Nguyễn Giang "SỐNG"

Sau ly hôn, đừng phạm 10 sai lầm này nếu không muốn hủy hoại cuộc sống con bạn

Đăng 4 năm trước

Năm 2016, Liên Hiệp Quốc đã công bố danh sách 10 nước có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới, đứng đầu là Bỉ. Các vị trí tiếp theo lần lượt là: Bồ Đào Nha, Hungary, Cộng hòa Czech,.. Tại các nước khác, tỉ lệ ly hôn không cao như thế, như vẫn làm chúng ta cảm thấy buồn. Sau tất cả, ly hôn đã đặt dấu chấm hết cho một tình yêu, một hy vọng, những căng thẳng và những tổn thương cho chính đôi vợ chồng cũng như con cái của họ.

Trẻ con là những đối tượng rất dễ bị tổn thương trong suốt quá trình này, và chính vì thế, cha mẹ nên cố hết sức để tránh những sơ suất, lỗi lầm có thể làm tổn thương con nhỏ. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến mà các cặp vợ chồng khi ly hôn hay mắc phải, và có thể để lại tổn thương sâu sắc đến tâm lý trẻ mà các bậc cha mẹ không hề hay biết.

1. Cha mẹ xem những đứa trẻ như người lớn

Đầu tiên, trẻ con không phải là một người lớn. Chúng có thể không hoàn toàn hiểu được lý do vì sao cha mẹ lại ly hôn, cảm xúc hay  tình cảm của họ như thế nào. Cha mẹ là người chịu trách nhiệm về con cái và phải cho chúng cảm giác an toàn và niềm tin rằng mọi chuyện sẽ ổn. Vì thế, việc nói với bọn trẻ tất cả mọi việc không phải lúc nào cũng cần thiết. Những đứa trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ, chứ không phải là người an ủi cha mẹ. 

Hãy chia sẻ những nỗi lo, những rắc rối của bạn với bạn bè, gia đình hoặc một chuyên gia. Đừng để cho những vấn đề của bạn lại trở thành gánh nặng cho con cái.

2. Buộc con phải lựa chọn

Đừng bắt ép con phải lựa chọn giữa cha hoặc mẹ. Việc này có liên quan đến nơi ở và con sẽ muốn sống chung với ai. Việc bắt buộc con phải lựa chọn làm cho đứa trẻ cảm thấy chúng đang phản bội lại cha (mẹ) chúng. Với việc lựa chọn một trong hai người, những đứa trẻ đã vô tình làm tổn thương người không được chọn, và điều này hoàn toàn không công bằng với trẻ. 

Hãy đến tòa án và tự quyết định việc này với người còn lại. Bạn có thể lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi đưa ra quyết định, nhưng đừng bắt con phải lựa chọn dù trong hoàn cảnh nào đi nữa.

3. Cha mẹ cố sức để biến mình thành cha mẹ hoàn hảo

Khi cha hoặc mẹ cố sức để làm cho mình trông có vẻ tốt hơn người còn lại, cha mẹ có thể làm tổn thương những đứa trẻ. Khi cho phép tất cả mọi thứ mà người kia không cho phép, cha (mẹ) đã vi phạm những nguyên tắc do chính họ đặt ra trước đó. Dần dần, những đứa trẻ bắt đầu tự ý làm mọi thứ chúng muốn mà không nghe theo những chỉ dẫn của cha mẹ nữa.

Bạn và người ấy nên cùng đưa ra một thỏa thuận chung trong việc nuôi dạy con, và thỏa thuận này cần có được sự đồng thuận của cả hai bên. Sự kỷ luật và việc cho con hiểu biết những gì được được làm hay không được làm thì cần thiết hơn việc thể hiện ai là người làm nhiều hơn người còn lại. 

4. Để con có cảm giác “Con là người có lỗi”

Trẻ con thường tự đổ lỗi, cho mình là nguyên nhân dẫn đến cuộc ly hôn của cha mẹ. Như thế, những đứa trẻ phải trải qua căng thẳng, và thế giới xung quanh chúng hoàn toàn thay đổi. Và điều tồi tệ nhất mà chúng có thể làm là tự đổ lỗi cho mình. Vì thế, việc giải thích cho con hiểu rằng chúng không phải là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình là hết sức quan trọng. Việc những đứa con cảm thấy rằng vì chúng không đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ và vì những việc làm sai của chúng mà cha mẹ ly hôn là không nên. 

Hãy luôn nói với con rằng điều đó không phải là nguyên nhân và bạn vẫn luôn yêu thương chúng dù cho có lỗi lầm gì đi chăng nữa.

5. Cha mẹ luôn cảm thấy tội lỗi

Bên cạnh đó, đôi lúc giải thích cho con hiểu việc gia đình phải xa nhau không hoàn toàn do lỗi của cha (mẹ) cũng là điều cần thết. Có thể đó là do những khoảnh khắc không hạnh phúc trong cuộc sống và những dự định không đi theo đúng dự định ban đầu của cha mẹ. Và ly hôn là một trong những sự việc đau lòng không thể lường trước được. 

Nếu bạn cứ giành lấy mọi lỗi lầm về phía bạn và đóng vai là một người cha (mẹ) tội lỗi, điều này có thể gây những tác động tiêu cực lên con cái. Chúng có thể bắt đầu sử dụng việc này, trở nên hư hỏng, và cho rằng mình có quyền làm mọi thứ. Thậm chí, chúng sẽ cho rằng cha (mẹ) là nguyên nhân của tất cả mọi bất hạnh mà chúng gặp phải.

6. Cha mẹ có thái độ tiêu cực về người còn lại

Như chúng tôi đã nói ở trên, đừng gánh chịu hết mọi lỗi lầm, nhưng cũng đừng đổ hết sai phạm lên người còn lại. Việc kể hết những lỗi lầm và hành động sai trái của đối phương cho con nghe là điều không cần thiết. Hãy cố gắng đừng nói xấu họ. Đừng quên rằng đứa con có 50% của bạn và 50% của người còn lại. Vì thế, khi tố cáo, phê phán, nói những lời tiêu cực về đối phương, con cái có thể bắt chước như vậy. Điều đó sẽ làm thay đổi thái độ của trẻ với người đã có công sinh ra nó.

Bạn và người ấy đều là cha và mẹ của những đứa trẻ, và những đứa trẻ đều yêu cha mẹ chúng, cho dù cha mẹ vẫn còn những thiếu sót.

7. Sử dụng con như người trung gian

Dù có giận đối phương đến đâu đi nữa, và hoàn toàn không muốn nói chuyện với họ dù chỉ một lời, cha (mẹ) cũng không nên biến những đứa con thành người đưa tin. Đừng để những lời lẽ qua lại giữa hai người phải thông qua những đứa trẻ. Hãy cố gắng hết sức để nói chuyện trực tiếp với đối phương. 

Con cái đã phải chịu căng thẳng trước những gì đã xảy ra, nên bạn đừng làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng bằng cách đặt chúng ở giữa hai đám cháy và dùng chúng như những người thương lượng của hai bên.

8. Ngăn cấm con cái liên lạc với đối phương

Đừng ngăn cản con liên lạc với cha (mẹ) của mình. Đừng cố làm tổn thương nhau bằng cách không cho con đến thăm cha (mẹ) của chúng, không khuyến khích con và cha (mẹ) dành thời gian cho nhau, hoặc không cho đối phương tham sự vào các sự kiện, đặc biệt là các sự kiên quan trọng trong cuộc đời của con. Chính con cái lại là người phải gánh chịu hậu quả của những việc làm trên và là người chịu tổn thương nhiều nhất. Con cái cần cả cha và mẹ, sự vắng mặt của một trong hai người sẽ khiến chúng luôn mang những nỗi đau và tổn thương lâu dài. 

Cách tốt nhất là bạn đừng can thiệp quá sâu vào mối liên hệ giữa con và cha (mẹ) của chúng.

9. Tìm kiếm thông tin đối phương từ con

Khi đã cho phép con được đến thăm cha (mẹ) của mình và dành thời gian cho họ, lúc con trở về nhà, cha (mẹ) đừng nên cố gắng chuẩn bị một buổi thẩm vấn hay tra hỏi gì cả. Thậm chí nếu bạn nóng lòng muốn biết mọi thứ về đối phương, về tình hình của họ, hoặc cả về tình yêu mới của họ, thì bạn cũng đừng nên tạo thêm áp lực cho trẻ. 

Hãy tự giới hạn chính mình lại bằng cách chỉ hỏi trẻ một vài câu hỏi thông thường để trẻ có thể cảm thấy rằng bạn luôn cảm thấy thoải mái, tích cực về những cuộc gặp gỡ của con và đối phương, cũng như an tâm với sự tương tác giữa con và người còn lại.

10. Cha mẹ nghĩ rằng con cái không hiểu gì cả

Trẻ con có thể không hiểu hết mọi thứ vì chúng chưa đủ tuổi. Nhưng chúng có thể nhìn thấy, lắng nghe, và để ý đến mọi thứ. Vì thế, khi có sự hiện diện của con, việc kiềm chế để không có những hành vi quá mức và thù địch giữa hai người là hết sức cần thiết. Đừng cãi nhau hay chửi rủa khi trẻ con có thể chứng kiến những sự việc đó. 

Trẻ con quan sát từng thứ một và điều đó có thể làm tổn thương chúng. Vì thế, đừng để việc bạn mất kiểm soát cảm xúc làm mọi thứ thêm căng thẳng và gia tăng nỗi đau nơi con cái.

 Hãy cố gắng giải quyết mọi vấn đề một cách kín đáo, riêng tư. 

Đọc thêm: 

Cha mẹ cần làm gì khi con nói “Không ai thích con cả’’?

Chủ đề chính: #sau_chia_tay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn