Kỳ Duyên

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh và những thách thức của cuộc chạy đua phòng vé

Đăng 8 năm trước

Sự cảm thông trước những khó khăn chung của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh trước cuộc chạy đua phòng vé, đồng thời cũng muốn khán giả sẽ đến với họ.

Có lẽ hơn bao giờ hết đây là thời điểm có vô vàn khó khăn với NSƯT Ái Như, NSƯT Thành Hội và cả ê kíp sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh . Lượng vé giảm hơn 50%, nhiều đêm chỉ bán được dưới 50 vé. Trong khi đó chi phí đầu tư cho các vở diễn tốn kém, tiền thuê mặt bằng đắt đỏ… khiến nhiều người làm nghề nản lòng.

Mỗi vở diễn như câu chuyện đời sắt sao của người nghệ sĩ. Đằng sau vài ba đêm diễn ngắn ngủi luôn váng vất một câu chuyện trăn trở muôn thuở để tìm hiểu.

Một khán giả trung thành thường xuyên lui tới các sân khấu kịch thành phố giai đoạn 2010 - 2014, song những năm gần đây, cô Diệu- một người mê kịch ở Sài Gòn số lần đi xem chỉ đếm trên đầu ngón tay .

“Các vở diễn tuy có đầu tư hơn trước như chất lượng thì không còn. Mặt khác việc trẻ hóa sân khấu của các ông bầu làm cho làm cho khán giả có cớ “kén cá chọn canh”. Trong thời buổi này, những diễn viên nổi tiếng còn khó bán được vé huống hồ là diễn viên trẻ.”

Ngoài những yếu tố chuyên môn trên, một trong những nguyên nhân chính khiến cho sân khấu kịch ngày ngày khốn đốn là do sự cạnh tranh khốc liệt bởi những điểm kịch nói liên tiếp ra đời. Trong khi đó khả năng hoàn vốn và có lời cho mỗi vở diễn dường như là không thể. Bên cạnh những sâu khấu nổi bật như Idecaf, Hồng Vân , 5B, Nụ cười mới , thì thời gian gần đây , thị trường kịch nói có xuất hiện thêm các nhóm kịch Tâm Ngọc , Sao Minh Béo , Nam Quang , Chuồn Chuồn Giấy và hàng trăm điểm cà phê kịch khác .

Mô tả hình ảnh

Vào một chiều tháng 12 nắng rực lửa ở Sài Gòn. Chúng tôi nán lại phía sau hậu trường và có được bài phỏng vấn cùng chị Đoàn Thanh Phượng-diễn viên tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh về tình hình khó khăn chung của làng sân khấu kịch nói khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Xin chào! Chị Đoàn Thanh Phượng. Là một diễn viên kịch chị cảm nhận thế nào về xu thế khó khăn chung của hầu hết các sân khấu trong khu vực TP.HCM hiện nay?

Hiện nay, tất cả các sân khấu đều gặp khó khăn vì bây giờ có rất nhiều gameshow ra mắt, nó thu hút nhiều do có sự tham gia của rất nhiều ngôi sao . Thay vì mua vé đi xem kịch thì họ lại dành thời gian đó để ở nhà theo dõi các chương trình phát sóng trên tivi . Bản thân tôi là một diễn viên kịch, nên nói ra thì chắc có nhiều người nghĩ tôi bày trò để thu hút . Nhưng thật sự thì tôi cảm thấy rất xót cho toàn bộ ekip và các diễn viên ở sân khấu Hoàng Thái Thanh . Trước khi sân khấu sắp lên đèn, chúng tôi phải tất bật hóa trang, chuẩn bị tốt cho từng vai diễn để phục vụ khán giả. Bên trong hậu trường, chúng tôi cũng hào hứng dữ lắm, cứ nghĩ sẽ đông khán giả nhưng thật sự không như thế. Bước ra sân khấu, nhìn xuống khán phòng chỉ đếm được vài chục người người ngồi xem. Nỗi buồn như lấn át chúng tôi vậy, nhưng rồi ai cũng tự nhủ lòng phải hoàn thành vai diễn thật tốt để không làm khán giả thất vọng. Sau từng vở diễn ấy là những thất thoát mà có lẽ chẳng mấy ai biết được. Nói thẳng ra là những diễn viên kịch như chúng tôi nghèo lắm, tiền catxe không cao hơn ai cả, chúng tôi làm nghề là vì đam mê, vì tiếng chung của nền sân khấu nước nhà.

Khó khăn là thế, chông gai là thế nhưng lí lo nào để chị và đồng đội của mình ở sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh trụ vững đến ngày hôm nay?

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh trụ vững đến ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của hai bậc thầy, cô mà tôi rất hâm mộ, họ là NSƯT Thành Hội và NSƯT Ái Như. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến tinh thần làm nghề nhiệt huyết và có trách nhiệm của các diễn viên ở sân khấu. Và cũng là nhờ động lực từ khán giả, những người đi xem kịch luôn khích lệ chúng tôi bằng những bó hoa sau vở diễn hay vài dòng khen ngợi qua Facebook.

Vài tháng trước, khi NSƯT Thành Hội tuyên bố đến tháng 9 năm 2014. Sân khấu phải trả lại hội trường cho Nhà thiếu nhi TP.HCM (Số 36, Lê Qúy Đôn, Q.3). Lúc đó, sân khấu có ý định ngưng hoạt động một thời gian, chờ tìm được điễm diễn mới đâu vào đó rồi mới tiếp tục. Thế nhưng trái tim của những người làm nghề mách bảo chúng tôi rằng không được, nhất định phải phục vụ khán giả và rồi sân khấu được chuyển qua Nhà Thiếu nhi Q.10 (Số 139, Bắc Hải, TP.HCM ) . Cũng từ lúc sau khi dịch chuyển sân khấu từ Q.3 sang Q.10, lượng khách đến rạp giảm hơn 50%. Đây là con số vô cùng áp lực vì dòng kịch mà chúng tôi theo đuổi khá kén khán giả. Trong khi đó địa điểm mới không được thuận lợi như trước. Ở đây, sân khấu gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ sau mỗi đêm diễn là chuyện không thể lường trước được

Theo chị , xã hội cần có những chính sách gì để sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh được hoạt ổn định, không phải hủy nhiều show diễn và thậm chí là có thể đóng cửa trong nay mai ?

Về vấn đề này thì không thể yêu cầu được vì sân khấu là do cá nhân đầu tư, không phải do Nhà nước hay tổ chức nào quản lí, và cũng không thể ép buộc khán giả đi xem kịch được. Chúng tôi chỉ mong luôn được khán giả ủng hộ, theo dõi từng bước chân đi và tiếp thêm ngọn lửa để sân khấu Hoàng Thái Thanh được sống được phục vụ.

Chị có tự tin về chặng đường hoạt động của sân khấu trong thời gian sắp tới không?

Theo bản thân tôi thì tôi tin rằng sân khấu sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn và khủng hoảng này, thay vào đó là phát triển vững mạnh hơn nữa. Chúng tôi làm việc vì đam mê chân chính đúng nghĩa và không theo trào lưu của thời đại nên hy vọng rằng sẽ sớm nhận được tiếng nói cảm thông và sự san sẻ từ mọi khán giả.

Cảm ơn chị đã trả lời phỏng vấn, chúc chị và toàn bộ ekip diễn viên sân khấu Hoàng Thái Thanh có nhiều chuyển biến tốt đẹp và đột phá mới trong nghề.

Thân ái!

Kỳ Duyên

Chủ đề chính: #sân_khấu_kịch_hoàng_thái_thanh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn