Nguyen Mai Này cô gái, cười lên đi, cuộc đời này đẹp lắm...

Sau chia tay bạn ra sao?

Đăng 5 năm trước

Bạn cố hết sức níu giữ một mối quan hệ? Bạn không muốn tin mối quan hệ ấy đã kết thúc? Dù mối quan hệ có tồi tệ và kinh khủng đến mức nào thì bạn vẫn không thể chấp nhận việc sống thiếu đối phương?

Tuy vậy, việc hai người không thể cứu vãn mối quan hệ ngày càng trở nên rõ ràng. Và cuối cùng bạn cũng bắt đầu nhận ra rằng tất cả đã đến hồi kết. Bạn đi từ “Anh/em đừng đi" đến “Được rồi, tôi sẽ từ bỏ”. Nhưng bạn vẫn không hề cảm thấy ổn. Khoảnh khắc cúp máy sau khi gọi điện cho người ấy, ngừng nhắn tin hoặc rời khỏi nơi hai người từng sống chung, bạn cảm giác như đang cai nghiện. Bạn đối mặt với sự tấn công dồn dập của hiện thực đầy mất mát. Đó có thể là một quá trình rất đau đớn và có thể phải sau một thời gian dài thì bạn mới cảm thấy đáng đầu tư thời gian để xây dựng lại cuộc sống độc lập mới.   

 Phần nào đó trong bạn có thể đã biết được rằng cuộc chia tay này rồi sẽ xảy ra, thậm chí trong nhiều tháng hay nhiều năm trời, song bạn vẫn mù quáng níu kéo. Không quan trọng giai đoạn trước cuộc chia tay như thế nào, nhưng lúc này khi nó thật sự diễn ra, bạn cảm thấy sốc, bị tê liệt và ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, mất mát, tuyệt vọng về một cuộc sống không còn có đối phương bên cạnh.   

 Dưới đây là một vài điều có thể bạn đã làm hoặc đã trải qua, có thể tuần tự hoặc không nhưng hi vọng tới cuối cùng bạn sẽ tìm ra “chân lý” đúng đắn cho con đường phía trước của mình. 

1. Tìm kiếm câu trả lời trong tuyệt vọng

Mong muốn được biết lý do chia tay có thể gây ra ám ảnh và làm bạn mất đi khả năng suy nghĩ và hành động lý trí. Bạn muốn biết vì sao chuyện này xảy ra trong khi có thể chẳng ai biết câu trả lời. Bạn có thể chuyển đổi qua lại giữ tình trạng phủ nhận chuyện đã xảy ra, từng chút một khám phá lại hiện thực mất mát và chấp nhận một cách chớp nhoáng rằng dĩ nhiên mọi sự đã kết thúc. Hiện giờ bạn chỉ có thể suy nghĩ và nói về nỗi đau, sự hỗn loạn và bối rối. 

2. Phủ nhận

Đó không thể là sự thật. Bạn cảm thấy như mình đã dành mọi thứ cho mối quan hệ này.   

 Mối quan hệ đã từng là cả thế giới và cuộc sống của bạn. Bạn chẳng thể chấp nhận rằng mọi chuyện đã chấm dứt. Bạn dồn hết mọi hy vọng cuối cùng để cứu vãn mối quan hệ, thậm chí đánh đổi cả hạnh phúc của mình. Bạn trì hoãn nỗi đau vì bạn cho rằng khi mối quan hệ kết thúc thì bạn sẽ không thể đối mặt với nỗi đau đớn. Bạn né tránh quá trình đau khổ bằng những hy vọng hão huyền rằng mối quan hệ của bạn vẫn có thể cứu vãn. 

3. Thương lượng

Bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tránh phải thừa nhận mối quan hệ đã kết thúc. Bạn sẽ trở thành một người tình chu đáo và tuyệt vời hơn. Nếu trước đây có gì không đúng, bạn sẽ sửa lại cho đúng. Suy nghĩ về cuộc sống không có đối phương khủng khiếp đến mức bạn phải khiến họ quay lại bằng mọi giá. 

Bạn bất chấp níu lấy bất kỳ hy vọng nào nhằm ngăn không cho bản thân mất đi chỗ dựa.  Tuy vậy, trong giai đoạn này, khi hứa sẽ sửa chữa mọi vấn đề giữ hai người, bạn đang đặt toàn bộ gánh nặng của việc hàn gắn, duy trì mối quan hệ lên vai mình – như thể trách nhiệm này là của một mình bạn và bạn phải khiến mọi chuyện ổn thoả. Nhưng thực tế bạn không thể gánh hết trách nhiệm. Trong thâm tâm bạn hiểu rõ điều này. Việc thương lượng chỉ có thể giúp bạn tạm quên đi mất mát nhưng bạn khó tránh khỏi khả năng sẽ đổ sập xuống bạn hết lần này đến lần khác. 

4. Quay lại

Bởi nỗi đau quá sức chịu đựng, bạn có thể thật sự thuyết phục được người yêu cũ quay lại với mình (đây có thể không phải lần chia tay đầu tiên). Bạn sẽ tạm tời được an ủi phần nào. Tuy nhiên, bất kể có nỗ lực đến đâu thì bạn cũng không thể duy trì mối quan hệ một mình và có thể bạn cần vượt qua giai đoạn này và chịu đau khổ nhiều trước khi thật sự tin rằng đã đến lúc buông bỏ. 

5. Giận dữ

Cuộc chia tay khiến bạn rơi vào trạng thái trống rỗng, gợi lên trong bạn nỗi sợ hãi và tê liệt. Khi đó, nỗi sợ lấn át cơn giận. Do vậy khi cơn giận bùng phát, đó là khi bạn đã trút bỏ nỗi sợ, ít nhất là tạm thời. Tuỳ vào cá tính, cuộc sống, gia đình và mức độ đặc biệt của cuộc chia tay mà cơn giận của bạn có thể hướng đến đối phương, đến tình huống hoặc đến chính bản thân bạn. 

 Dù là tức giận với bản thân thì đó cũng vẫn là một phần của quá trình đau khổ. Điều này ám chỉ rằng đâu đó trong thâm tâm, bạn đang tạo ra đủ cảm giác khó chịu để giúp chuyển đổi quan điểm của bạn về tình trạng thật sự của mối quan hệ và tác độngp hần nào khiến bạn thực hiện những thay đổi chủ động khi bạn sẵn sàng. 

6. Chấp nhận ban đầu

Đây là kiểu chấp nhận mà nếu xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình, bạn có thể cảm thấy như mình đang đầu hàng. Bạn đang cố níu kéo mối quan hệ này vì bạn phải làm như vậy chứ không phải vì bạn muốn vậy. Bạn hoặc người yêu đã có đủ nhận thức và khả năng kiểm soát để nhận ra rằng hai người không dành cho nhau. Qua thời gian, sự chấp nhận ban đầu này thường trở nên quan trọng hơn, vì từng người đã bắt đầu nhận ra là có những ranh giới mà ít nhất một trong hai phải duy trì để cuộc chia tay này không xảy ra nhưng rồi dần dần bạn sẽ đến lúc hiểu được “cố đấm ăn xôi” chỉ khiến cả hai đau khổ và thêm mệt mỏi mà thôi. 

7. Chuyển hướng hy vọng

Bạn đau khổ vì cuộc chia tay và khó chấp nhận buông bỏ, nhưng khi đã chấp nhận được, bạn phải chuyển hướng tin rằng mình có thể tự cứu lấy mối quan hệ sang việc mình có thể sống tốt khi không có đối phương ở bên. Buộc phải chuyển hướng hy vọng từ một mối quan hệ rõ ràng sang một tương lai mông lung có thể gây khó chịu. Song bạn hoàn toàn có thể làm được việc này. Dù thế nào đi nữa, hy vọng vẫn tồn tại đâu đó trong bạn và bạn sẽ tìm lại được nó khi cho phép mình có khoảng cách với người yêu cũ. 

Các giai đoạn đau buồn kéo theo những tổn thương, bao gồm cả việc chia tay, có thể xảy ra từ vài phút hoặc thậm chí vài giây, đến nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm và rồi bất ngờ chuyển hướng, khiến bạn chới với, đặc biệt là vào lúc đầu. Bạn cảm thấy lạ lẫm với chính mình hoặc thế giới. Tuy nhiên, hãy nhận ra rằng có một phương pháp chung cho quá trình đau khổ này. Biết rằng mình không đơn độc có thể giúp bạn vượt qua. Khi dần tiến triển trong quá trình đau khổ, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy thời điểm thích hợp để buông bỏ một cách chủ động hơn – thời điểm mà cuối cùng bạn có thể xem như sự đánh dấu một khởi đầu mới. 

 Nguồn:Suzanne Lachmann/Hoàng Phương Dung/Ubrand

Chủ đề chính: #hậu_chia_tay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn