trong tâm trí bạn) tiếp diễn liên tục. Hãy làm những điều khả thi, chậm rãi nhưng liên tục với một niềm tin vững vàng là bạn đang được hiện thực của sự hài hòa bảo vệ.Hãy thoát khỏi sự tiến thoái lưỡng nan như một diễn viên xiếc đi thăng bằng trên dây.

Vị dụ về cách cái thiện chiến thắng cái ác

   Trong cuộc sống này, bạn vẫn thường nghe một câu khẳng định quen thuộc đó là “Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác”. Nhưng đâu là cơ sở thực sự cho câu khẳng định này? Chúng ta hãy nhìn vào thế giới của các con số. Tất cả các con số từ 2 trở lên đều yếu hơn số 1 bởi vì chúng đều là bội số của số 1, tức là do chính số 1 tạo ra. Số 1 là Đấng Sáng Tạo của các con số khác, trừ số 0. Nếu không tính số 0, thì số 1 chính là mạnh nhất. Người ta vẫn hay gọi nhà vô địch là số 1 mà. Vậy giữa số 0 và số 1, số nào mạnh hơn? Có nhiều cách giải thích. Ở trên đã nói số 1 là tương đối, còn số 0 là tuyệt đối nên số0 là mạnh hơn. Trong các phép tính cơ bản là cộng, trừ, nhân, chia thì phép cộng là biểu hiện của sự hợp tác, hòa hợp. Phép trừ thực ra là cộng với giá trị âm nên phép cộng là đại diện của hai phép cộng/trừ. Phép chia là phép nhân với số nghịch đảo nên phép nhân là đại diện của hai phép nhân/chia. Vì phép cộng là hòa hợp nên phép nhân sẽ là xung đột. 1x0=0. Ta thấy khi 1 và 0 giao đấu vớinhau thì số 0 thắng. Số 1 là giá trị của sự mất cân bằng, của tiêu cực. Số 0 là giá trị của sự cân bằng, tích cực. Số 0 là cái thiện, số 1 là cái ác. 1x0=0 nên cái thiện luôn thắng cái ác. Nhưng hãy nhớ rằng số 0 thắng số 1 không phải bởi sự xung đột mà bởi ngay từ đầu số 0 đã không hề đấu đá gì với số 1 cả. Thắng là phải được, thua là bị mất. 1 và 0 là hai hiện thực khác hẳn nhau nên mục tiêu của số 0 chẳng liên quan gì đến mục tiêu của số 1 cả. Số 0 là giá trị cân bằng, giátrị của gốc tọa độ Oxyz nên cách nhìn nhận của số 0 sẽ là chuẩn mực còn cách nhìn nhận của số 1 sẽ không hiệu quả bằng số 0. Nếu bạn thắng nhưng lại cảm thấy mất mát nhiều thì đó chỉ là chiến thắng bề mặt, một chiến thắng ảo. Số 0 không tham gia đấu đá với số 1 mà chỉ tập trung vào việc đạt được mục tiêu. 0 x n=0.Số 0 nhân với bất kỳ số tự nhiên nào cũng bằng 0 nên số 0 là không thể bị mất mát. Vậy số 0 là không thua. Làm theo cách của số 0 chắc chắn đạt được mục tiêu mà chẳng phải đấu đá gì. Thực tế thì sự xung đột là hiện thực của riêng số 1 mà thôi. Đó là cuộc giao chiến giữa hai giá trị ngược dấu là (+1) và (-1). Giá trịcủa “được lợi” là (+1) và giá trị của “mất mát” là (-1). (+1)x(-1)=(-1). Nếu xảy ra giao đấu thì kiểu gì cũng xảy ra mất mát. Có một khái niệm mà người ta vẫn hay nhầm lẫn với khái niệm “cái thiện” đó là “chính nghĩa”. Chính nghĩa mang giá trị (+1) còn tà ác mang giá trị (-1). Cách hình dung của chính nghĩa về sự kiện vẫn mang tính tiêu cực, xung đột nên chưa thể coi là tiêu chuẩn, chưa thể mang giá trị 0. Nếu xảy ra giao đấu thì tà ác thắng chứ không phải chính nghĩa. Chính nghĩa là hướng tới cái thiện chứ không phải là chính bản thân cái thiện. Nếu không phải là cái thiện thì không thể thắng cái ác. Bạn cũng không nên hiểu cái ác là một thực thể hay một phe phái nào đó.Cái ác chính là bản thân sự xung đột, sự mất mát. Khi bạn cảm thấy mất mát và hành động xung đột do mất mát này thì đó là sự hướng ác, không phải hướng thiện.Khi đó, bạn không được cái thiện trợ giúp. Hai bên đánh nhau, đôi lúc bên này thắng, đôi lúc bên kia thắng, nhưng chẳng bên nào thắng hẳn bên nào được. Chỉcó một điều đã luôn xảy ra trong sự xung đột đó là sự mất mát nhiều hơn. 1x0=0.Số 1 là Đấng Sáng Tạo, là Thần Chiến Tranh, còn số 0 tự do với tất cả những sự sáng tạo và xung đột của số 1. Số 0 là Đấng Tự Do. Làm theo tất cả những ý niệm đã được đặt vào ngăn số 0 là bạn đang hướng thiện, trở nên tự chủ, tự do với những sự tiêu cực. Mọi mất mát sẽ dần được bù đắp.

Ví dụ về cách nhận được may mắn

   Người ta nói “May hơn khôn” hay “Người tính không bằng trời tính”. Thực tế cuộc sống đúng như câu nói này, tức là tính hiệuquả của công việc thường được quyết định bởi vận may nhiều hơn là bởi sự thông minh, tính toán hay nỗ lực. Thậm chí, có khi việc bạn nghĩ ra được một ý tưởng nào đó trong đầu cũng chính là một điều may mắn. Những chức năng như liên tưởng và trực giác mang lại hiệu quả cao hơn về tư duy nhưng bạn lại vốn không kiểm soát được chức năng này của trí não. Những ý tưởng đến từ những chức năng nàycó lẽ cũng là may mắn. Đó là một nguồn may mắn nằm trong nội tại tâm trí bạn.Thuật phong thủy là một khoa học nghiên cứu về cách đón nhận may mắn và tránh né xui xẻo đã được phát triển từ lâu đời ở xứ Á Đông chúng ta. Có thể nói, từ thời kỳ cổ xưa cho đến thời kỳ khoa học thực nghiệm phát triển, tầm quan trọng của may mắn và cách khai thác và đón nhận may mắn không hề có sự suy giảm. Trước khi bàn tới chuyện làm sao có thể đón nhận may mắn, chúng ta phải trả lời đượcmột câu hỏi là: Tại sao nhiều người lại muốn phủ nhận tầm quan trọng của may mắn trong thành công của họ? Sau khi bạn thành công, tất nhiên bạn hoàn toàn có thểnói “Thành công không đến từ sự may mắn mà từ sự nỗ lực (hoặc nhờ trí tuệ và kinh nghiệm của tôi)”. Thực tế thì vẫn có may mắn can dự vào. Vậy tại sao chúng ta thường cảm thấy không muốn nghĩ tới sự phụ thuộc vào may mắn? Có lẽ là bởi liên tưởng mà chúng ta có về khái niệm “may mắn” không phải là một liên tưởng tích cực. Từ xưa đến nay, chúng ta hay cho rằng may mắn đến với chúng ta là do có Ông Trời hay Chúa Trời nào đó ban cho chúng ta. Sự ban phát may mắn này được chúng ta hiểu như một “phần thưởng” cho sự thành tâm hay những gì chúng ta đã phải bỏ ra, đã bị mất đi. Vấn đề là khi bạn định thưởng và phạt ai đó thì bạn phải thực hiện điều đó trên một cơ sở cụ thể nào đó. Nhưng các cơ sở cụ thể thì rất chủ quan. Sự thưởng phạt nhiều khi là vô lý và không công bằng. Nhiều người đi buôn thần bán thánh cũng chính vì niềm tin rằng may mắn sẽ đến nếu bạn “xứng đáng”. Vậy may mắn có thực sự đến vì chúng ta xứng đáng hay không?

   Số 1 là hỗn độn, số 0 là hài hòa. Số 1 là tiêu cực, số 0 là tích cực. Hiện thực của hỗn độn là tiêu cực nên sự xui xẻo chính là đến từ sự hỗn độn. Hiện thực của sự hài hòa là tích cực nên may mắn đến từ sự hài hòa. (+1) và (-1) là khác nhau nên hiện thực của số 1 là mâu thuẫn, xung đột. Sự xui xẻo, những điều bất lợi chính là xuất phát từ hiện thực luôn xung đột, mâu thuẫn này. Bạn cứ hình dung mình đang sống trong vùng chiến sự ác liệt thì tất nhiên nhà của bạn sẽ rất dễ bị trúng bom và tính mạng của bạn sẽ rất dễ bị đe dọa. (+0) = (-0) nên số 0 là sự cân bằng.Số 0 nhân với bao nhiêu lần cũng bằng 0. Hiện thực của số 0 là một hiện thực cân bằng, thanh thoát và tự do. May mắn chính là đến từ những điều này. 1=1+0. Ở nơi có số 0 thì số 1 chưa chắc tồn tại nhưng ở nơi có số 1 thì số 0 luôn tồn tại.Số 1 là tương đối, số 0 là tuyệt đối. Số 1 là khác nhau, số 0 là giống nhau. Xui xẻo chỉ là tương đối và xảy ra không giống nhau. Điều này giải thích lý do tại sao có người xui xẻo ít, có người lại xui xẻo nhiều. Sự xui xẻo xảy ra dưới những hình thức và mức độ khác nhau đối với những thực thể khác nhau. Chúng ta khác nhau về xui xẻo chứ không phải khác nhau về may mắn. Số 1 là bật, số 0 là tắt. Số 1 là khởi đầu, số 0 là kết thúc. Số 1 quy định số phận của bạn ở điểm khởi đầu, còn số 0 thì quy định số phận của chúng ta ở điểm kết thúc. Số 0 là may mắn, là tuyệt đối. May mắn được ban cho chúng ta không phải vì chúng ta xứng đáng mà vì số 0 muốn cứu chúng ta. Bạn hình dung sự may mắn cũng giống như dưỡng khí ở xung quanh vậy. Sự xui xẻo cũng giống như khói bụi ô nhiễm hòa lẫn vào không khí khiến cho việc hít thở của bạn khó khăn hơn vậy. May mắn mang lại hi vọng, làm tăng sức khỏe tinh thần, còn xui xẻo khiến ta tuyệt vọng, là giảm sức khỏe tinh thần. Nếu không khí quá ô nhiễm, có lẽ bạn phải trang bị những công cụ hoặc thiết bị có thể lọc được khói bụi thì mới hít thở bình thường được. Các cặp phồn thực như con số/ngôn từ và trang giấy/cây bút chính là những công cụ lọc “khói bụi” rất hiệu quả cho tâm trí. Sự xui xẻo khi đi vào thế giới tâm trí của bạn thì nó tồn tại với tư cách là “nhiễu loạn”. Nhiễu loạn làm cho bạn không nghĩ đúng được, tàn phá tinh thần của bạn. Các công cụ lọc nêu trên có thể làm giảm nhiễu loạn cho tâm trí, giúp bạn thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng. 1x0=0. May mắn có khả năng chiến thắng xui xẻo, chinh phục xui xẻo và biến sự xui xẻo thành một phần của may mắn. Người ta có câu “Điều gì không thể giết chết được bạn thì sẽ làm cho bạn mạnh lên”. Sự xui xẻo, những bất lợi có thể gây khó dễ cho bạn tạm thời nhưng may mắn có thể biến những xui xẻo đó thành những thuận lợi của bạn.Điều bạn cần làm là tạo ra và củng cố những đường dẫn cho may mắn. Ở bên ngoài tâm trí thì bạn hãy chú ý đến phong thủy, còn ở bên trong thì bạn có thể dựa vào các cặp phồn thực như con số/ngôn từ và trang giấy/cây bút để tạo đường dẫn cho may mắn. Trang giấy/cây bút nâng đỡ cho cảm xúc còn con số/ngôn từ nâng đỡ cho tư duy.

   Tóm lại, bạn có thể tính toán cuộc sống của bạn bằng hai loại hình tư duy là tư duy định lượng và tư duy định tính. Tuynhiên, bạn mới chỉ áp dụng toán học vào việc tư duy định lượng, còn tư duy định tính thì chưa. Việc tính toán đích thực thì chắc chắn phải dùng tới toán học, nhưng cách áp dụng toán học trong tư duy định tính là khác với trong tư duy định lượng. Khi tư duy định tính, bạn chỉ hướng đến áp dụng những ý niệm toán học hết sức đơn giản và cốt lõi thôi, ví dụ như hai con số 1 và 0, phép cộng, trừ,nhân, chia, các mệnh đề như “Qua hai điểm luôn tồn tại một đoạn thẳng” và “Qua ba điểm luôn tồn tại một đường tròn”, v.v. Trong toán học, các con số chưa xác định (ẩn số) sẽ được gọi bằng các ký tự như x, y, z. Sau đó, bạn tiến hành giải toán để tìm ra giá trị số phù hợp của các ký tự này. Trong tính toán cho cuộc sống,cái chưa xác định ở đây là các từ ngữ. Những từ ngữ này phản ánh hướng tiếp cận và cách hình dung của bạn về sự việc. Hướng tiếp cận càng phù hợp thì kết quả của việc tư duy càng tốt, câu trả lời bạn có được càng thỏa mãn. Bạn hình dung việc tư duy cũng giống như việc đào kho báu dưới lòng đất vậy. Đầu tiên bạn phải xác định chỗ nào có khả năng có kho báu thì mới đào chứ cứ đào lung tung thì cũng tốn sức tốn thời gian mà chẳng có kho báu. Đào sâu phân tích theo một hướng tiếp cận không phù hợp sẽ khiến việc tư duy bị bế tắc và không cho ra kết quả. Việc xác định đúng vấn đề để giải quyết còn quan trọng hơn cả việc giải quyết vấn đề. Mộtsự kiện bản thân nó không phải là vấn đề mà vấn đề chỉ là cái sinh ra trong nội tại ý thức của bạn mà thôi. Nhìn sự kiện theo một góc độ khác, dưới một lăng kính khác thì bạn sẽ thấy nó khác. Khi số hóa liên tưởng để hỗ trợ tư duy định tính, những con số như 1 và 0 chính là giá trị đại diện cho các “khái niệm ẩn”mà bạn đang cần tìm. Hai con số này sẽ giúp bạn tìm ra các mối liên hệ có thể có giữa các khái niệm ẩn này, từ đó giúp bạn giải ra được xem những khái niệm phù hợp đó là gì. Sau đó, hãy miêu tả sự kiện bằng chính các khái niệm bạn đã tìm ra, bạn sẽ có được một hình dung phù hợp, tích cực và toàn diện về sự kiện.Điều này giúp tâm trí bạn thông suốt và bạn sẽ biết phải làm gì. Ban đầu, bạn sẽ phải trình bày kỹ ra như trong bài viết này, nhưng về sau, bạn sẽ có thể chỉ cần “tính nhẩm” nhanh trong đầu là đã có được kết quả trong liên tưởng của mình.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn