Cafe Ku Búa Cafe Ku Búa là một blog về kinh tế, chính trị, xã hội... Tài khoản này được thành lập bởi Ohay TV dưới sự cho phép của Cafe Ku Búa, chúng tôi tổng hợp những chia sẻ hữu ích của Cafe Ku Búa phù hợp với cộng đồng độc giả của Ohay TV. Mọi thắc mắc, liên hệ mời các bạn truy cập website chính.

SÍNH NGOẠI – Người Việt và chứng mê Tây

Đăng 7 năm trước

Người Việt Nam rất mê tây và sính ngoại. Mê những người đến từ phương Tây, đến từ những nước phát triển hơn. Còn người Việt Nam với nhau thì không coi nhau ra gì.

Người Việt nói tiếng Anh và người Tây nói tiếng Việt

Những clip người Việt Nam nói và hát tiếng Anh luôn có những bình luận kiểu “hát như c”, “phát âm như cl”… Nói chung là những bình luận miệt thị nhằm vào việc nói tiếng Anh không hay và xuất phát từ người Việt Nam. Trong khi người nước ngoài nói tiếng Việt, làm mộ clip nói tiếng Việt ngọng líu ngọng lo thì có rất nhiều người Việt Nam share và khen mặc dù chỉ là một clip chửi thề. “Trời ơi, anh Tây dễ thương quá, đáng yêu ghê…”

Đó là sự mê Tây sính ngoại. Nhiều bạn lập tức la lên, anh ơi, em không hề mê tây sính ngoại, mặc dù anh ấy đẹp trai lăm, thôi bỏ qua đi. Vấn đề là mấy ảnh nói được tiếng Việt, tiếng Việt khó vì có dấu. Mà mấy ảnh là Tây đẹp trai như vậy mà còn học được tiếng Việt nữa thì phải khen đúng không?

Tôi thấy tiếng Việt dễ ẹt! Tiếng Anh mới khó hơn tiếng Việt. Tiếng Việt dễ vì chữ A trong tiếng Việt đi đâu cũng đọc là A. A cái ca, con gà, đô la. Kinh tế Việt Nam kém phát triển nên người ta ít học tiếng Việt thôi, chả liên quan gì đến nó khó hay dễ cả.

Còn tiếng Anh, cái chữ là A nhưng lúc đọc là /a/ “Saturday”, “Atlanta”, nhưng có lúc đọc là /ơ/: “A book”, “Amazing”, lúc thì đọc là “ây”: April, lúc thì đọc là e: “take care”, tùm lum hết. Một cái thì phải nhớ, một cái nhìn vào đọc được liền. Cái nào dễ hơn? Đó là sính ngoại.

Chưa kể cái lý luận người nước ngoài nói được tiếng Việt nên cần được khen. Vậy có clip người Campuchia hay người Lào nói tiếng Việt được khen bao giờ chưa? Không hề, chỉ có người nào nhìn vào mắt xanh, mũi cao, tóc vàng, nhìn vào biết ngay là Tây nói tiếng Việt thì mới được khen. Đó là mê Tây sính ngoại.

Người Tây làm được khen, người Việt làm không ai quan tâm

Chuyện người Việt làm không ai quan tâm, nhưng cũng chuyện đó người Tây làm thì được tung hô. Ví dụ điều khiển giao thông, rất nhiều lần người Việt Nam đứng ra làm ai cũng thấy rồi đi. Còn người Tây làm thì được lên báo đài, TV “Anh Tây đứng điều khiên giao thông, cảm ơn anh Tây…” Sao kì vậy, bàn tay anh Tây nhúng vô tự nhiên giao thông trật tự hơn hả?

Người Việt nhảy hip hop ngoài đường không ai coi. Tự nhiên có anh Tây nhảy mấy cái thì vỗ tay rần rần. Thậm chí nếu ăn xin mà là Tây thì cũng được cho nhiều tiền hơn Việt Nam, toàn tiền polime.

Chúng ta tự đánh giá thấp những gì chính đồng bào làm và tự động nâng tầm những gì mà người nước ngoài làm lên. Dĩ nhiên là có những người nước ngoài giỏi. Nhưng ở đây không bàn nhiều về vấn đề đó. Rất nhiều người nước ngoài sang Việt Nam làm việc vì họ không kiếm được việc ở nước họ.

Trần Hùng John chia sẻ: “Người nước ngoài chỉ hơn người Việt bởi vì bạn đối xử với họ theo cách đó. Dù không biết bạn là ai, bạn vẫn trải thảm đỏ, đỡ mông họ và massage cái tôi của họ. Đương nhiên như thế thì họ sẽ muốn sống ở đây, ai mà không muốn? Bạn có biết những người nước ngoài ‘expats’ này thực sự là ai không, đặc biệt là những ‘Tây ba lô’? Ở nước của họ, rất có thể họ là những người không thể tìm được việc nhưng khi họ đến đây, họ dễ dàng kiếm được việc dạy tiếng Anh với mức lương rất tốt, và tự nhiên được nhiều người hâm mộ (đương nhiên không phải tất cả đều như vậy). Chỉ ở Việt Nam, những người ở ‘đáy thùng’ mới có thể được chào đón và trở nên quan trọng như vậy.

Và điều trớ trêu là gì? Hãy nghĩ đến tình huống ngược lại. Có bao nhiều người Việt Nam thông minh và tài giỏi đi du học và cố gắng ở lại, làm việc để đóng góp cho một nước khác, thì họ lại gặp phải khó khăn. Có thể một vài người trong các bạn đã từng trải qua việc này, các bạn có thể chia sẻ thêm. Hùng đã được nghe kể, là họ bị đối xử như những công dân “hạng hai”, những “ký sinh trùng ăn bám” đất nước khác. Trong khi thực tế là họ thông minh và giỏi hơn nhiều so với những người đã đến Việt Nam.

Rất buồn và đáng xẩu hổ khi thấy người nước mình chấp nhận điều này và cho phép người nước ngoài lợi dụng. Một lần Hùng được mời tới một chương trình trao giải cùng với một “ca sĩ” người Mỹ (Hùng sẽ không nói tên) khá nổi tiếng ở Việt Nam. Dù giọng hát rất bình thường nhưng anh ấy vẫn rất nổi tiếng chỉ vì anh ấy biết nói tiếng Việt. Nếu một người Việt Nam có thể hát tiếng Tây Ban Nha và đi sang Tây Ban Nha, bạn có nghĩ là anh ấy/cô ấy sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng không? Chắc là không, trừ khi anh ấy/cô ấy thực sự rất giỏi.

Tệ hơn nữa, khi nói chuyện với anh này được khoảng 5 phút là Hùng muốn tự cắt đứt tai mình luôn. Anh này hoàn toàn ảo tưởng và nghĩ mình là một diva. Trong chương trình, anh ấy còn tự tin nói “tôi là người của công chúng và người ta mời tôi đi hát khắp nơi để đại diện cho Việt Nam.” Cái gì!?!? Một người da trắng giới thiệu là mình đại diện cho Việt Nam, Hùng thấy như bị xúc phạm.

Nhiều thế kỷ sau thời kỳ thực dân Pháp và sau khi Việt Nam đánh bại Mỹ, hình như người da trắng cuối cùng vẫn chiến thắng. Ấn tượng người da trắng là hơn đã in sâu trong đầu óc rất nhiều người. Thưa quý bà và quý ông, uy quyền của da trắng vẫn tồn tại và lớn mạnh ở Việt Nam. (Có lẽ đúng hơn khi nói người Việt tôn thờ người da trắng, bởi vì họ thậm chí còn khá phân biệt đối xử người da đen.)

Không may, sự thật là thỉnh thoảng Hùng cũng phải lợi dụng thực thế là Hùng là “người Mỹ”. Khi đi vào quán cafe hoặc nhà hàng, Hùng phải nói tiếng Anh vì nếu không, khách nước ngoài sẽ được phục vụ trước dù họ đến sau (lần nào cũng như thế). Khi phải phát biểu thay mặt công ty, Hùng cũng nói tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, vì khi được coi là người nước ngoài thì công việc sẽ dễ dàng hơn. (Thỉnh thoảng sau bài phát biểu của Hùng, các CEO và giám đốc người Việt nam đến nói chuyện bằng tiêgns Anh và đề nghị hợp tác với Hùng). Nhiều người cũng đã nói là nếu Hùng là người Việt Nam thì người ta đã không giúp Hùng khi Hùng đi xuyên Việt, và bây giờ thì đáng buồn là Hùng bắt đầu nhận ra đúng là như thế.”

Tui đồng ý 100%. Người việt nam mê tây sinh ngoại kinh khủng. Vừa mê tây sính ngoại, chúng ta vừa đối xử không ra gì với đồng bào

Tôi rất thích các nước phương Tây. Tôi thích công nghệ của họ, đất đai của họ, suy nghĩ của họ. Đặc biệt là suy nghĩ vì cực kỳ phóng khoáng, thế giới phát triển là nhờ những suy nghĩ như vậy. Nhưng tôi không mê Tây sính ngoại. Tôi tôn trọng những suy nghĩ, những công nghệ, những đóng góp của họ cho thế giới. Nhưng con người vẫn là con người, có người xấu và người tốt, người này và người kia. Điều quan trọng là chúng ta phải tôn trọng bản thân chúng ta thì người khác mới tôn trọng chúng ta được. Chúng ta đừng xun xoe một ai đó chỉ vì họ cao hơn chúng ta, có mắt xanh mũi cao. Đó là điều vô cùng phi lý. Đó là sự mê Tây đến điên dại ở đất nước chúng ta. Đừng như vậy, ai cũng là con người, quan trọng là mình phải có lòng tự trọng của bản thân mình thì người khác mới tôn trọng mình. Đừng tìm kiếm người ta bằng cách phỏng vấn người ta rồi hỏi “Do you like Vietnam?”, “Do you love Vietnam?”

Đừng mê tây sính ngoại, đừng đợi người ta đánh giá mình rồi mình mới vui. Hãy có lòng tự tôn, biết tôn trọng bản thân, người khác sẽ tôn trọng mình.

Ku Búa @ Bé Thanh Hóa @ Cafe Ku Búa, theo Dưa Leo, Người Việt sính ngoại chết mẹ

Chủ đề chính: #người_việt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn