An Tran

Sự nghiệp của tám nữ nghệ sĩ này chỉ bắt đầu nở rộ ở tuổi bát tuần!

Đăng 4 năm trước

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Trong danh sách những người nghệsĩ có danh tiếng đến chậm hơn tài năng, có nhiều nữ tài nhân đã ở trong độ tuổi70, 80, thậm chí 90. 

Điều này khiến ta suy nghĩ về cáicông tắc đã gạt mở cho thứ hào quang đến muộn ấy. Với một số người, như CarmenHerrera, đó là thái độ kiên định khó xoay chuyển trước sự xem thường đến từgiới phê bình; với một số khác, như Grandma Moses, hội họa chỉ trở thành niềmđam mê khi không thể theo đuổi những sở thích khác có yêu cầu khắc khe hơn vềsức khoẻ. 

Hãy cùng tìm hiểu về họ và sáungười phụ nữ đáng ngưỡng mộ khác đã tạo dựng nên tên tuổi của mình ở ngưỡng 80.

1. Carmen Herrera (sinh năm 1915)

Chuyện bên lề: Hiện nay 104 tuổi, Carmen Herrera là một hoạ sĩtheo đuổi xu hướng hình học (geometric) gốc Cuba. Tình yêu sáng tạo dành chonhững đường nét thẳng và các khung kẻ tề chỉnh của bà xuất phát từ những ngàytháng học tập về ngành kiến trúc ở bậc đại học. Sau khi chuyển đến New Yorksống cùng chồng vào những năm 50, Herrera tham dự nhiều khoá học tại Hội Sinhviên Ngành Nghệ thuật và Viện Bảo tàng Brooklyn. Trong vài năm sống tại Paris,bà được giới thiệu những tác phẩm với sắc màu và hình khối đậm đà, rực rỡ củaKazimir Malevich và Piet Mondrian, hai nguồn cảm hứng cho phong cách trưởngthành của bà. Suốt nhiều thập kỉ, sự nghiệp hội họa của bà được chồng là ôngJesse Loewenthal, một giáo viên tiếng Anh ủng hộ hết mình, nhưng lại bị nhiềungười buôn tranh từ chối - Rose Fried, một trong số đó, thậm chí mỉa mai từchối cho Herrera tham gia một chương trình vì bà là phụ nữ. 

Bước đột phá và những điều sau đó: Cuối cùng, vinh quang cũng đã đếnvới bà một cách hết sức bất ngờ. Herrera bán được tác phẩm đầu tiên vào năm2004, ở tuổi 89. Tiếp theo, trong cùng năm, vài bức tranh của bà được MoMA(Viện Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại) thu nhận. Cứ guồng ấy, các nhân vật cótiếng tăm dần tìm đến Herera: Lisson Gallery đã chào mời được nữ họa sĩ này.Vào năm 2017, bà đã có một buổi triển lãm trưng bày sự nghiệp sáng tác tầm cỡ,mang tên “Carmen Herrera: Lines of Sight” tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật MỹWhitney. Mặc dù gặp nhiều trở ngại do căn bệnh viêm khớp, Herrera vẫn lao độngnghệ thuật miệt mài; mới năm nay, bà cho ra mắt bộ mô hình điêu khắc công khaiđầu tiên, Estructuras Monumentales, được quảng bá bởi Quỹ Nghệ thuật Cộng đồngtại Công viên City Hall của vùng Manhattan.

2. Etel Adnan (sinh năm 1924)

Chuyện bên lề: Phần lớn cuộc đời của người phụ nữ gốc Beirut Adnanđược biết đến nhiều nhất với tư cách một nhà thơ và một nhà viết luận, nhờ thờigian học tập và giảng dạy Triết học tại Pháp và California. Nhưng người nghệ sĩđa tài này đã “nhập môn” hội họa vào những năm 50 và bắt đầu sáng tác dồi dàohơn trong cuộc chiến Algerian những năm 70 như một phương thức mang tính sángtạo thể hiện thái độ phản kháng đối với sự áp chế của thực dân trước việc viếtvà xuất bản bằng tiếng Pháp. Bà vẫn tiếp tục xuất bản sách bằng tiếng Anh,nhưng phải tốn nhiều thập kỉ thì giới nghệ thuật mới phát hiện ra những bứctranh phong cảnh nhỏ theo tông màu pastel của bà, phác họa quê hương Lebanonyêu dấu và ngôi nhà bà nơi được nhận nuôi ở Bắc California. 

Bước đột phá và những điều sau đó: Lớp sương bụi phủ lên những tácphẩm của Adnan dường như đã biến mất vào năm 2012, khi vẻ đẹp tươi sáng, có sứctác động mạnh mẽ trong những nền màu của Adnan đã lọt vào mắt xanh công chúng.Cùng năm ấy, tại Documenta 13, người ta đã dành riêng một phòng dùng để trưngbày những tác phẩm của bà, và kéo theo những buổi triển lãm, bao gồm cả lời mờiđến dự sự kiện nghệ thuật quan trọng được tổ chức mỗi 2 năm - Whitney 2014. Gầnđây nhất, vào năm 2018, cả MASS MoCA (Viện Bảo tàng Nghệ thuật hiện đạiMassachusetts) và SFMoMA (Viện Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco) đềutổ chức những buổi triển lãm chỉ gồm sáng tác cá nhân của bà.

3. Sanchez (sinh năm 1926)

Chuyện bên lề: Hoạ sĩ 93 tuổi người Puerto Rico, gốc Cuba này bắtđầu sự nghiệp của mình là một nhà thiết kế bối cảnh cho những nhóm kịch cấptiến. Lấy cảm hứng từ hình dáng của một tấm bạt tung bay trong gió, bà bắt đầusáng tạo nên các phông màu có hình khối gợi cảm, mang sắc trắng và pastels tinhtế, mỏng manh. Và bà đã luôn men theo hướng đi đấy hơn nửa thế kỉ nay.

Bước đột phá và những điều sau đó: Trước đây, sáng tác của bà ítđược nhìn thấy ngoài Puerto Rico cho đến khi chúng xuất hiện trong triển lãm“Radical Women: Latin American Art, 1960-85” ở Viện Bảo tàng Brooklyn vào năm2018, một năm sau khi bão lốc xoáy nhiệt đới Maria cuốn phăng mái studio ở SanJuan của bà. Đầu năm nay, Sanchez tổ chức chương trình cá nhân tại bảo tàng đầutiên, “Soy Isla”, mở cửa ở Phillips Collection, Washington, DC. Chương trìnhlưu động đến Viện Bảo tàng Museo Del Bario, New York, trùng địa điểm với“Eros”, triển lãm gồm những tác phẩm gần đây của bà tại Galerie Lelong. Chươngtrình này có những sáng tác độc lập và mô hình điêu khắc từ đá hoa đầu tiênSanchez đã sáng tạo.

4. Sally Gabori (sinh năm 1924, mất năm 2015)

Chuyện bên lề: Nghệ sĩ người thổ dân châu ÚcMirdidingkingathi Juwarnda Sally Gabori sinh ra ở đảo Bentinck, Úc. Hơn 20 nămđầu tiên của cuộc đời bà được bao trùm trong nền văn hóa đặc sắc xứ bản địa, bàđã học nghiên cứu bản đồ và vũ trụ theo kiểu của người Kaiadilt. Mọi thứ thayđổi vào cuối thập niên 40: một nhóm truyền giáo đạo Cơ Đốc tìm đến vùng bà sinhsống khiến toàn bộ thổ dân bị ép phải chuyển đến một khu “bảo tồn” trên đảoMornington. Tại đây, bà sinh 11 người con ruột và nuôi dạy thêm một vài ngườikhác như cách những người phụ nữ trong tộc của bà vẫn làm. Gabori có kỹ nghệdệt và làm hàng thủ công diêu luyện, nhưng bà chỉ bắt đầu dấn thân vào hội họaở tuổi 80, khi bà được giới thiệu những họa cụ cần thiết tại một trung tâm địaphương.  

Bước đột phá và những điều sauđó: Vào năm2005, Gabori bắt đầu vẽ những bức tranh trừu tượng mang màu sắc rực rỡ và sốngđộng, lột tả những trải nghiệm huyền bí của cá nhân thông qua ngôn ngữ và loạthình ảnh biểu tượng lấy cảm hứng từ chính nguồn cội của bà – một thổ dân châuÚc. Không lâu sau đó, tài năng của Gabori dần dà được phát hiện: đầu tiên làbởi người buôn tranh Simon Turner của Phòng Trưng bày nghệ thuật Brisbane’sWlloongabba, sau đó Beverly Knight từ Phòng Trưng bày Melbourne’s Alcaston.Tranh của bà ngày càng được yêu thích ở Úc, và bà đã được chọn làm đại biểuquốc gia tại sự kiện 2013 Venice. Hiện nay, những tác phẩm của Gabori phần lớnđược trưng bày tại nhiều Viện Bảo tàng ở Úc, trong đó bao gồm Phòng Triển lãmTrưng bày Quốc gia, Phòng Trưng bày Queensland và Phòng Trưng bày New SouthWales.

5. Diane Simpson (sinh năm 1935)

Chuyệnbên lề: Người ta thường đánh giá các mẫu điêu khắc của Simpson như nhữngbiểu hiện của chủ nghĩa hiện đại ở Trung Tây Hoa Kỳ, theo cách này hay cáchkhác. Góc nhìn nhận định này phần nào mang hơi hướng phân biệt vùng miền, nhưngmột điều chắc chắn có thể khẳng định ở Simpson là bà đã gầy dựng được sự nghiệpcủa mình, từ những phiến gạch nền đầu tiên với tư cách một người con của Chicago.Simpson sinh ra ở vùng Joliet, Illinois, theo học Viện Hàn lâm Nghệ thuậtChicago và lấy được cả bằng BFA lẫn MFA. Với tính cách bí ẩn, bà thường hoạtđộng một cách hời hợt với Hội ủng hộ chủ nghĩa hình tượng Chicago nhưng vẫn giữđược vị trí và hướng đi riêng. Qua nhiều năm, bà luôn lao động nghệ thuật quycủ theo một nguyên tắc 3-phần: đầu tiên, bà sẽ phác họa hình dáng của một vậttheo kích thước, chi tiết thật lên giấy; thi triển bức phác họa ấy thành mộtbảng hướng dẫn cách kết nối các phần tạo thành mô hình điêu khắc; hoàn thànhsản phẩm cuối cùng. Các tác phẩm của bà, thường được lấy cảm hứng từ những chấtliệu mềm mại như váy Samurai hay cổ áo thời Elizabeth I, đều vô cùng thiếtthực.

Bước đột phá và những điều sauđó: Trong hơnnửa thế kỷ tổ chức trưng bày triển lãm tác phẩm, bà đã gây dựng được một sốtiếng vang, ví dụ như “Samurai” – chương trình đáng nhớ được tổ chức tại PhòngTrưng bày Phyllis Kind vào năm 1983, nhưng phải đến những năm gần đây thì têntuổi bà mới dần được công chúng biết đến rộng rãi. Bà đã góp mặt trong sự kiệnnghệ thuật Whitney gần đây nhất và vừa được vinh danh với giải thưởng trị giá $25,000Anonymous Was a Woman dành cho các nữ nghệ sĩ trên 40 tuổi.

5. Monir Shahroudy Farmanfarmaian (sinh năm 1922, mất năm 2019)

Chuyện bên lề: Khi nữ nghệ sĩ người Iran MonirShahroudy Farmanfarmaian qua đời vào khoảng nửa đầu năm nay ở tuổi 97, người tamới bắt đầu ồ ạt tìm hiểu về những mô hình làm từ gương kết hợp các biểu tượnghình học Hồi giáo và sự trừu tượng theo hướng hiện đại của bà. Nhưng những điềunày đã được dự trù từ trước. Trong một khoảng thời gian vào những năm 50, khinhà diễn họa thời trang Farmanfarmaian sống và làm việc ở New York, bà đã trởthành bạn bè với nhiều cái tên đình đám như Louise Nevelson, Joan Mitchell vàJackson Pollock. Trong nhiều thập kỉ trước khi được công chúng thừa nhận, bà đãluôn cẩn thận chăm chút cho các tác phẩm của mình.

Bước đột phá và những điều sauđó: Sau khi trởlại Iran vào năm 1957, Farmanfarmaianbắt đầu tìm hiểu, sáng tạo với nghệ thuật khảm kính và nghệ thuật vẽ ngược trênkính của người Iran trong suốt thập niên 70. Bà bị trục xuất khỏi Iran do Cáchmạng Hồi giáo vào năm 1979 và hơn 10 năm sau mới quay trở về. Không giống nhiềunghệ sĩ khác, bà không hề có một triển lãm mang tính bước ngoặt nào – sự nghiệpcủa bà dần dần tiến đến đỉnh cao. Khi về già, bà trở thành gương mặt được yêuquý của các bảo tàng, với một triển lãm gây chú ý tổ chức tại Viện Bảo tàngNghệ thuật đương đại Serralves ở Porto, Portugal năm 2015. (Triển lãm này đãđược di động đến Viện Bảo tàng Guggenheim, New York). Hiện nay, các tác phẩmcủa bà xuất hiện trong nhiều bộ sưu tập, được trưng bày trực tiếp tại Viện Bảotàng Nghệ thuật Metropolitan và tại Viện Bảo tàng Monir ở Tehran – bảo tàng duynhất chỉ trưng bày tác phẩm của một nghệ sĩ nữ trong cả nước.  

7. Mernet Larsen (sinh năm 1940)

Chuyện bên lề: Từ những năm 70, họa sĩ gốcMichigan Mernet Larsen đã định hướng con đường nghệ thuật của mình là dành choviệc vẽ kiểu hình người robot, vuông vức và nhìn giống đồ chơi – những đặc tínhnày đều được ở thể hiện ở mức độ không nằm trong phạm vi chấp nhận của giới phêbình. Từ năm 1967 đến 2003 khi bà nghỉ hưu, bà đã tự nuôi sống sự nghiệp sángtác của mình bằng nghề giảng viên tại Đại học Nam Florida ở Tampa. Miêu tả cáctác phẩm của mình, Larsen đã nói như sau: “Tôi cố gắng đánh thức một ý niệm vềsự vĩnh cửu, bền vững, có hình khối và cân nặng: thời gian dừng lại, tinh hoacủa các sự kiện thông thường hữu hình hóa để có thể chạm vào. Cứ như tôi đangrời khỏi cõi đời này và chỉ có thể mang theo một vài hình ảnh thực, nhìn quamột lăng kích hững hờ đến châm biếm. Không chỉ là thoáng qua: kỷ niệm đã biếnthành sự vật, và trở nên bất tử trong khoảnh khắc đấy.”

Bước đột phá và những điều sauđó: Năm 2012,Phòng Trưng bày New York’s Vogt cùng Larsen tổ chức một triển lãm cá nhân gồm 3phần, mang tên “Three Chapters”. Đó là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với mộtngười nghệ sĩ. Roberta Smith dành nhiều lời khen cho chương trình: “Nếu diễn raở ba thập kỷ trước, có lẽ những tác phẩm của Bà Larsen đã bị gói gọn trong khuônkhổ “địa phương”… Còn ở thời điểm hiện tại, những cố gắng của bà đã trở thànhmột phần quan trọng trong một cuộc tranh luận lớn hơn, có thể mang tầm vóc toàncầu về phương cách lột tả xã hội hiện đại, ba chiều trên một nền tảng haichiều.” Tiếp đến trong sự nghiệp của bà là sự đại diện bởi Phòng Trung bàyJames Cohan, cùng với nhiều chương trình khác ở Various Small Fires, LosAngeles… Hiện nay, ở độ tuổi chớm 80, Larsen có những tác phẩm được triển lãmtại Trung tâm Nghệ thuật Walker ở Minneapolis và Viện Bảo tàng Nghệ thuật HạtLos Angeles. 

8. Grandma Moses (sinh năm 1860, mất năm 1961)

Chuyện bên lề: Không danh sách nào đề cập đếnnhững tài năng nghệ thuật “nở muộn” mà lại có thể thiếu vắng Ngoại Moses! AnnaMary Robertson Moses, nữ họa sĩ dân gian nổi tiếng đã bắt đầu sự nghiệp củamình bằng những bức tranh khung cảnh đồng quê ở tuổi 78, sau khi dành gần trọncuộc đời nuôi dạy năm người con ở nông thôn thành phố New York. Tại sao lại làhội họa mà không phải bộ môn nào khác? Ban đầu, Moses vốn muốn theo đuổi việcthêu thùa, nhưng bởi những khó khăn gây ra bởi căn bệnh viêm khớp, con gái bàđã khuyến khích bà thử vẽ tranh – một hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Bước đột phá và những điều sauđó: Tựa như kịchbản của một bộ phim, vào năm 1938, kĩ sư và nhà sưu tầm LouisJ. Caldor phát hiện một tác phẩm của bà được treo trên cửa sổ một hiệu dượcphẩm. Hoàn toàn bị mê hoặc, ông ngay lập tức mua hết tất ca những gì bà đã vẽcho đến thời điểm đấy. Tiếng lành đồn xa, trong năm tiếp theo, một vài tác phẩmcủa Moses xuất hiện trong bộ sưu tập “Những nghệ sĩ đương đại vô danh của nướcMỹ” của Viện Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại. Những cảnh vật ấm áp lòng ngườitrong tranh của Ngoại Moses đã trở yếu tố không thể thiếu trong các buổi đấugiá Nghệ thuật Mỹ, và thường được trả với mức giá hàng trăm ngàn dollar.


Nguồn: https://news.artnet.com/art-world/8-women-artists-over-80-1710444

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn