thaotran

Tại sao cổ nhân cho rằng không ai giàu 3 đời mà nghèo có thể muôn đời?

Đăng 6 năm trước

Tại sao một gia đình có thể nghèo nhiều đời nhưng không thể giàu có 3 đời? Vì sao chúng ta lại không thể giàu có mãi mãi?

Các bạn có bao giờ tự hỏi vì sao người phương Đông chúng ta truyền tai nhau câu "Không ai giàu ba họ" trong khi người phương Tây vẫn giàu từ đời này sang đời khác chưa?

Thực chất, giàu có tiếp tục hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào cách suy nghĩ của mỗi người. Vậy những người giàu có ba đời đã suy nghĩ gì để không thể tiếp tục giàu có vậy?


Chúng ta cùng tìm hiểu một câu chuyện xưa để phân tích: 

Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều là thuộc giai tầng quý tộc hoặc là Hoàng thân quốc thích chứ người bình dân là không có tư cách. Họ từ nhỏ đã được phong đất, có sản nghiệp lớn, nắm rõ tri thức, tu thân trị quốc bình thiên hạ.

Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi:

“Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”


 Vị quan lớn này nói:

“Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời.Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”

Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy,dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.”Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”


Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới. 

Người phương Tây đã nhận ra điều này rất sớm và họ có giải pháp cho thế hệ sau của mình.  Họ chỉ nuôi con nuôi cháu đến 18 tuổi. Rồi tùy đứa trẻ quyết định. Muốn học nữa thì đi vay, của chính phủ hay của gia đình, có hợp đồng luật sư đàng hoàng. 

Xong ra trường, tụi này cũng cày quần quật như bao nhiêu người khác để trả nợ. Sau một thời gian dài mới vô công ty của gia đình làm, rồi leo dần lên như người ngoài vậy. Nên tụi nó quý trọng đồng tiền. 

Các tỷ phú phương Tây vì không biết cực đại của cuộc đời mình là bao nhiêu, nên học hủ động bỏ bớt. Khi đến con số 99,000 lượng, họ cho đi 90,000 lượng vào quỹ từ thiện, chỉ còn 9,000. Số phận của họ lại được tiếp tục 91,000 lượng nữa, nên làm ăn cứ lại phát đạt. 

Cứ như thế, tới đời con đời cháu, cứ phát đạt hoài. Chưa kể khi cho đi, sức mạnh của sự chia sẻ, PHÚC LẠI TĂNG LÊN, cực đại của họ cao hơn, mức cực đại lần sau sẽ là 150,000 lượng chứ không phải 100,000 lượng nữa.

Cổ nhân cũng đã dạy: “Phúc bất tận hưởng”, vì vậy có phúc đừng vội mừng mà sống hưởng mãi. Khi phúc hết thì họa cũng sẽ đến. Điều chúng ta cần làm là cố gắng bằng chính đôi tay của mình, không phụ thuộc vào những thứ sẵn có . 

Chúc bạn thành công!!!!

Chủ đề chính: #lời_dạy_của_người_xưa

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn