Vo Quoc Thuan

Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ hết ngập

Đăng 8 năm trước

Trong chương trình ngày 19-01-2013, ông Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu thuộc Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết

Sau cơn mưa chiều ngày 19 tháng 9, một số tuyến đường ở Quận 2, Quận 10, Gò Vấp, Tân Bình,.. bị ngập cục bộ dẫn đến kẹt xe nghiêm trọng ở một số nơi. Thuế đã nộp đủ, nhưng liệu ông trời đã quá bất công với người dân Thành Phố Hồ Chí Minh trong những ngày mưa như thế này?

Chùm ảnh Sài Gòn ngập và kẹt xe ngày 19 tháng 9

Xe cấp cứu kẹt cứng tại ngã tư đường 3 tháng 2 và Lê Hồng Phong, Q.10

Mô tả hình ảnh

Cong lưng đạp xe về nhà, cố thoát qua khu vực kẹt xe trên đường Lê Hồng Phong, Q.10

Mô tả hình ảnh

Các phương tiện cố nhích từng bánh xe tại giao lộ Lê Hồng Phong - 3 tháng 2, Q.10

Mô tả hình ảnh

Nhiều nơi trên đường Lạc Long Quân, Q. Tân Bình nước vẫn ngập sâu hơn 30 cm.

Mô tả hình ảnh

Chị Hồng, một người bán hột vịt lộn tại ngã tư Phan Sào Nam - Ni Sư Huỳnh Liên, Q.Tân Bình, cho biết ở khu vực này lâu nay không có ngập sâu như vậy nhưng thời gian gần đây cứ có mưa lớn một chút là có người phải dắt bộ vì xe chết máy

Mô tả hình ảnh

"Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ hết ngập"

Trong chương trình ngày 19-01-2013, ông Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu thuộc Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: "Cộng đồng nên hiểu rõ là mực nước nó sẽ càng ngày càng cao, cứ tăng dầm qua từng năm, cho nên người dân phải tìm cách để giảm thiểu thiệt hại cho chính mình, bởi vì nếu nói sửa chửa để hoàn toàn không còn ngập nữa, thì chắc chắn là không thể"

Bài liên quan: Đột nhập cống ngầm 150 tuổi dưới lòng Sài Gòn

Câu hỏi mà chúng tôi đặc ra ở đây là: Nếu như không thể làm gì được nữa thì đóng thuế làm gì? Trung Tâm Chống Ngập TPHCM còn hoạt động để làm gì mà chưa giải thể? 


Năm nay chính là năm cuối của Chương trình ĐỘT PHÁ giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015, nhằm tập trung giải quyết "cơ bản" khu vực trung tâm kiểm soát, ngăn chặn, không để phát sinh điểm ngập mới. Cụ thể như sau

- Giai đoạn 2011 - 2015: Giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa và triều. 

- XÓA 90% CÁC ĐIỂM NGẬP DO MƯA

- XÓA 90% CÁC TUYẾN ĐƯỜNG NGẬP DO TRIỀU

- Không để xảy ra tình trạng ngập do thi công và kiểm soát tình trạng phát sinh điểm ngập mới.

Và sau hơn 24.000 tỷ đồng cho khoảng thời gian từ 2005 đến nay, chúng ta có được gì?

Sự giả dối không thể chấp nhận được

Ngay trên chính website chính thức của Trung Tâm Chống Ngập TpHCM. Chúng tôi đã phát hiện ra những con số vô cùng kỳ lạ và đáng ngờ về trách nhiệm làm việc của cơ quan được thành lập theo Quyết Định số 1121/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008  của chính Ủy Ban Nhân Dân TpHCM đề ra.

Vào ngày 4/4/2011 - Bài viết TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỐNG NGẬP NƯỚC NĂM 2010 và bái viết TỔNG HỢP TÌNH HÌNH MƯA VÀ TRIỀU CƯỜNG NĂM 2011 CÁC BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ XÓA, GIẢM NGẬP TRÊN ĐỊA BÀN (16/12/2011) cung cấp những số liệu như sau:

Mô tả hình ảnh

Nếu chỉ so sánh một số liệu duy nhất được đánh dấu trong ảnh, có thể thấy một sự gian dối trắng trợn của cơ quan nhà nước này.

Nếu như bộ phận nhập liệu của cơ quan này có xảy ra sai sót đến mấy thì làm sao có thể từ 1 chữ số ra 2 chữ số được? - Hay họ chưa từng tốt nghiệp chứng chỉ A tin học, một tấm bằng gần như mang tính hình thức mà ai cũng có thể đạt được.

Nếu như số liệu năm sau cung cấp sai do dữ liệu đã bị mất và dựa trên những số liệu liên quan để điền vào, thì tại sao chúng tôi lại phải tin vào cơ quan này? Tại sao chúng tôi còn phải chứng kiến cơ quan này sử dụng tiền của chúng tôi?

Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ Ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng quản lý thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết: "Mưa vượt lưu lượng, ngập là đương nhiên"

Sau câu nói đó của ông, chúng tôi đã rõ lý do ngập nước gây kẹt xe nhiều ngày nay. Tất cả, lổi tại ông trời.

Chủ đề chính: #sài_gòn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn