Hồ Huy Thích viết lách và trải nghiệm du lịch.

Sống chậm với Sài Gòn chữ vội trên vai

Đăng 4 năm trước

Yêu thương không có nghĩa là phải luôn quấn quít bên nhau, yêu thương đơn giản cũng có thể là chỉ cần luôn trân trọng những khoảnh khắc. Sống chậm với “Sài Gòn chữ vội trên vai” là những xúc cảm ở lại mãi cùng Vũ Minh Đức.

Vội mà chậm.Viết về cái “vội” của Sài Gòn, nhưng qua 30 tản văn, bác sĩ/nhạc sĩ Vũ Minh Đức lại khiến người đọc muốn sống chậm lại hơn bao giờ hết. Cuộc sống vội vã, gấp gáp trong hơi thở của thời đại khiến ta có lúc quên đi chính mình. Sự mệt mỏi khi cuốn vào guồng quay của cuộc sống, biến bản thân trở thành một cái máy khô khan chỉ biết toan tính làm ta có cảm giác cuộc đời này thật nhàm chán.Nhưng đừng vội trách cuộc đời nhé, ngoài kia còn nhiều thứ vô cùng bình dị và tươi đẹp để mình cố gắng. 

Cuộc sống là một bản nhạc có đủ những cung bậc, vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau, là một bức tranh sống động với nhiều mảnh ghép và những màu sắc khác nhau nhưng có lẽ hai mảng sáng tối là đặc trưng hơn cả. Chính bạn sẽ là người lựa chọn cho mình một mảng màu nào đó để tự vẽ nên cuộc sống của mình.Đó là 30 thông điệp gửi đến bạn đọc, qua đó tác giả mong muốn mọi người hãy sống chậm lại một chút giữa Sài Gòn vội vã này để cảm nhận cuộc sống quanh mình đẹp hơn, để cùng nhau sống tử tế và ý nghĩa hơn. 

Sống chậm với Sài Gòn chữ vội trên vai 30 tản văn được chia thành 3 mảng chính. Phần đầu là những câu chuyện đời thường nhưng lấp lánh và tỏa hương. Đó là lời chia sẻ hết sức bình thường nhưng đầy tinh tế trong Sài Gòn khi nào rảnh khiến không ít người phải soi lại chính mình và tự thay đổi. Câu chuyện Bà cụ têm trầu để người đọc sẽ tự hỏi lòng mình: có bao nhiêu người còn nhớ lá trầu miếng cau trên mâm cúng? Và những phong tục ấy liệu có mai một theo thời gian. Hay cái nhìn của con cái về mẹ cha từ ngày còn bé thơ đến ngày cha mẹ già yếu trong Nhìn mẹ ngày trôi khiến bạn đọc sẽ thay đổi thái độ của mình dành cho cha mẹ.

Phần hai với chủ đề những quan sát tinh tế của một trái tim nhân hậu. Nhịp sống Sài Gòn cuồn cuộn trôi. Ai cũng gánh chữ vội trên vai. Trong vô vàn những vội vã hối hả ấy, sống sao để mỗi ngày của mình ý nghĩa hơn. Tản văn với chữ “vội” được lấy làm tên của quyển sách cũng với lý do này. Người đọc sẽ nhận ra những quan sát của tác giả luôn quyện trong cái nhân hậu, cái tử tế của con người với con người – như trong Mưa cho gần nhau hơn. 

Tác giả cũng dành một tản văn để viết về cái tình người giản dị nhưng vô cùng đáng quý của những người bệnh nhân dành cho ông bác sĩ trong Chuyện con cua.Và phần thứ ba là những bài học nhỏ dễ thương. Xen lẫn trong những tản văn, chúng ta tìm thấy câu chuyện về tình cha con thật cảm động của tác giả dành cho 2 cô con gái yêu như trong Mưa cho gần nhau hơn, Áo lá tuổi teen. Tác giả cũng viết về những tình cảm của con cái mà bố mẹ cần phải quý trọng, nâng niu trong Sài Gòn, thi thoảng lo, Sài Gòn, những ly cà phê mùa hè.

Ấn tượng nhất vẫn là những bài học ông bố dạy cho con cái thật khéo, thật thực tế và thuyết phục dù rất đời thường – như hạt phù sa bồi lắng cho cánh đồng tâm hồn các con thêm màu mỡ. Đó còn là bài học về lòng tử tế, về tính nhân hậu trong Sài Gòn, những hạt cơm rơi, Sài Gòn, thương cả người dưng, Sài Gòn, tử tế ngày vui.Những tiếng rao quen tai trôi giữa Sài Gòn của người bán chiếu, bán hàng rong, mài kéo,… trong “Sài Gòn, những tiếng rao”: Mỗi tiếng rao – một thân phận. Một anh thanh niên nghèo cần mẫn, một chị nhà quê lanh lảnh gánh bưng, một bà mệ già đi bán rong nuôi con cháu, một bác lớn tuổi tri thức lỡ thời mang cặp kính dày cộm vào vai bác mài dao. 

Nằm nghe những tiếng rao đổ vào hồn ta không biết bao nhiêu cảm xúc. Có cả vui buồn, có cả đục trong, mưa nắng. Sống chậm với Sài Gòn chữ vội trên vai.“Sài Gòn khi nào rảnh” là lời chia sẻ hết sức bình thường nhưng đầy tinh tế khiến không ít người phải nhìn nhận: Chẳng có bao giờ rảnh đâu. Càng lúc sẽ càng bận hơn. Bận vì những công việc hàng ngày – một lẽ – nhưng cũng không ít những lần không rảnh vì lười, vì chưa đủ kiên định, chưa đủ đam mê đeo đuổi đến cùng và cả chưa đủ yêu thương chính mình nữa. 

Hãy cứ bắt đầu xắn tay làm sớm nhất những gì mình muốn đi bạn – một thứ thôi – trong cái mớ ham hố đã từng làm bạn chộn rộn đó – để làm đầy dần cái túi mơ ước của mình và có thêm nhiều cái để chơi trong cuộc đời thú vị này

Câu chuyện “Bà cụ têm trầu” để người đọc sẽ tự hỏi lòng mình: có bao nhiêu người còn nhớ lá trầu miếng cau trên mâm cúng? Và những phong tục ấy liệu có mai một theo thời gian“Sài Gòn bé tẹo, ai bỏ túi mang theo?…Trong cái ôm chầm khi nãy, mình chợt nhận ra rằng: có thể bạn thấy mình là bình thường nên đã không nhận ra sự hiện diện của bạn trong cuộc đời này hay trong cuộc vui của ai đó – vừa đủ là niềm vui. Có thể không quá lớn là niềm vui của bạn nhưng là niềm vui, là chờ mong của những ai quý bạn – đừng đánh mất. Rồi đến lượt bạn, cũng sẽ có những lúc như vậy thôi…Đừng bao giờ nói bận với người cần bạn. Đừng bao giờ quên những người luôn nhớ bạn. Để được gì thì chưa rõ. Ít ra là hiếm khi nào cô đơn.” Đọc Sài Gòn chữ vội trên vai, để thấy mình chậm lại. Và sống...


Trải Nghiệm Khác Biệt

Chủ đề chính: #sống_chậm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn