Lam Đôi khi lãng mạn, nhưng bản chất vô cùng thực tế, Sống hơi điên điên bất cần một chút

Sưu tầm các món ngon đặc trưng của từng vùng miền, bạn không nên bỏ lỡ

Đăng 6 năm trước

Nếu theo khẩu vị từ xa xưa, miền Nam gắn liền với vị ngọt, miền Bắc gắn liền với vị mặn thì miền Trung sẽ là vùng đất gắn liền với vị cay nồng. Ở vùng miền nào cũng có cho riêng mình một món ngon đặc trưng mà mỗi khi nhắc đến món ăn, hay thức uống đó thì chẳng có vùng quê nào khác lẫn vào được. Mình xin đi trước miền Bắc nhé,

1. Thái Bình

Bánh cáy. Loại bánh đặc trưng nhất cho Vùng quê Thái Bình, bánh được làm từ nguyên liệu chính là nếp trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ bánh cáy ra đời với hương vị thơm ngon đặc trưng, bánh có đô mềm dẻo,khi ăn còn có cả vị giòn của cà rốt, tất cả tạo nên hai chữ tuyệt vời. Một đặc điểm ưu việt nữa là bánh có thể bảo quản được khá lâu mà không hề bị hư nên rất tiện cho việc mua về làm quà.

2. Hưng Yên

Nhãn lồng.Nhắc đến nhãn lồng chắc hẳn nhiều bạn nghĩ quả này thì vùng quê nào chẳng trồng được, vị ở đâu mà chẳng giống nhau có gì đâu mà là đặc sản riêng của Hưng Yên.Thật không phủ nhận rằng nhãn lồng ở đâu cũng trồng được, nhưng hiếm có nơi nào vị nhãn ngọt,cùi dày, thơm nức mũi và đầy đủ “chủng loại, anh em nhà nhãn” như ở Hưng Yên đâu ạ.Nếu có dịp đến Hưng Yên hi vọng các bạn có thể mua thật nhiều quả này về làm quà nhé, bởi từ xa xưa các thương lái đã đổ về nơi này để ước một lần được nếm thử vị của thứ quả ngon ngọt mát này đấy ạ.

3. Nam Định

Bánh gai Bà Thi. Là loại bánh gia truyền, đặc trưng của vùng đất Nam Định, sở dĩ bánh được gọi là bánh gai vì bánh được làm từ lá gai. Lá gai được giã nhuyễn, sau đó được trộn chung với bột gạo nếp xay mịn, nhân bánh được làm từ đậu xanh với mỡ, có cả hạt sen rắc vừng bên ngoài bánh, hoặc làm từ đậu phộng. Đặc biệt lá gai được trồng tại Nam Định có vị chát, độ ngậy và thơm hơn so với các nơi khác. Bánh gai có độ thơm dẻo của gạo nếp, béo ngậy của mỡ, ngòn ngọt của đường, khiến bạn mê mẩn không quên khi thưởng thức.

4. Hải Dương

Bánh đậuxanh. Từ thời mình còn rất nhỏ, đã bị nghiện món này rồi và chưa thấy ở đâu làm bánh đậu xanh ngon như ở Hải Dương. Bột đậu xanh sánh mịn, ngọt vừa phải thơm nức mùi kèm vị béo của hạt đậu hòa quyện thành một hương vị hoàn hảo thơm ngon.

Vòng qua miền Trung thôi nào.!!

1. Quảng Ngãi

Don. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ không biết đến Don, nếu nhìn sơ qua nhiều người sẽ lầm tưởng con hến chính là  Don nhưng không phải, đặcđiểm để nhận biết Don đó chính là kích thước hơi lớn hơn so với con hến và có lưỡi loe dài ra màu hơi đỏ, Don chính là hơi thở là món ăn đặc trưng nhất của người dân Quảng Ngãi, Don được chế biến khá đơn giản chỉ là một tô nước lèo với phần don nằm bên dưới tô, bạn ăn kèm với bánh tráng, có thể bỏ trực tiếp bánh tráng vào trong tô và thưởng thức, đơn giản nhưng ngon đậm đà mà bất cứ ai ghé Quảng Ngãi cũng phải thử dù chỉ một lần

2. Quảng Nam-Hội An

Mì Quảng. Mì quảng chẳng phải là món ăn xa lạ với bất cứ ai và bất cứ nơi đâu, nhưng thực sự khẳng định một sự thật thì chẳng ở đâu có được sợi mì quảng ngon như ở QuảngNam – Hội An, truyền thuyết kế lại rằng tại Quảng Nam có một cái giếng “thần” từng hạt gạo hạt nếp nấu ra sợi mì quảng đều được vo rửa từ nguồn nước của giếng, giếng đã có từ rất lâu đời và được bảo tồn như một linh vật ở nơi đây. Sợi mì quảng đủ độ dai, mềm ngon óng ánh chắc chắn khiến bạn ngạc nhiên đấy. Đứng dậy, Cùng xách balo lên và đi để thưởng thức thôi nào.

3. Quảng Trị

Bánh bột lọc. Được xem như món ăn mang đậm nét truyền thốngcủa người dân Quảng Trị.Bánh ngon hay không sẽ được quyết định ở phần vỏ bánh, vỏ bánh phải dai, dẻo thì mới đạt chuẩn, nhân bánh có thể làm từ tôm, thịt hoặc làm từ đậu xanh, bánh bột lọc ăn chung với nước mắm ngọt  kèm một cốc trà đá mát lạnh thì chẳng còn gì bằng.

4. Quảng Bình

Khoai deo.“Món ăn tốn sức nhai nhất mọi thời đại” ăn khoai deo mỏi hết cả mồm nhưng đến Quảng Bình mà không thử món này thì tiếc lắm, càng ăn lại càng nghiện. Khoai lang đỏ trồng đến mùa thu hoạch  người dân sẽ thu hoạch bằng tay, phơi nguyên củ ngoài nắng tầm 2 tiếng sau đó ủ từ10-15 ngày, sau đó đem đi luộc, bóc hết vỏ, thái lác phơi ngoài nắng cho khô vừa phải là thưởng thức được rồi.

5. Phú Yên

Bánh canh hẹ. Phú Yên không chỉ nổi tiếng là vùng đất có nhiều cảnh đẹp mê hồn, đường biển dài hun hút hòa với sắc xanh đất trời, là vùng đấy hoa vàng trên cỏ xanh đã đi vào huyền thoại mà nơi đây còn nổi tiếng với những món ngon đặc sắc mà phải kể đến là bánh canh hẹ, món ăn dân dã, đậm hương vị quê hương này là hình ảnh không thể thiếu tại nơi đây. Bánh canh được nấu cùng cá thu, nấm rơm, vị nước dùng ngọt liệm, với chả cá thu tươi rói thật khó quên….

Về miền Tây thôi!!!!

1. Bến Tre.

Kẹo dừa,bánh tráng sữa. Xứ sở dừa chắc hẳn là Bến Tre rồi, nơi đây dừa là nguồn thu chính cho các hộ dân, từ dừa người dân làm ra nhiều đặc sản khó quên, hai trong số đó là kẹo dừa, bánh tráng sữa. Kẹo dừa có rât nhiều loại: kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa hương cà phê, kẹo dừa sữa, kẹo dừa sầu riêng,…, loại nào ăn cũng béo ngậy và thơm lừng vị dừa.

2. Sóc Trăng

Bánh pía. Không còn xa lạ với món bánh này tại bất kì nơi đâu không riêng gì Sóc Trăng,tuy nhiên nguồn gốc của nó thì với tôi Sóc Trăng là nơi mà tôi nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến. Bánh rất ngọt, nhân sầu riêng rất ngon, ăn bánh này uống với nước trà đậm thì không nói nên lời luôn ạ. Vỏ bánh lại nhạt, dung hòa hương vị với nhau, tạo ấn tượng khó phai.

3. Trà Vinh

Bún nướclèo.  Món ăn đặc trung nhất của vùng đất Trà Vinh, bún nước lèo được nấu từ tôm, cá tạo cho nước có vị ngọt tự nhiên. Ăn kèm với bún, nước mắm bò hóc, thịt heo quay và các loại rau sống: xà lách, bắp chuối non thái mỏng, quế,…đậm đà hương vị Việt.

1. Cần Thơ

Bánh tét lá cẩm (nhân chuối): Bánh tét từ xa xưa đã là loại bánh cổ truyền của dân tộc Việt Nam, không xa lạ khi đó cũng là biểu tượng cho cái tết ở Việt Nam, tuy nhiên nếu xuôi về Cần Thơ hẳn bạn sẽ được thưởng thức món bánh tét lá cẩm ngon đúng điệu là như thế nào. Nếp sẽ được chọn lựa rất kĩ càng, không cho pha lẫn hạt khác để tạo độ dẻo thơm cho đòn bánh, sau đó đem ngâm với lá cẩm để có được màu tự nhiên. Lá cẩm được xay nhuyễn lọc lấy nước cốt nấu chung với nước cốt dừa và nếp để làm vỏ bánh. Nhân bánh có thể làm từ chuối nấu chín, hoặc đậu xanh với mỡ. Bánh nấu rất lâu, từ 12-15 tiếng mới chín và đúng độ của bánh.Thôi,tới đây thì tớ đói bụng quá các bạn ạ, tớ về nhà ăn đặc sản Quảng Ngãi đây :D

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn