Phạm Vũ Huy Mình đam vê viết lách, một số truyện do mình viết đăng trên các web đọc truyện như truyện Dương Thanh Ký, Trịnh Nguyễn Tranh Hùng, Hoàng Tử Bán Bánh Mỳ,... sau này mong các bạn ủng hộ

Sinh viên và những điều cần tránh khi ra thành phố học

Đăng 5 năm trước

Những bạn sinh viên đang học tập ở Hà Nội và các thành phố lớn dù là mới đi học hay sinh viên năm cuối thường trở thành những con mồi béo bở của bọn lừa đảo. Sau đây là những chiêu trò quen thuộc các bạn sinh viên cần tránh

 

  1.  Đa cấp 

      Có lẽ đây làchiêu trò phổ biến nhất, bất kỳ bạn sinh viên nào cũng đã từng nghe qua một lần, hoặc có thể bị bạn bè, người thân rủ rê tham gia. trò lừa đảo này xuất hiện nhan nhản tại các thành phố lớn. Các công ty đa cấpthường quảng bá, dụ dỗ sinh viên bằng các chiêu trò như làm giàu không khó, liệu 4 năm ăn học có xin được việc hay không, khơi dậy giấc mơ đổi đời một cáchnhanh chóng, công việc nhàn hạ lại có lương cao. Với những chiêu bài này cáccông ty đa cấp đã khiến rất nhiều bạn sinh viên mắc bẫy. 

     Các bạn sinh viên hãy tỉnh táo vì nếu không bạn sẽ không chỉ mất tiền, mà có thể mất luôn cả người thân bạn bè vì đa cấp

       2. Tăm, bút từ thiện

      Các bạn sinh viên ở Hà Nội hoặc các thành phố lớn có lẽ không xa lạ gì hình ảnh, những người làm “Công tác từ thiện “. Đeo khẩu trang đeo túi chéo đi lại dọc các bến xe và cổng những trường đại học. Hoặc chúng có thể vào tận lớp học giới thiệu là Nhân viên của trung tâm X, Trại tình thương Y nào đó, Chiêu trò mà họ sử dụng là mời chào bạn mua tăm, hoặc dứt khoát hơn là nhét vào tay bạn, những gói tăm này giá khá cao vào khoảng từ 20.000 đến 100.000 đồng, có thể họ còn xin họ tên địa chỉ của bạn, tất cả chiêu trò này chỉ nhằm mục đích lợi dụng lòng thương người của bạn để trục lợi mà thôi.

    3. Trung tâm giới thiệu việc làm 

      Điểm chung của các bạn sinh viên là năng động, rất nhiều bạn sinh viên nhất là các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi mới nhập học thường cố gắng tìm một việc làm thêm để trang trải chi phí. Tuy nhiên trong hành trình tìm việc của mình các bạn nên hết sức tỉnh táo để tránh bị lừa đảo. Các trung tâm này thường bắt các bạn nộp từ hai đến năm trăm ngàn tiền cọc, và dĩ nhiên sau đó bạn sẽ bị quỵt và bị một phen ấm ức, ngoài ra có những công việc làm ca 2-3h/ngày với mức lương 200-300 nghìn thường đều là lừa đảo hết, lời khuyên cho các bạn sinh viên chính là trong 2, 3 tháng đầu tiên các bạn nên ổn định và làm quen dần với cuộc sống mới. sau đó hãy nghĩ đến tìm việc, công việc tốt nhất chỉ nên tìm ở những nơi uy  tín, không nên tin tưởng vào tờ rơi quảng cáo.

     4. Cho mượn, cắm thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân

       Bản thân mình cũng từng cho một ông anh cùng quê mượn chứng minh thư để vay tiền, và kết quả là ông anh cùng quê này trốn mất dạng. mình phải xin tiền nhà để trả, cho nên các bạn sinh viên tuyệt đối không cho mượn giấy chứng minh nhân dân; thẻ sinh viên hoặc dùng các giấy tờ đó đi vay tiền chobản thân, hay vay hộ bất kỳ ai, cho dù đó là đồng hương, hay đồng gì đi nữa, kết quả chỉ có một đó là thây vì các anh này trả tiền cho bạn thì chỉ có các anh đầu gấu đến chỗ bạn đòi tiền, hoặc đòi chính cha mẹ của bạn, phải trả thay cho bạn,đừng có sợ mất lòng mà hãy nói “Không” mỗi khi chuyện vạy mượn này xảy ra bạn nhé.

     5. Chiêu trò giả làm người thân để lừa đảo

        Cũng phổ biến không kém tại các bến xe khách, xe bus. Đó là chiêu trò nhận người thân để dàn cảnh cướp giật, hoặc có thể nguy hiểm hơn đó là bắt có cướp nội tạng. Các bạn hãy cảnh giác, không lại gần người lạ, không vội khai thông tin cá nhân của mình, hãy hỏi bọn chúng: Mình sinh năm bao nhiêu, nhà ở đâu, đồng thời hô to lên cho ngươi xung quanh biết đó là bọn lừa đảo.

 Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, các bạn có biết thêm chiêu trò nào thì bình luận cho mọi người cùng tránh nhé.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn