Nguyễn Kế Lê Tiến “Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.”

Số phận thảm thương của những động vật hoang dã đằng sau ‘ngành công nghiệp sư tử’ tại Nam Phi

Đăng 4 năm trước

Sư tử con bị tách mẹ từ khi mới đẻ hay tình trạng thiếu vệ sinh ở chuồng nuôi là sự thật đằng sau những hình ảnh dễ thương tại một trại nuôi nhốt sư tử ở Nam Phi.

Đằng sau 'ngành công nghiệp sư tử"

Mới đây, những hình ảnh gây sốc được phát tán từ một nguồn tin giấu tên về những con sư tử bị bỏ mặc đến đói lả, gầy trơ xương và toàn thân bị ghẻ lở, bị nuôi nhốt tại một trại phối giống ở Nam Phi. Những bức ảnh này đã cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về một nền công nghiệp nuôi nhốt và phối giống hơn 12.000 cá thể sư tử tại hơn 200 trang trại trên khắp đất nước này. 

Các trang trại nuôi sư tử ở Nam Phi là một phần của những gì mà các nhà vận động gọi là “trò lừa đảo”, bởi vì người ta đã sử dụng những con sư tử con để mua vui cho khách du lịch đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, những người không hề biết về những gì mà chúng phải chịu đựng đằng sau những bức ảnh xinh đẹp hằng ngày. 

Tính đến nay, có khoảng từ 6.000 đến 8.000 con sư tử đang bị nuôi nhốt trong khoảng 260 cơ sở trên toàn Nam Phi, để phục vụ cho mục đích thương mại dưới hình thức thu phí của du khách khi muốn trải nghiệm cảm giác tương tác, chơi đùa cùng sư tử. Những bức ảnh cho thấy đàn sư tử gần như rụng hết lông do bệnh ghẻ lở nặng và phải sống trong môi trường bẩn thỉu, chật chội.

Trong quá trình điều tra một cơ sở ở Pienika Farm, những nhân viên của Hiệp hội Phòng chống Ngược đãi động vật Quốc gia đã phát hiện 108 con sư tử, cũng như linh miêu, hổ và báo đang sinh sống trong điều kiện vô cùng tồi tệ.

Chính phủ Nam Phi đã phê chuẩn và hợp pháp hóa ngành công nghiệp nuôi nhốt sư tử và đề ra một hạn ngạch cho hoạt động thương mại xương sư tử với nước ngoài, bất chấp phản đối gay gắt từ quốc tế.

Trong tự nhiên, những con sư tử con ở với mẹ chúng trong 18 tháng đầu và con sư tử cái nghỉ ít nhất 15-24 tháng giữa các kỳ sinh. Nhưng ở trong những trại nuôi sư tử, những con non bị tách khỏi mẹ chúng khi chỉ vừa sinh được vài hoặc thậm chí là vài giờ để làm “đạo cụ” chụp ảnh cho du khách.

Việc tách con non khỏi mẹ sớm đã buộc con sư tử cái rơi tiếp tục chu kỳ sinh nở liên tục và làm chúng kiệt sức trong khi vẫn bị giam cầm, thậm chí nhiều khi thiếu thức ăn, điều kiện vệ sinh kém và không có khả năng thể hiện hành vi tự nhiên của chúng.

Audrey Delsink, Giám đốc Động vật hoang dã tại Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế / Châu Phi, cho biết:

“Ngành nuôi sư tử nuôi nhốt của Nam Phi là một chu kỳ bóc lột man rợ, từ cái nôi đến nấm mồ. Những con sư tử con bị tách khỏi mẹ chúng từ khi chỉ vừa được mấy ngày tuổi, được nuôi lớn bởi tiền của những tình nguyện viên từ các quốc gia trên thế giới như Anh, những người lầm tưởng chúng là những con sư tử mồ côi. 

Những con sư tử bị bóc lột suốt đời, trước hết là được sử dụng để làm ‘đạo cụ’ selfie cho du khách trong khi họ đang nựng chúng hay cho chúng ăn, sau đó là những chuyến thám hiểm ‘đi bộ cùng sư tử’”.

Những con sư tử con đã được thu giữ để đánh giá và điều trị y tế bởi một bác sĩ thú y chuyên về các loài thú ăn thịt. Wolhuter nói: “Các vấn đề khác như chuồng nhỏ và không có đủ chỗ ở, không được cung cấp nước, quá tải, và các điều kiện vệ sinh không đảm bảo và ký sinh trùng đã được ghi nhận trong các trại nuôi nhốt sư tử, linh miêu, hổ và báo.”  
Trong đó, có hai mươi bảy con sư tử bị ghẻ lở và những con linh miêu bị béo phì và không thể vệ sinh thân thể đúng cách.  

Nam Phi là một điểm du lịch nổi tiếng đã đón khoảng 10,3 triệu khách du lịch nước ngoài và thực hiện 17,2 triệu chuyến du lịch nội địa trong năm 2017, theo Báo cáo Du lịch Nam Phi 2017. 

Hầu hết khách du lịch đã phần nào góp phần vào việc bóc lột và ngược đãi sư tử qua việc đến thăm thú, chơi đùa cùng sư tử con và vào những khu du lịch dùng sư tử để giải trí. 

Douglas Wolhuter, thanh tra cấp cao của Hiệp hội Phòng chống Ngược đãi động vật Quốc gia kể lại sự việc khi hai con sư tử ở trang trại Pienika dường như mắc bệnh về thần kinh và không thể đi lại được. 

Audrey Delsink, Giám đốc Động vật hoang dã tại Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế / Châu Phi cho biết: “Trước rất nhiều bằng chứng tố cáo các hành động tàn bạo này và các tiêu chuẩn không có thật do ngành công nghiệp đưa ra, chính phủ Nam Phi không thể ngồi yên mãi được. Chúng tôi yêu cầu chính phủ đóng cửa cửa ngành công nghiệp này vĩnh viễn, đó là cách duy nhất mà danh tiếng của Nam Phi có thể khôi phục sau tai họa này.” 

Lê Tiến - Ohay.tv 

Nguồn bài viết: Lostbird.vn

Chủ đề chính: #động_vật_hoang_dã

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn