Nguyễn Thị Hải Âu

Tại sao chúng ta có môi ?

Đăng 9 năm trước

Con người không còn xa lạ gì với việc miệng chúng ta được bao phủ bởi hai lớp thịt mềm và nhạy cảm. Nhưng, tại sao?

Mô tả hình ảnh

Con người không còn xa lạ gì với việc  miệng chúng ta được bao phủ bởi hai lớp thịt mềm và nhạy cảm. Nhưng, tại sao?

Tại sao phải có môi khi chúng quá nhạy cảm trước thời tiết, chẳng hạn môi chúng ta trở nên khô khốc vào mùa đông và thỉnh thoảng khi răng cắn nhầm môi khiến chúng ta đau đớn ? Nói một cách nghiêm túc thì môi đem lại lợi ích gì cho con người ? Những con chim vẫn sống tốt khi không có môi đó thôi ?

Thực ra môi rất quan trọng, thậm chí có thể nói cực kì quan trọng.

Mô tả hình ảnh

Dùng môi để bú mút là bản năng đầu tiên của bất kì ai khi vừa được sinh ra. Và việc  bú mút đó đã từ lâu được mặc định như một dấu hiệu đặc trưng của hầu như tất cả các loài động vật có vú.

 Những trẻ sơ sinh sẽ dụi đầu mò mẫm và đôi môi tự tìm đến vú mẹ như một bản năng. Trong khi lưỡi có nhiều chức năng quan trọng trong việc đưa chuyển thức ăn thì  đôi môi giúp khoang miệng của ta được khép kín, nhờ đó mà thức ăn được giữ bên trong để tiêu hóa, không bị rơi vãi ra ngoài

Mô tả hình ảnh


Đôi môi chắc chăn cũng quan trọng trong giao tiếp . Về mặt ngôn ngữ, đôi môi là một trong những vị trí giúp phân biệt các âm. Ta sẽ không thể tạo ra các âm như p,b,m nếu không mím môi.  Hoặc để tạo âm f và v, đưa môi dưới vào trong, đụng hàm răng trên, môi trên hơi nhô ra ngoài.

Ngôn ngữ là một phần không thể thiếu đối với con người nhưng nó không thú vị bằng những nụ hôn.

Dù hôn không hoàn toàn phổ biến với mọi nền văn hóa nhưng nó cũng trở nên quen thuộc với hơn 90% sắc tộc trên thế giới.  Darwin một nhà xã hội học đã nghiên cứu và thấy rằng người phương Tây coi những nụ hôn như một dấu hiệu của tình yêu, sự hấp dẫn, lòng bao dung, và thực sự mang tính nhân văn .

Mô tả hình ảnh


Nhưng đó không hẳn giải thích cho việc tại sao chúng  ta hôn. Mà gốc rễ của vấn đề lại thuộc về  mặt sinh học. Vào năm 2008, nhà động vật học người Anh Desmond Morris đã chỉ ra rằng việc nguồn gốc của việc hôn nhau có thể bắt nguồn từ việc mớm thức ăn của loài vượn. Những con vượn mẹ sẽ nhai thức ăn trước khi đưa thức ăn vào mồm những đứa con nhỏ của mình. Và việc môi chạm môi như thế dần dần trở thành một trong những cách hữu hiệu để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thêm nữa, những tế bào xúc cảm trên môi của chúng ta nhiều vô kể khiến việc hôn nhau dễ dàng trở thành công thức dẫn đến trạng thái mê ly.

Dù ta có để ý hay không nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng việc hôn nhau sẽ giải phóng những năng lượng mạnh mẽ tuyệt vời mà con người  luôn khao khát

Mô tả hình ảnh


Mặt khác, Các bộ phận trong cơ thể khi tiếp xúc với một vật một cách trực tiếp sẽ dẫn truyền cảm giác đến bộ phận não bộ để xử lý thông tin. Các tế bào nhạy cảm ở tay và môi nhiều vô kể , có thể nói cũng giống như tay, môi là dây cáp chính đưa  con người tiếp xúc với thế giới, trải nghiệm thế giới .

Chủ đề chính: #con_người

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn