An Mộc ('': Yêu sự đơn giản - Simple is the best :")
Teacher, Student, Aunt, Daughter tại Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

Sơ cứu tâm lý - đôi điều cần biết

Đăng 2 năm trước
Sơ cứu tâm lý - đôi điều cần biết

Sơ cứu tâm lý (Psychological First Aid - PFA) là một phương pháp tiếp cận theo mô-đun có bằng chứng để giúp trẻ em, thiếu niên, người trưởng thành và gia đình trước hậu quả tức thì của thảm họa và khủng bố. Các cá nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa hoặc sang chấn, cho dù là người sống sót, nhân chứng hay người thực hiện nhiệm vụ phản ứng (ứng cứu - ở đây gọi tắt là người ứng cứu) với các sự kiện đó, có thể phải gặp khó khăn hoặc đối mặt với những thách thức mới sau sự kiện đó.

PFA được thiết kế để giảm bớt sự đau khổ ban đầu do các sự kiện sang chấn và thúc đẩy khả năng thích ứng và ứng phó trong ngắn hạn và dài hạn. PFA không cho rằng tất cả những người sống sót sẽ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hoặc những khó khăn lâu dài trong quá trình hồi phục. Thay vào đó, nó dựa trên sự hiểu biết rằng những người sống sót sau thảm họa và những người khác bị ảnh hưởng bởi các sự kiện như vậy sẽ trải qua một loạt các phản ứng ban đầu (ví dụ: về thể chất, tâm lý, hành vi, tinh thần). Một số phản ứng đủ để gây ra sự đau khổ đến mức cản trở khả năng ứng phó mang tính thích ứng và sự phục hồi có thể được giúp đỡ bởi những nhân viên ứng phó thảm họa có lòng nhân ái và tận tâm.

Các hành động cốt lõi của PFA tạo thành các mục tiêu cơ bản của việc cung cấp hỗ trợ sớm trong vòng những ngày hoặc những tuần sau một sự kiện gây tác động tiêu cực. Các nhà cung cấp phải linh hoạt và căn cứ vào lượng thời gian họ dành cho mỗi hành động cốt lõi theo nhu cầu và mối quan tâm cụ thể của nạn nhân. Các kỹ năng cốt lõi được thiết kế để hữu ích trong việc giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm của những người sống sót và những người ứng cứu.

PFA được thiết kế để áp dụng trong đa dạng các bối cảnh. Nhân viên sức khỏe tâm thần và các nhân viên ứng phó với thảm họa khác có thể được liên hệ để yêu cầu được cung cấp Sơ cứu tâm lý tại các khu tạm trú dành cho dân cư nói chung, các khu tạm trú dành cho các nhu cầu đặc biệt, bệnh viện dã chiến và các khu vực y tế cấp bách, các cơ sở chăm sóc cấp tính (ví dụ: Khoa Cấp cứu), các khu vực dàn dựng hoặc các trung tâm nghỉ ngơi cho những người ứng cứu đầu tiên hoặc các nhân viên cứu trợ khác, trung tâm điều hành khẩn cấp, đường dây nóng khủng hoảng, địa điểm cung cấp bữa ăn, trung tâm dịch vụ hỗ trợ thiên tai, trung tâm tiếp nhận và trợ giúp gia đình, gia đình, doanh nghiệp và các cơ sở cộng đồng khác.

Tám Hành động cốt lõi của PFA bao gồm:

  • Liên hệ và Tương tác: đáp lại các liên hệ của những người sống sót hoặc chủ động liên hệ tới họ theo cách không xâm phạm, nhân ái và hữu ích.
  • An toàn và Thoải mái: tăng cường sự an toàn ngay lập tức và liên tục, đồng thời mang lại sự thoải mái về thể chất và tinh thần.
  • Làm ổn định (nếu cần): Trấn an và định hướng những người sống sót bị choáng ngợp hoặc mất phương hướng về mặt cảm xúc.
  • Thu thập Thông tin về các Nhu cầu và Mối quan tâm Hiện tại: xác định nhu cầu và mối quan tâm tức thời, thu thập thông tin bổ sung và áp dụng các can thiệp Sơ cứu Tâm lý cho phù hợp với đối tượng.
  • Hỗ trợ thiết thực: cung cấp sự giúp đỡ mang tính thực dụng cho những người sống sót trong việc giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm tức thì.
  • Kết nối với Các Hỗ trợ Xã hội: giúp thiết lập các liên hệ ngắn hạn hoặc liên tục với những người hỗ trợ chính và các nguồn hỗ trợ khác, bao gồm các thành viên gia đình, bạn bè và các nguồn trợ giúp cộng đồng.
  • Thông tin về Ứng phó: Cung cấp thông tin về các phản ứng căng thẳng và ứng phó để giảm bớt sự đau khổ và thúc đẩy sự vận hành chức năng mang thích ứng.
  • Liên kết với các dịch vụ cộng tác: liên kết những người sống sót với các dịch vụ sẵn có cần thiết tại thời điểm sơ cứu hoặc trong tương lai.

(Nguồn: nctsn.org)

Chủ đề chính: #sơ_cứu_tâm_lý

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn