Linh My

Quy Trình Trồng Cây Chanh Dây

Đăng 5 năm trước

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bà con quy trình trồng cây chanh dây hiệu quả và các lưu ý trong quá trình trồng cây chanh dây. Với mong muốn đem lại cho bà con những kĩ thuật tốt nhất để bà con có thể áp dụng vào quy trình trồng và phát triển chanh dây.

1. Giai đoạn 1

  • Chuẩn bị đất trồng: Cây Chanh Dây không có yêu cầu cao về đất trồng nhưng đối với đất có tầng đất canh tác sâu, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, loại đất giữ độ ẩm tốt và hệ thống thoát nước dễ dàng là cần thiết cho việc thúc đẩy và nâng cao tỷ lệ phát triển của cây, đặc biệt là vào mùa hè và mùa mưa.
  • Đào hố: Hố trồng có chiều dài 60cm, rộng 60cm và độ sâu từ 40-60cm.
  • Khoảng cách giữa các hố:
     + Cách 1: hố × hố: 1-2m. Hàng × hàng: 2-3m
     + Cách 2: hố × hố: 3-4m. Hàng × hàng: 3-4m Trên các sườn đồi thì nên trồng với khoảng cách hàng có thể hơi mở rộng hơn. (Lưu ý để riêng lớp đất mặt bên cạnh hố đào để trộn với phân bón lót).
  • Xử lý hố trồng:
     - Bón vôi bột với lượng 0,3kg/hố, rải đều trong hố.
     - Tiếp theo tiến hành bón lót gồm:
     + Phân hữu cơ sinh học HVP 401B: 1 – 2 kg/hố
     + Phân hữu cơ vi luợng HVP Organic: 0,5kg/hố.
     + Phân chuồng hoai mục: 3kg/hố
     + Phân Super lân: 0,2kg/hố
     + Phân Kali: 0,1kg/h.
    - Sau đó khử trùng các loài sâu bệnh hại trong đất bằng cách rải thuốc Basudin 10H,Furadan 3H (50 g/ hố) rải đều trong hố. Hoặc sử dụng sản phẩm Trichoderma (TRICÔ-ĐHCT, liều lượng 0.5-2kg/m2) để rải trên mặt hố trừ tuyến trùng đất.

2. Giai đoạn 2: Tiến hành trồng cây

  • Sau khi đã xử lý hố đất trồng 7 –10 ngày thì tiến hành trồng cây con. Chọn cây con to, khỏe, không bị bệnh. Sau đó tiến hành trồng cây theo các bước sau:
    -   Xới nhẹ lại đất trong hố trồng, cuốc 1 lỗ nhỏ chính giữa hố để đặt cây.
    -   Cắt bỏ bọc ni lông của bầu cây con. Lưu ý không để đất trong bầu bị nát ra.
    -  Đặt cây con thẳng đứng trong lỗ.
    -  Dùng tay lấp đất và nén chặt xung quanh gốc.

3. Giai đoạn 3: Chăm sóc cây con

-  Tiến hành phủ rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm và chống rửa trôi đất.
- Cây Chanh Dây rất cần nước thường xuyên, vì vậy cần phải cung cấp nước hàng ngày cho cây trong mùa khô sẽ giúp cho cây chanh dây ra hoa và đậu quả liên tục. Yêu cầu nước nhiều nhất vào giai đoạn quả đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, nếu đất thiếu nước thì sẽ làm cho quả teo lại và rụng. Đối với mùa mưa, đất phải thoát nước tốt. Bên cạnh đó ở những vườn đất không thoát nước tốt thì phải đào kênh tiêu nước.
-  Sau khi cây Chanh Dây bước vào giai đoạn kiến thiết cơ bản, cần bón phân lần 1 (vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3):giúp cho cây con mới trồng hoặc sau khi cắt tỉa cành phát triển.
- Lượng phân cần bón là:
+ 0,5kg phân ammonium sulfate (phân SA)
+ 0,2kg Supe lân
+ 0,3kg phân kali và kết hợp phun phân bón lá định kỳ 10 - 15 ngày/lần.

4. Giai đoạn 4: Cây Chanh Dây leo giàn

-  Cây chanh dây khi trồng, phải ngay lập tức bắt nhánh cho bám chặt cột trụ để leo lên giàn cho đến khi trái chín. Làm giàn phải có vị trí thông gió dễ dàng,nhằm tạo điều kiện cho các nhánh của cây lạc tiên bám vào và dễ dàng thụ phấn để tăng tỷ lệ đậu trái . Loại giàn giáo ở độ ẩm cao, bít thông gió, thường dễ bị bệnh, cần đặc biệt chú ý.
-  Cách làm giàn: Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn. Có thể trồng trụ cột bằng bê tông hoặc cây tạp. Bên trên gác tre hay đan bằng dây thép hoặc dây cước đan thành lưới (kích thước 40cm × 40cm). Giàn chanh dây phải đảm bảo cao khoảng 2,1m để tiện chăm sóc và thu hoạch.
-  Thường xuyên bắt dây leo lên giàn và theo dõi tình hình sâu bệnh của cây, điều nên làm đối với cây chanh dây là  tỉa bỏ các chồi, cành bị nhiễm sâu,bệnh bằng tay và đem tiêu hủy để tránh lây bệnh tràn lan.
-  Tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân lần 2, với lượng phân cần bón là: 0,5kg phân ammonium sulfate (phân SA) + 0,2kg Supe lân + 0,3kg phân kali.
- Trước khi ra hoa 1 tháng thì tăng cường thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách phun phân bón lá HVP 20-20-15 để tăng khả năng ra hoa.

5. Giai đoạn 5: Chanh Dây bắt đầu ra hoa, kết quả và thu hoạch.

- Khi cây Chanh Dây bước vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Chúng ta tiến hành bón phân lần 3 với lượng phân cần bón là: 0,5kg phân ammonium sulfate (phân SA)+ 0,2kg Supe lân + 0,3kg phân kali.
- Tưới nước: Giai đoạn ra hoa và phát triển trái, cây chanh dây cần phải cung cấp đủ nước cho cây.- Xử lý ra hoa và kết quả: Mỗi khi cây bắt đầu nhú hoa rộ, nên pha 10cc/bình 8 lít HVP-TĐT SIÊU RA HOA,TĂNG ĐẬU TRÁI; sau khi đậu quả non phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày để tăng khả năng đậu trái.
- Thụ phấn nhân tạo: dùng cọ hoặc bông ướt lấy phấn ở đầu nhị hoa đực quét lên nhụy hoa cái đã nở đều.
- Cuối mùa hoa thì tiến hành tỉa bớt các nhánh con không có hoa để giàn được nhẹ, tạo độ thông thoáng hạn chế được sâu bệnh và cây tập trung nuôi quả.
- Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại: một số sâu bệnh hại có thể gặp trên cây chanh dây

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn