Khánh Lâm

SÀI GÒN - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA VỀ TÊN GỌI.

Đăng 4 năm trước

Sài Gòn là tên gọi theo âm Khmer, âm Hán Việt hay âm tiếng Pháp.

Có 3 thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sài Gòn nhưng thật sự, không cái nào có thể làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn.


Nhà học giả Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sài Gòn có nghĩa là Củi Gòn.  

Ông đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó tiếng Sài Gòn có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tribut de l’ouest). Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo phiên âm tiếng Việt  là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa.  

Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Campuchia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua này đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi vua thứ nhất đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang). 


Một tác giả khác, ông Vương Hồng Sển, nhắc lại trong quyển Sài Gòn Năm Xưa rằng người Hoa Kiều đã tập trung vào vùng Chợ Lớn ngày nay để mua bán năm 1778 sau khi Cù Lao Phố (gần tỉnh lị Biên Hòa ngày nay) là nơi được thành lập để mua bán từ cuối thế kỷ thứ 17 đã bị Tây Sơn phá tan khi họ kéo vào đánh Miền Nam.  


Sau khi thành phố này đã vững, người Hoa Kiều đã đáp thêm bờ kinh Chợ Lớn, cẩn đá cho cao ráo kiên cố. Và có lẽ để ghi công việc này, họ đặt tên chỗ mới này là Ðề Ngạn, tức là bờ sông cao dốc trên có đe ngăn nước. Ðề Ngạn là tiếng Hán Việt, người Trung Hoa phát âm theo giọng Quảng Ðông thì nói thành Tài Ngon hay Thầy Ngồn. Ông Vương Hồng Sển cho rằng tiếng Sài Gòn chính do Thầy Ngồn mà ra. 

Về đất Bến Nghé thì người Trung Hoa gọi là Xi Cong. Ông Vương Hồng Sển cho rằng đó là họ đọc trại lại tiếng Sài Gòn của ta và khi viết ra Hán văn thì họ dùng hai chữ mà ta đọc là Tây Cống. 


Vậy, có ba thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sài Gòn: 


1. Thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát: Sài Gòn do tiếng Khmer Prei Kor mà ra, và có nghĩa là Củi gòn. 


2. Thuyết của ông Louis Malleret: Sài Gòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây. 


3. Thuyết của ông Vương Hồng Sển: Sài Gòn do tiếng Thầy Ngồn tức là Ðề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng sau này để phiên âm lại tên Sài Gòn sau khi tên này được dùng đẻ chỉ đất Bến Nghé cũ. 

Ba thuyết trên đây cái nào cũng có vẻ có lý phần nào nhưng thật sự, không cái nào có thể làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Như thế có lẽ vì những người nêu ra các thuyết ấy đã quên để ý đến cách ông bà chúng ta đặt các địa danh ở Nam Kỳ trước đây.


Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong việc đạt địa danh này, ông bà chúng ta đã theo một số nguyên tắc: Các cụ có thể phiên âm một địa danh Khmer đã có và bỏ dấu cho thành tiếng Việt Nam. Thí dụ như Psar Deck thiếng Khmer là Chợ Sắt đã được các cụ gọi lại là Sa Ðéc, hay Me So tiếng Khmer là Người Ðàn Bà Ðẹp hay nàng Tiên được các cụ gọi là Mỹ Tho. 


Trong một bài đăng trong tờ Việt Báo, ông Phạm Nam Sách khi nói về tỉnh Ba Xuyên đã nhắc đến một địa danh mà ông nói là là Bảy Sào, Bải Sào, Bảy Sau hay Bải Sau chi đó. Thật sự đó là Bải Xào, một tiếng phát xuất từ tiếng Khmer Bai Xao có nghĩa là Cơm Sống.


Ðịa danh này sở dĩ có là vì trong trận đánh nhau với người Việt Nam, người Khmer đã thua chạy về đến đó và ngừng lại nấu cơm ăn, nhưng cơm chưa kịp chín thì quân Việt Nam lại kếo đến và người Khmer phải bỏ chạy. Ðể đánh dấu việc này, họ gọi đất đó là Cơm Sống, tiếng Khmer là Bai Xao và các cụ ta bỏ dấu thêm thành Bải Xào.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn