Tuti Sở thích: đọc sách, báo, viết lách, dịch thuật các tài liệu và tìm hiểu về công nghệ thông tin.

So sánh chính sách năng lượng của hai ứng viên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 Hillary và Trump

Đăng 7 năm trước

Chính sách năng lượng của hai ứng viên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 hoàn toàn khác nhau. Hillary sẽ tiếp tục kế thừa chính sách cắt giảm khí thải carbon của Obama. Trump có thể sẽ xé tan “Hiệp định Paris”.

Theo tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) khảo sát tháng 7 vừa qua cho biết năm 2016 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử, thiên tai xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mỹ năm nay cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai mang lại, trong khi miền Nam nước Mỹ bị bão, lũ lụt thì miền Tây nước Mỹ lại bị hạn hán, cháy rừng hoành hành. Tổng thống Barack Obama kể từ khi nhậm chức cho đến nay cũng đã cố gắng nỗ lực cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những phương pháp được ông áp dụng đó là giảm lượng khí thải carbon dioxide và thúc đẩy năng lượng sạch.

Làm thế nào để cân bằng tăng trưởng kinh tế và giảm lượng khí thải carbon luôn là một vấn đề đau đầu cho các nguyên thủ quốc gia. Theo thông tin của Nhà Trắng, so với năm 2008, trong thời gian ông Obama nhậm chức từ năm 2009 đến năm 2015, tổng mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ đã giảm 1.5%, tăng trưởng kinh tế hơn10%. Hiện nay phát điện từ nguồn năng lượng gió đã gấp 3 lần so với năm 2008, phát điện dùng năng lượng mặt trời cũng đã nhiều hơn gấp 30 lần.

Trong tháng 12 năm ngoái, để khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu, 195 quốc gia trên thế giới và Liên minh châu Âu đạt được "Hiệp Ðịnh Paris" (Paris Agreement) mang tính lịch sử, cam kết cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, triệt để thay đổi hình thái kinh tế của con người về lâu dài sẽ do nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel). Mục tiêu của Hiệp Định này là trước khi thế kỷ kết thúc thì mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không cao hơn 2 độ so với nhiệt độ thời kỳ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp. Mỹ cam kết lượng khí thải carbon trước năm 2025 sẽ giảm xuống từ 26%~28%.

Lượng khí thải carbon lớn nhất của Mỹ hiện nay đến từ các nhà máy điện. Nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Tổng thống Obama cuối tháng 8 năm ngoái đã phát động “Kế hoạch điện năng sạch”, tuyên bố lấy năm 2005 làm cơ sở và phấn đấu tới năm 2030, lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính của toàn bộ nhà máy phát điện trên toàn nước Mỹ (chủ yếu là các nhà máy điện đốt than) sẽ giảm xuống 32%. Tuy nhiên việc thực thi “Kế hoạch điện năng sạch” và phương án giảm phát sinh khí thải do các bang của Mỹ đề xuất cần mất một khoảng thời gian là vài năm để chuẩn bị. Phương án này chủ yếu sẽ được thực thi vào nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kế tiếp.

Ngày bỏ phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 sắp tới gần, theo tờ báo “The Economist” của Anh phân tích thì ứng cử viên Đảng Cộng hòa là Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ là Hillary Clinton đều đưa ra những chính sách năng lượng khác nhau.

Hầu hết các cử tri Mỹ đã thừa nhận sự thay đổi khí hậu đang diễn ra, nhưng nếu xét tới cách nhìn nhận của cử tri đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thì hoàn toàn không giống nhau. Theo “Kế hoạch truyền thông biến đổi khí hậu” của Đại học Yale (Yale Programme on Climate Change Communication) đã chỉ ra rằng hơn 50% người ủng hộ Trump tin rằng biến đổi khí hậu là kết quả của các yếu tố tự nhiên, 76% người ủng hộ Hillary tin rằng biến đổi khí hậu là kết quả của các hoạt động của con người.

Hillary Clinton cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề đang diễn ra hết sức rõ ràng, bà ủng hộ kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính của Obama, đồng thời cho rằng sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Hilary nếu đắc cử Tổng thống sẽ tiếp tục kế thừa các chính sách phát triển năng lượng sạch của Obama, biến Mỹ thành “Cường quốc năng lượng sạch”, tăng cường phát triển nguồn năng lượng xanh. Bà cũng muốn thiết lập 500.000 tấm pin năng lượng mặt trời trong 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống và dự kiến trước năm 2027, 1/3 nguồn năng lượng của toàn nước Mỹ sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo.

Các nhà môi trường cho rằng kế hoạch của Hillary đầy tham vọng và có tính hiện thực cao, nhưng theo báo cáo của tờ báo “Biến đổi khí hậu tự nhiên” (Nature Climate Change) của Anh vào tháng 9 năm nay cho biết việc cam kết đạt được tiến độ cắt giảm lượng khí carbon trước năm 2025 đã bị lạc hậu bởi Obama trước đó đã đưa ra “Phương án quản lý và giao dịch năng lượng” vào năm 2010 và hy vọng có thể kiểm soát lượng khí thải carbon, nhưng sau cùng phương án trên của Obama không được thông qua. Sau cùng Obama đã dùng quyền hạn Hành Pháp của Tổng thống để phê duyệt “Hiệp Định Paris” và thành lập khu bảo tồn sinh vật biển lớn nhất thế giới tại Hawaii. 

Theo John Podesta - người đứng đầu chiến dịch tranh cử của Hillary hiện nay và cũng là cố vấn chính sách bảo vệ môi trường của Obama trước đây tiết lộ Hillary có khả năng sẽ tạo ra rò rỉ khí mêtan ở cơ sở lưu trữ đồng thời làm tăng tiêu chuẩn hiệu suất nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu Trump - người đã gọi “Sự nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp do Trung Quốc dựng lên” đắc cử Tổng thống Mỹ, chính sách môi trường mà ông vận dụng có thể sẽ hoàn toàn khác so với Chính phủ của Obama. Trump nghiêng về khai thác dầu và khí đốt chứ không phát triển năng lượng tái tạo như sức gió và năng lượng mặt trời. Trump cũng quan tâm tới việc thúc đẩy kế hoạch khoan dầu ngoài khơi, bỏ lệnh cấm khoan dầu ở Đại Tây Dương, bãi bỏ pháp lệnh giảm lượng khí thải carbon. Là một người luôn ủng hộ ngành công nghiệp than thì Trump rất có thể sẽ xem xét lại chính sách phản đối than hiện tại. Trump có ý định xé bỏ "Hiệp định Paris", nếu Mỹ trốn tránh trách nhiệm về khí thải, các nước khác cũng có thể sẽ làm theo.

"The Economist" đã kết luận rằng bất kể sau cùng Donald Trump hay Hillary Clinton là người đắc cử Tổng thống Mỹ thì giá thành năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ tiếp tục giảm. Nếu Donald Trump ứng cử Tổng thống Mỹ, các công ty năng lượng cũng sẽ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Còn nếu Hillary Clinton là người đắc cử Tổng thống Mỹ thì các công ty năng lượng cũng sẽ ủng hộ mạnh mẽ chính sách môi trường mà bà phát động.

Chủ đề chính: #bầu_cử_tổng_thống_Mỹ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn