Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Tại sao đồng cảm lại là kỹ năng quan trọng nhất (và cách rèn luyện nó)?

Đăng 7 năm trước

Đồng cảm là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể rèn luyện. Đức tính này sẽ giúp bạn có được những thành công lớn hơn cả trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc và càng tập luyện nhiều, bạn càng hạnh phúc hơn nữa.

Tôi chưa bao giờ xem mình là một lập trình viên thật sự. Tôi biết điều này có thể thật ngớ ngẩn khi nói vậy nhưng tôi bắt đầu sự nghiệp học tập và công việc của mình với vai trò là một nhạc sĩ và chưa bao giờ thoát khỏi được hội chứng kẻ mạo danh (impostor syndrome – hiện tượng tâm lý mà người mắc không có khả năng nhận thức được những thành quả mình gặt hái được, luôn cho rằng đó là do may mắn, đúng lúc hoặc lừa đảo người khác về sự thông thái và kỹ năng của mình) – hội chứng mà sự xuất hiện của nó đã khiến tôi chuyển đổi nghề nghiệp. Một trong những cách giả vờ tự hạ bệ mình tôi thường sử dụng để mô tả về bản thân tôi là “Tôi là người của công chúng chỉ vô tình thể hiện điều đó qua các dự án lập trình và công nghệ mà thôi”.

Dường như có chút trở trêu bởi vì tôi cũng là một người hướng nội rất rõ. Tôi nạp lại năng lượng khi ở một mình hoặc trong những nhóm nhỏ rất ít người (không nhiều hơn hai người, trong đó 1 người là tôi, là lý tưởng nhất) và tôi cảm thấy kiệt sức khi ở trong đám đông hoặc những cuộc thảo luận liên tục. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại, tất cả những điều này đều hòa hợp với nhau một cách ăn ý. Lý do khiến những đám đông người khiến tôi kiệt sức là vì tôi liên tục cố gắng đọc và hiểu cảm xúc và động cơ của những người xung quanh tôi. Nếu tôi chỉ lướt qua mọi người để nói chuyện mà không lắng nghe thì tức là tôi nghe nhưng mà chẳng xử lý thông tin chút nào cả. Thời gian một mình và bên cạnh mọi người, đối với tôi, chẳng có gì khác mấy. Nhưng tôi không thể và, hiển nhiên, không nghĩ rằng tôi nên làm như vậy. 

Quay trở lại với sự tự nhận dạng bản thân bị “xui khiến” bởi hội chứng kẻ mạo danh như là một “người của công chúng” hơn là một lập trình viên, tôi đoán khi tôi nói như vậy thì có thể tôi đúng. Tôi dành nhiều thời gian và nhiều nỗ lực hơn cho việc học cách hiểu những người xung quanh tôi hơn là lúc tôi viết code, các hệ thống, kiến trúc và công nghệ. Tôi không phải là một chuyên gia hay thậm chí là tài năng gì về nó nhưng tôi nỗ lực vì nó một cách có chủ ý và kiên trì. Và thứ tôi đang mô tả ở đây là “sự đồng cảm”.

Sự đồng cảm là hành động hiểu, nhận ra, nhạy bén và một cách gián tiếp trải qua những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của người khác hoặc ở trong quá khứ hoặc ở trong hiện tại mà không cần phải có những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm được kết nối với một chủ thể rõ ràng – Merriam Webster. 

Vì sự kiệt sức cũng xảy ra với tôi, đó là lý do cơ bản cho thành công và những điều tốt đẹp mà tôi đã tận hưởng trong cuộc đời. 

Tại sao cần phải rèn luyện sự đồng cảm?

1. Bạn có khả năng đối xử với những người bạn quan tâm theo cách giống như họ muốn được bạn đối xử vậy.

2. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của những người xung quanh bạn.

3. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm nhận bạn tạo ra cho người khác thông qua hành động và lời nói của bạn.

4. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những phần giao tiếp không lời với những người khác.

5. Bạn sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng trong công việc.

6. Bạn sẽ ít gặp khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn liên nhân cả trong gia đình lẫn công việc.

7. Bạn có thể dự đoán một cách chính xác hơn các hành động và phản ứng của những người mà bạn đang tiếp xúc.

8. Bạn sẽ học được cách tạo động lực cho những người xung quanh bạn.

9. Bạn sẽ có khả năng thuyết phục người khác hiệu quả hơn về quan điểm của bạn.

10. Bạn sẽ trải nghiệm một thế giới rõ ràng hơn khi bạn nhận thức được không chỉ góc nhìn của riêng bạn mà còn cả góc nhìn của những người xung quanh bạn.

11. Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với thái độ tiêu cực của những người khác nếu bạn có thể hiểu rõ hơn những động lực và nỗi sợ của họ. Sau đó, khi tự nhận thấy mình gặp rắc rối với ai đó, tôi tự nhắc nhở mình phải đồng cảm, ngay lập tức giữ bình tĩnh và chấp nhận tình huống hiện tại.

12. Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, một người theo dõi tốt hơn và quan trọng nhất, một người bạn tốt hơn.

Bằng cách nào để rèn luyện sự đồng cảm

Dưới đây là một vài ý tưởng về cách phát triển sự đồng cảm mà bạn có thể tham khảo: 

Lắng nghe

Lắng nghe một cách có chủ ý khi mọi người nói chuyện với bạn. Các cuộc trò chuyện, đặc biệt là khi kể đến các chủ đề nóng hổi, thường hình thành nên một nhịp điệu “tiếp nối” với mỗi bên đều bắt đầu ý kiến của mình ngay trước khi bên kia kết thúc ý của họ. Tôi chắc rằng bạn sẽ nhận ra khuôn mẫu này ở chính mình nếu bạn chịu nghĩ về nó. Trước khi bất cứ ai đang nói kết thúc ý kiến của họ thì bạn đã hình thành nên phản ứng của mình và không thể chờ cho đến khi nó được giải phóng ra bên ngoài. Bạn muốn “phản pháo” lại ngay mà không cần suy nghĩ.

Lần tới, nếu đang trò chuyện với ai đó và cảm thấy mình như vậy, hãy chậm lại. Ép bản thân lắng nghe những lời nói mà bạn đang nghe. Xem xét động cơ của người nói đằng sau điều họ đang nói. Xem xét kinh nghiệm sống và làm việc khiến họ có những quan điểm như vậy ở hiện tại.

Phản ứng một cách có hình ảnh và âm thanh (“ah”, “oh”, “yah?”) nhưng dành ít nhất 1 giây để hiểu trước khi phản ứng bằng lời nói. Đặt ra các câu hỏi tiếp theo để hiểu hơn điều mà người nói đang muốn nói ra hay việc họ cảm thấy như thế nào trước khi trình bày các quan điểm của chính bạn. Hy vọng là bạn sẽ dành thời gian suy nghĩ trước khi nói thay vì chỉ chờ đợi để được nói. 

Quan sát và tự hỏi

Đặt điện thoại xuống. Thay vì kiểm tra Twitter hay đọc các bài báo trong khi đang chờ tàu hay tắc đường thì hãy để ý tới mọi người xung quanh bạn và tưởng tượng họ có thể là ai, họ có lẽ đang nghĩ điều gì, cảm thấy như thế nào và ngay lúc đó, họ đang muốn tới đâu. Họ có nản lòng không? Hạnh phúc không? Đang lẩm nhẩm bài hát gì đó không? Có đang chăm chú vào điện thoại không? Họ sống ở đây hay đến từ vùng khác? Họ có một ngày như ý không? Hãy tự hỏi chính mình và dành sự quan tâm thật sự. 

Hiểu rõ những kẻ thù của bạn

Có lẽ gọi “những kẻ thù” ở đây là điều phóng đại nhưng hãy nghĩ về một sự việc gây căng thẳng, tốt hơn là cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa bạn với ai đó. Có lẽ là một đồng nghiệp trong một phe cánh cạnh tranh nghi ngờ việc làm thế nào mà bạn có thể hoàn thành những phần việc quan trọng nhất. Có lẽ là một thành viên trong gia đình mà bạn  liên tục xung khắc vì một lý do nào đó. Cho dù là ai đi nữa thì bạn cũng áp đặt họ sai còn bạn đúng. Bạn có xu hướng bác bỏ quan điểm của người kia bởi vì bạn đang ở phía đối diện của cuộc cãi vã.

Bây giờ hãy tưởng tượng toàn bộ tình huống từ quan điểm của người đối diện. Người đó có thể không phải là quỷ dữ, cũng không phải là kẻ ngốc. Họ có thể thậm chí sai về bất cứ thứ gì mà bạn không đồng ý. Trong cuộc sống của tôi, vấn đề thường thiên về sự khác biệt triết lý cơ bản nhiều hơn là những mâu thuẫn cụ thể đã xảy ra.

Người này cảm thấy như thế nào về cách mà bạn phản ứng với họ khi bạn không đồng ý? Những nỗi sợ nào khiến họ trở nên căng thẳng và khó nói lý lẽ? Bạn làm trầm trọng những nỗi sợ đó hơn là làm dịu chúng như thế nào? Người này có thể đưa ra những tranh luận đúng đắn nào để chống lại quan điểm của bạn và khả năng kiểm soát tình huống của bạn? Người này đang có những ý định tốt nào? Những động cơ tích cực nào đằng sau điều mà bạn xem như là những kết quả tiêu cực? Bạn có đồng ý với những động cơ đó không? Nếu vậy thì chúng có quan trọng hơn mâu thuẫn cụ thể đó?

Nếu bạn là tôi, hãy thử áp dụng bài tập này (có lẽ là luyện cùng một chủ đề một vài lần) có thể làm giảm đáng kể sự nhụt chí và lo lắng của bạn trong một vài tình huống đối đầu căng thẳng nhất. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thực hiện nó rất khác so với việc mới chỉ hiểu cách thực hiện. 

Lựa chọn bên khác

Trong khi trò chuyện với Kellly về luyện tập sự đồng cảm, côđã có một ý tưởng tuyệt vời. Thật khó để đứng về phía “kẻ thù” như tôi đã đề xuấtở trên. Nó yêu cầu một góc nhìn từ người thứ ba mang tính chất bắt buộc – thứđòi hỏi nhiều sự kỷ luật khi mà bạn đang nghĩ về cảm xúc và sự căng thẳng củariêng bạn.

Thế nên để dễ dàng hơn, hãy thử nó trong vai trò là một ngườithứ ba thực sự. Tất cả chúng ta có bạn bè và những người thân yêu phàn nàn vớichúng ta về cách mà họ bị đối xử bởi những người khác. Bản chất của con ngườilà phàn nàn và nhiệm vụ của một người thân yêu là lắng nghe với sự đồng cảm. Giảsử rằng người nghe cùng phía với người phàn nàn. Một người bạn hay một ngườithân giúp đỡ, theo bản năng, luôn luôn làm như vậy.

Cố gắng luyện tập (từ bên trong) xem xét quan điểm trái ngượcvới quan điểm của bạn. Đừng để bị cuốn theo phản ứng mặc định của bạn ngay lậptức. Hãy bắt đầu từ ý kiến của đối phương và quay trở lại với ý kiến của bạn.Điều này gợi nhắc tôi một kỹ thuật thú vị mà Dave Thomas đã đăng tải trên blogcách đây nhiều năm (gần 11 năm) được gọi là “debating with knives” (tạm dịch:tranh cãi với những con dao). Đây là một bài tập buộc bạn phải tham gia vào haiphía của cuộc tranh luận để giúp bạn cởi mở tâm trí với những sự thật của chủ đềđang được thảo luận.

Tôi nghi ngờ việc nhiều người thực sự luyện tập sự đồng cảm mặcdù đồng cảm là điều hiển nhiên. Tôi hy vọng bạn sẽ thử, thậm chí chỉ trong mộtthời gian ngắn và mong là nó sẽ giúp cải thiện cuộc sống của bạn cũng như củanhững người xung quanh bạn, dù chỉ là chút ít. 


Theo Lifehacker

Chủ đề chính: #kỹ_năng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn