Meredith

Sự khác nhau giữa Tự hào và Tự trọng

Đăng 6 năm trước

Tự hào và tự trọng là hai đặc điểm thường kết nối với nhau. Nhưng hai khái niệm này thường được nối với nhau vì người ta luôn tự hào về bản thân và thành tích của chính mình nếu có lòng tự trọng cao.

Tự hào và tự trọng là hai đặc điểm thường kết nối với nhau. Tự hào có thể được hiểu là niềm vui hoặc sự hài lòng có được khi đạt thành tích, sự sở hữu hoặc liên kết. Tự trọng là tự tin và hài lòng với chính mình. Đây là khác biệt chủ chốt giữa tự hào và tự trọng. Nhưng hai khái niệm này thường được nối với nhau vì người ta luôn tự hào về bản thân và thành tích của chính mình nếu có lòng tự trọng cao.

Tự hào là gì?

Tự hào là niềm vui hoặc sự hài lòng nảy sinh từ thành tựu của một người, thành tựu của những người thân cận hoặc những phẩm chất hay của cải của một người được người khác ngưỡng mộ. Chúng ta cảm thấy tự hào khi đạt được một điều gì đó thật to lớn hoặc khi ai đó thân quen với chúng ta đạt được thành công. Tự hào cũng có thể liên quan đến sự tôn trọng bản thân và mong muốn được người khác tôn trọng. Đây là cảm giác rất tự nhiên của con người. 

Tuy nhiên, cảm xúc này có thể được nhìn nhận vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu một cá nhân cảm thấy quá tự cao và tự hào về thành tích và cảm thấy mình ưu việt hơn người khác thì tự hào là tiêu cực. Khi điều này xảy ra, người đó có thể không thích nói chuyện và đi chơi với người khác mà thích ở một mình hơn. Khi tự hào xuất hiện một cách tích cực, nó đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy. Nếu một cá nhân tự hào về những thành tích của mình, người đó sẽ luôn cố gắng cải thiện chúng. Khi một người cảm thấy thực sự tự hào về những kĩ năng và thành quả của mình, nó luôn dẫn đến sự tự tin. Người ta cũng có thể tự hào về thành tích hoặc thành công của người khác. Do đó, lòng tự hào có thể mở đường đến thành công.

Tự trọng là gì?

Tự trọng có thể được định nghĩa là niềm tin vào những khả năng và giá trị của chính mình. Nói cách khác, nó là cách để ai đó nhìn nhận bản thân và cảm thấy mình giá trị như thế nào. Tự trọng bao gồm niềm tin của một người về chính mình và thái độ đối với chính mình. Trong tâm lý học, thuật ngữ “tự trọng” được dùng để mô tả xem người đó có yêu thích bản thân hay không.Những người có lòng tự trọng cao thường nghĩ rằng họ giỏi mọi thứ và đáng giá trong khi những người có lòng tự trọng thấp nghĩ rằng họ kém cỏi và không đáng giá. Các trạng thái cảm xúc khác nhau như tự hào, xấu hổ, thất vọng, hân hoan đều dính dáng đến tự trọng. Đôi khi nó cũng liên quan đến những tình trạng như chán nản, ức hiếp và những rối loạn khác. 

 Các nhà tâm lý học thường coi lòng tự trọng là một đặc điểm tính cách lâu dài, mặc dù có thể quan sát các biến thể ngắn hạn trong quan điểm của một người. Những kinh nghiệm trong cuộc sống của một người được xem là nguồn gốc chính của tự trọng; do đó, người ta có thể có lòng tự trọng cao hay thấp dựa trên những gì người đó đã trải qua trong cuộc sống. Ví dụ, một đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh bị lạm dụng và bạo lực có thể có lòng tự trọng thấp trong khi đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình an toàn và yêu thương có thể có lòng tự trọng cao. 

Sự khác nhau giữa Tự hào và Tự trọng là gì?

Tự hàoTự trọng
Tự hào là niềm vui hoặc sự hài lòng có
được khi đạt thành tích, sự sở hữu hoặc liên kết.
Tự trọng là niềm tin vào những khả năng và giá trị của chính mình.
Tự hào quá mức được coi là kiêu ngạo hay phù phiếm.
Tự trọng thấp có thể gây ra những cảm xúc như thất vọng và xấu hổ và dẫn đến thiếu tự tin.
Có thể cảm thấy tự hào về người khác.
Tự trọng là cách bạn nhìn vào chính mình.
Tự hào về thành tích bản thân có thể giúp bạn xây dựng lòng tự trọng cao.
Nếu có lòng tự trọng cao, bạn sẽ tự hào về bản thân và thành tích của mình.

Chủ đề chính: #tự_hào

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn